Nghệ thuật kỳ ảo

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT KIM ĐỒNG TRONG TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠCH NGƠN KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 54 - 57)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

3.1. Nghệ thuật kỳ ảo – lạ hóa

3.1.1. Nghệ thuật kỳ ảo

Cái kỳ ảo là một phạm trù tƣ duy nghệ thuật, nó đƣợc tạo ra nhờ trí tƣởng tƣợng và cái biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thƣờng, độc đáo. Cái kỳ ảo xuất hiện khá lâu trong lịch sử văn học nhân loại. Nó tồn tại trên những tiền đề tâm lý, xã hội nhất định. Trƣớc vũ trụ bao la, rộng lớn, còn tồn tại những điều bất khả lí giải, ngay cả trong con ngƣời ngày nay luôn tồn tại những uẩn ức chìm sâu trong vô thức. Do đó chỉ có cái kỳ ảo mới có thể làm trí tƣởng tƣợng, thế giới nội tâm của con ngƣời thăng hoa. Thông qua cái kỳ ảo mà gần gũi, quen thuộc trở nên xa lạ, kỳ quái, gây nên sự hiếu kì cho ngƣời đọc.

Nếu những câu chuyện ăn thịt ngƣời, hồn lìa khỏi xác vốn rất quen thuộc trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh để tăng sức hấp dẫn cho câu

chuyện, phản ánh góc khuất của hiện thực, “âm bản” của cuộc sống thì trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn cái kỳ ảo nhƣ một phƣơng tiện để nhà văn miêu tả nội tâm của nhân vật, khám phá thế giói tinh thần phong phú và phức tạp của con ngƣời trƣớc hiện thực đa tạp, đa chiều kích.

Trong Báu vật của đời, những yếu tố kỳ ảo xuất hiện khá rõ ràng, đậm nét trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, các yếu tố kỳ ảo trở thành những dấu hiệu làm nổi bật lên những kiểu nhân vật khác nhau trong truyện. Tƣ Mã Khố - một thân anh hùng chống Nhật, là một trong những ngƣời đầu tiên nhận ra sự cần thiết phải chống Nhật ở vùng Cao Mật, anh ta trải qua cuộc đời nhiều thăng trầm trong cuộc chiến với giặc Nhật và trong cuộc nội chiến của dân tộc. Vốn là một ngƣời dám làm nên nghiệp lớn, ngƣời ta kể lại Tƣ Mã Khố: Có bộ tóc “cứng hơn lông gáy lợn”, “lưỡi dao mẻ hết cả? Râu hắn càng cứng hơn,

như cái bàn chải bằng dây thép. Vậy mà hắn còn vận nội công lên râu?” [8,

tr.843]. Một chi tiết nhỏ mang yếu tố kỳ lạ để làm nổi bật sự hơn ngƣời của Tƣ Mã Khố khiến anh ta hiện lên nhƣ một vị thần từ cổ xƣa trong những câu chuyện thần thoại đầy phép thuật đang sống gần con ngƣời, ở ngay tại vùng Cao Mật. Với Kim Đồng, sự ra đời của cậu đƣợc báo hiệu bởi những điềm báo từ vũ trụ: “đạo hồng quang rọi trên bầu vú màu phấn hồng của Đức Mẹ Maria và trên khuôn mặt bầu bĩnh của Chúa Hài Đồng trong tay Đức Mẹ” [8, tr.7], “người phụ nữ với cái bụng to kinh khủng bỗng hiện ra dưới làn ánh

sáng… Cô ta mang thai đã mười hai tháng, chắc chắn hôm nay sinh nở” [8,

tr.8], và các dấu hiệu báo tin vui từ chim khách và nhện sa. Sự chào đời của Kim Đồng mang những dấu hiệu kì ảo nhƣ những truyền thuyết dân gian của ngƣời Trung Hoa.

Hàn Chim vốn gốc gác là dân ngoài vùng, vì chạy trốn đói kém mà đến Cao Mật sinh sống, anh ta có biệt tài đó là rất giỏi trong săn bắn các loại chim nên đƣợc gọi là Hàn Chim. Hàn Chim lại có khả năng giao tiếp với Sói và Gấu khi mắc kẹt trong rừng, nhờ có khả năng giả làm đồng loại cùng sói, giao tiếp cùng sói mà thoát chết “Con sói – sói cái chứ không phải sói đực, phụ nữ bao giờ cũng khéo miệng: Hàn đại ca, ta kết bạn với nhau đi! Hàn Chim bĩu

môi, nói: - Kết thì kết, nhưng tôi nói để các người biết, giặc Nhật tôi còn không sợ, lẽ đâu tôi sợ các người? Sói đực nói: - Đánh nhau thật chưa chắc

anh đã thắng nổi chúng tôi!...” [8, tr.523]. Câu chuyện do Hàn Chim kể lại

khiến ta liên tƣởng tới câu chuyện có thật về những đứa trẻ sống lƣu lạc ở rừng sâu, trong sự bảo bọc của thú vật. Nhƣng câu chuyện của Hàn Chim lại ly kỳ hơn ở chỗ anh ta có thể giả hành động của sói, nói chuyện trực tiếp với sói, hiểu đƣợc suy nghĩ và ánh mắt chúng nhƣ một nhà ngoại cảm, một nhà động vật học. Giao tiếp đƣợc với sói chƣa hẳn là đã thành sói, ngƣời biến thành vật nhƣ Nàng Tiên Chim mới lại càng ly kì

