Giọng điệu bỡn cợt, lúc lạnh lùng, lúc tâm tình

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT KIM ĐỒNG TRONG TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠCH NGƠN KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 72 - 81)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

3.3.3. Giọng điệu bỡn cợt, lúc lạnh lùng, lúc tâm tình

Mạc Ngôn luôn có sự đổi mới trong cách thức sử dụng giọng điệu của mình, Báu vật của đời là một tác phẩm ẩn chứa nhiều giọng điệu có thể là thái độ mỉa mai, bỡn cợt, khi thì giọng điệu chất chứa sự lạnh lùng, thờ ơ, nhƣng cũng có lúc lại mang một giọng điệu tâm tình, thân thiết. Việc linh hoạt trong giọng điệu không chỉ giúp hƣớng tâm tình ngƣời đọc theo ngụ ý của tác giả mà còn thể hiện thái độ của tác giả với nhân vật và tình tiết nội dung.

Sự bỡn cợt trong giọng điệu không khó bắt gặp, khi tác giả miêu tả một cách nghiêm túc những suy nghĩ hoang tƣởng của Kim Đồng về bầu vú, về

mong ƣớc đƣợc chiếm hữu vú của những ngƣời phụ nữ xung quanh. Thái độ cƣời chê trƣớc sự đấu tranh trong tâm hồn của Kim Đồng khi anh lựa chọn giữa việc đi hay trở lại “Trung tâm nuôi chim Phương Đông” của vợ chồng Cảnh Liên Liên “Kim Đồng định khẳng khái ra đi, nhưng vừa được mấy bước, anh quay trở lại, đi cũng dở mà ở cũng dở. Anh mong gặp Hàn Vẹt hoặc Cảnh Liên Liên ở cổng, nhưng khi thấy tiếng gọi của Hàn Vẹt, anh vội nấp

sau một thân cây” [8, tr.671]. Những giọt nƣớc mắt “rất mực cảm động” của

Lỗ thị khi mẹ chồng “vờ thương cảm” mà an ủi “con lừa nhà ta sắp đẻ con so, mẹ không trông nom được con dâu” [8, tr.15], khiến cô con dâu xúc động nhìn “nét mặt hiền hòa của mẹ chồng, tiếng nói trang nghiêm, nửa là thiên

thần, nửa là mẹ” [8, tr.15] mà khóc. Sự ngƣỡng mộ đối với bà mẹ chồng tuy

có bao nhiêu điều không tốt nhưng vẫn là người phụ nữ đáng kính nhất

thôn” [8, tr.792] , là ngƣời phụ nữ biết làm theo lẽ phải, đảm lƣợng, trƣợng nghĩa, ở nhà keo kiệt lấy xƣơng băm làm nhân bánh nhƣng lại “rộng rãi” với hàng xóm láng giềng. Cha con nhà Thƣợng Quan thì nhu nhƣợc, chỉ biết nghe theo chỉ thị của ngƣời đàn bà, bà Lã chỉ đâu là đánh đó, những cuộc cãi vã, tị nạnh của “hai người – lớn – không – phải – đàn - ông” từ miếng ăn đến việc làm.

Trong các tác phẩm của Mạc Ngôn luôn có những giọng điệu lạnh lùng, thái độ thờ ơ trƣớc mọi bi kịch và biến cố cuộc đời. Nếu trong Đàn hương hình sự lạnh lùng thể hiện qua cách miêu tả cái ác, cho thấy sự tàn nhẫn và hiểm ác của pháp luật phong kiến vừa cho thấy tâm lý “hạnh tai lạc họa” đáng sợ của dân tộc Trung Hoa. Thì ở Báu vật của đời, tất cả những cái chết trong tác phẩm đều đƣợc tả chân với giọng điệu lạnh lùng, không một sợi cảm xúc, không thƣơng cảm, không buồn đau, cũng không sợ sệt của ngƣời kể chuyện. Từ cái chết của những đứa trẻ vô tội: “Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng mỗi đứa bị một phát đạn vào đầu, viên đạn từ chán chui ra gáy, lỗ đạn không sai

nhau mảy may” [8, tr.351]; “… một nửa đầu thằng Câm anh không còn nữa.

Một lỗ thủng bằng nắm tay trên bụng thằng Câm em. Chúng chưa chết,

tr.389]; cái chết của cô gái Kiều Kỳ Sa xinh đẹp, giỏi giang “bụng trương

phình như cái chĩnh”, của Phán Đệ “mắt Phán Đệ lòi ra ngoài, lưỡi thè ra

quá nửa” [8, tr.589]; đến ngƣời con chí hiếu bán thân để cứu gia đình là Tƣởng Đệ: “Từng đàn giòi vội vã rời khỏi thân thể chị. Chúng cảm thấy máu chị đã đông lại không hút được nữa” [8, tr.588]; của ngƣời đàn bà Long Thanh Bình bị ngâm nƣớc lũ: “Cái xác nổ tung như một quả bom nổ chậm, thịt da chỉ còn là một đám bầy nhầy, tung tóe trên một diện tích gần nửa mẫu, chỉ còn bộ xương là vướng vào dây thép gai, nham nhở như bị xẻo bằng dao cùng” [8, tr.568]; cuộc tàn sát của Lai Đệ và thằng Câm: “Chị nện lên đầu hắn. Đầu hắn như một quả dưa chín, vang lên tiếng bồm bộp. Sau cùng chị

quẳng ghế, vớ lấy thanh chặn cửa phang một nhát vào giữa đỉnh đầu hắn” [8,

tr.538]; cái chết của Tƣ Mã Khố lại y nhƣ một vở kịch đến độ cao trào: “Đầu

Tư Mã Khố toác như cái gáo bị đập bể, máu trộn với óc bắn tung tóe” [8,

tr.478]… tất cả đều khiến ngƣời đọc bị sốc vì bút pháp miêu tả không hề dùng đến nhã ngữ.

Đặc biệt cái chết của bà nội Kim Đồng, ngƣời mẹ chồng suốt cả đời hành hạ mẹ con Lỗ thị đến lúc điên loạn còn muốn “ăn tƣơi nuốt sống” đứa con tật nguyền tội nghiệp của cô. Nhìn thấy mẹ chồng nhai tai con gái “sồn

sột như nhai miếng thịt dai ngoách”, Lỗ thị tìm mọi cách nhƣng không cứu

đƣợc con đúng lúc đó chiếc chày cán bột lăn ra. “Vậy là mẹ giơ cái chày lên giáng một nhát vào giữa đỉnh đầu trọc lốc của bà nội… Chỉ một nhát ấy thôi, bà nội co rúm lại, cái đầu nặng nề chững lại trong một thoáng rồi ngoáy đảo lia lịa. Ngọc Nữ bị thân hình đồ sộ của bà đè lên, gần như nghẹt thở. Mẹ vẫn vung chày đập lia lịa vào cái đầu đã nát bét…, cứ mỗi lần vung lên hạ xuống mẹ lại rủa: - Đồ khốn nạn! Đồ súc sinh! Mụ cũng có ngày hôm nay? Từ khi về nhà mụ ta đã nếm đủ điều cay đắng! Mụ bắt ta ăn cơm thừa canh cạn, mặc như con ăn mày, còn không coi ta như con người! Mụ đã dùng cái chày này đánh ta vỡ đầu, mụ dùng kìm nung đỏ kẹp đùi ta, mụ xúi giục con trai mụ hành hạ ta… Mụ hắt bát cháo nóng bỏng vào mặt ta… Cả nhà mụ đã dồn ta đến bước đường cùng, chổng mông lên như một con chó cái mà xin giống

người khác! Ta nhục nhã ê chề, chịu đủ tội mà con người không đáng chịu…! Cái chày cùng với nỗi oán hận chất chứa suốt mấy chục năm, trút xuống đầu bà nội như mưa. Bà nội mềm nhũn ra, chỉ còn là một đống thịt thối hoắc, từng đàn giòi và chấy tranh nhau rời khỏi cơ thể bà ta. Đầu nứt toác, óc văng tung tóe, mùi tanh tưởi xông lên nồng nặc. mẹ gỡ từng ngón tay như vuốt diều hâu

của bà, giải cứu cho Ngọc Nữ chỉ còn hơi thở thoi thóp” [8, tr.828]. Lồng vào

những nhát chày là nỗi khổ đau, cay đắng, chất chứa mấy mƣơi năm qua. Vừa giải cứu cho con, vừa là cơ hội để giải thoát những thù hận, oán giận của mình. Vừa hốt hoảng giữ lại hơi thở cho con lại vừa hồi tƣởng lại những bi kịch trong quá khứ, những kí ức đau thƣơng dẫn đến sự rửa hận phục thù của mẹ. Bằng cách đƣa điểm nhìn cho Kim Đồng là đứa con trai đƣợc mẹ thƣơng nhất, cũng yêu thƣơng mẹ nhất để lý giải sự độc ác, tội lỗi cho mẹ mình sau mỗi lần nện chày. Nhƣ vậy sự lạnh lùng trong giọng kể nhƣ một cách cảm thong cho những hành động độc ác và số phận bi kịch của nhân vật.