Trƣớc đây ở Cao Mật cũng có nhiều nàng tiên nhƣ Tiên Rắn, Tiên Cáo, con gái nhà Thƣợng Quan bỗng nhiên biến thành Nàng Tiên Chim khiến nhiều ngƣời nghi ngờ. Nhƣng từ khi cô ba Lãnh Đệ tự xƣng là Tiên Chim đã có những biểu hiện khiến ngƣời thân và ngƣời dân phải tin tƣởng. Mối tình dang dở của Lãnh Đệ và Hàn Chim đã làm ảnh hƣởng tới tâm lí của cô, vì ngƣời yêu bị Nhật bắt, và cũng có lẽ vì mối tình của họ gắn liền với những món thịt chim mà Lãnh Đệ không đầu không cuối bỗng biến thành chim. Với những dấu hiệu của loài chim “nhanh nhẹn chuyền sang cây ngô đồng, rồi từ cây ngô đồng chuyền sang cây trứng gà, từ cây trứng gà chị nhảy xuống nóc nhà. Chị nhanh nhẹn đến mức khó tin như mọc thêm đôi cánh…Chị nghiêng đầu, gặm gặm vào vai như chim rỉa lông. Đầu chị quay đi, quay lại với một góc khá rộng, cổ linh hoạt như trực xoay, chị không những có thể gặm vào

vai, mà còn có thể cúi xuống gặm hai đầu vú nho nhỏ”, “chị như nhập vào thế

giới của loài chim, suy nghĩ là suy nghĩ của chim, hành vi là hành vi của chim,

thái độ là thái độ của chim” [8, tr.159]. Từ ngày trở thành Tiên Chim, Lãnh

Đệ đòi đƣợc lập bàn thờ, có tĩnh thất riêng, với những lời tiên tri, kê những bài thuốc kì lạ chữa bệnh cho con ngƣời, và cô sẽ “giở phép thần thông, trừng

phạt bọn lưu manh” [8, tr.164]. Trong một xã hội bất thƣờng sẽ lại sinh ra

những con ngƣời bất thƣờng, có ngƣời tài giỏi cũng có ngƣời điên loạn, từ những yếu tố kì ảo giúp cho thế giới nhân vật trở nên độc đáo, đa dạng với nhiều loại ngƣời, mỗi nhân vật sinh ra đều không tầm thƣờng.

Yếu tố kì ảo cũng thể hiện rất rõ nét thủ pháp xây dựng motif linh hồn và giấc mơ. Mạc Ngôn đã viết về câu chuyện quỷ nhập tràng: về những các cô gái trẻ chƣa chồng hoặc các cô dâu mới về nhà chồng, họ đều “thon thả, eo

nhỏ, chân dài, khuôn mặt xinh xinh” nhƣng gặp không may trong hôn nhân và

đều vì chuyện đó mà chết; về ma cà rồng, về những ngƣời bắt ma… Kỳ ảo trong giấc mơ của nhân vật Kim Đồng nằm trong motip linh hồn và giấc mơ là một chi tiết giúp nhà văn thể hiện đƣợc bản chất nhu nhƣợc yếu đuối của Kim Đồng – một ngƣời không bao giờ chịu lớn: “Với nỗi sợ đến cùng cực, tôi

đàng giương mắt nhìn con ma hiện hình” [8, tr.382] .Câu chuyện về con ma

đội lên từ quan tài “hai bàn tay xanh lét bám hai bên mép ván thành, ống tay

áo rộng tụt xuống để lộ hai cánh tay khẳng khiu, cứng như thép nguội”,

quần áo của con ma là hàng vạn cái vảy bạc liên kết lại với nhau, hoặc giả

đó là lông mao, phát ra ánh sáng lạnh người và những tiếng leng keng” [8,

tr.382]. Khác với môtif “hồn” trong Đàn hương hình cảnh lập đàn tế thần của Nghĩa hòa quyền do Tôn Bính là thủ lĩnh nhằm khắc họa tính cách can trƣờng, dũng cảm của nghĩa quân “áo vải chân đất” chống Đức. Trong Báu vật của đời môtif “hồn” tạo ấn tƣợng sâu đậm về tính cách nhân vật, yếu tố kỳ ảo càng tô đậm sự hèn nhát, nhu nhƣợc của nhân vật. Nỗi ám ảnh về ma, quỷ, những linh hồn luôn khiến những đứa trẻ con sợ hãi, kinh sợ từ đó thể hiện đƣợc bản tính của một đứa trẻ của nhân vật Kim Đồng.

Yếu tố kỳ ảo là một yếu tố quan trọng trong Báu vật của đời, và các sáng tác khác của Mạc Ngôn, không chỉ đem lại sự kì bí cho tình tiết mà còn là một thủ pháp, một thứ vũ khí khiến nhà văn lột tả đƣợc những trọng yếu trong các tác phẩm. Kích thích trí tƣởng tƣợng và sự cảm nhận chân thật nhất đối với thế giới nhân vật trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT KIM ĐỒNG TRONG TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠCH NGƠN KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)