Bên cạnh những sự bỡn cợt và lạnh lùng, trong Báu vật của đời cũng có những giọng điệu tâm tình, chất chứa cảm xúc, trĩu nặng ƣu tƣ chứa đựng sự nhớ nhung, sầu muộn, nuối tiếc, an ủi, day dứt của ngƣời kể chuyện và nhân vật. Đó là giọng điệu tâm tình song hành với tình yêu bầu vú, tình yêu mẹ, và các chị gái bất hạnh của Kim Đồng. “Chị Tám ơi, mỗi khi nghĩ đến chị là lòng

em lại quặn đau, nước mắt như mưa” [8, tr.809]. Giọng điệu tâm tình ẩn chứa

những day dứt của “con ngƣời thừa”, khi lòng muốn làm gì đó cho ngƣời thân nhƣng lại bất lực thậm chí ngƣợc lại trở thành gánh nặng của họ. Vì mẹ, vì các em trai em gái mà Tƣởng Đệ phải đi làm gái đến cuối cùng sống trong sự hành hạ của bệnh tật khi nói về sự bất lực của Kim Đồng đầy nghẹn ngào trong lời trăn trối nhƣ hòn đá tảng lăn xuống tâm can của anh và ngƣời đọc.

Mẹ ơi, lúc sa vào nhà chứa con đã thề rằng, đã bán mình thì một lần cũng

bán, vạn lần cũng là bán, chỉ cần các chị em con được sung sướng, thì tấm thân này có sá gì!... Mẹ, những đồ quý giá này mẹ nhớ cất cho kỹ… chúng là mồ hôi nước mắt của con!... Mẹ cất kỹ chưa?.

Những dòng nước mắt già nua chảy tràn mặt mẹ, mẹ không ngại bẩn, ôm chặt Tưởng Đệ khóc không thành tiếng: - Con gái yêu của mẹ, tim mẹ tan nát vì

con, còn nỗi khổ nào trên đời này hơn nỗi khổ của con” [8, tr.588].

Những lời văn đau đáu nỗi niềm, trĩu nặng yêu thƣơng nhƣ thế không xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhƣng lại xoáy sâu vào lòng ngƣời. Khiến ta hiểu hơn về câu nói của Mạc Ngôn: Báu vật của đời là tác phẩm nặng nề nhất của tôi.

Nhìn chung, mỗi biện pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Báu vật

của đời của Mạc Ngôn đều có những ƣu điểm và giá trị riêng. Nghệ thuật kỳ

ảo – lạ hóa là sự kết hợp hoàn hảo của nghệ thuật “lạ hóa” trong nghệ thuật hiện đại và đặc trƣng “kỳ ảo” của tiểu thuyết truyền thống tạo nên tính bí ẩn, cái “vô kỳ chi kỳ” (tạo nên cái kỳ lạ từ những cái quen thƣơc nhất) của các nhân vật và tạo sự tò mò, kích thích trí tƣởng tƣợng của ngƣời đọc. Nghệ thuật kể chuyện độc đáo, đặc biệt là thủ tháp tự thuật, ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất xƣng “tôi” và điểm nhìn trần thuật độc đáo, linh hoạt, khiến cho nhân vật hiện lên đa dạng, toàn diện, và chân thực. Kết hợp với biện pháp sử dụng ngôn từ độc đáo nhƣ: định danh nhân vật; từ ngữ thô tục, cuồng hoan; cùng với những sự linh hoạt trong giọng điệu giúp cho nhân vật trong thế giới Báu vật của đời sống động, tạo nên ấn tƣợng sâu đậm về từng nhân vật nhƣ ngƣời đẹp chân to – Lỗ thị, nhân vật “dở dở ƣơng ƣơng” Kim Đồng, nhân vật anh hùng, dũng mãnh nhƣ Tƣ Mã Khố, Sa Nguyệt Lƣợng, Lỗ Lập Nhân... đại diện cho những kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Từ đó gây đƣợc ấn tƣợng, thu hút đƣợc ngƣời đọc. Mỗi nhân vật khi xuất hiện trƣớc chúng ta dƣờng nhƣ đều cố gắng thu mình, giấu diếm đi bản thân họ. Do đó thông qua những biện pháp nghệ thuật của Mạc Ngôn khiến họ lộ ra những bản chất thực, những điều còn khuất lấp dần dần đƣợc hé lộ.

KẾT LUẬN

1. Mạc Ngôn từng nói rằng mọi thứ ông có đƣợc “moi từ chiếc bao tải

rách của làng Đông Bắc Cao Mật”. Đó là một nơi bao gồm những cái “đẹp đẽ

nhất, xấu xa nhất, thế tục nhất, nhơ bẩn nhất”. Mà con ngƣời ở đây cũng đủ

những loại “anh hùng hảo hán nhất, đểu giả mất dạy nhất, giỏi uống rượu

nhất, biết yêu thương nhất, ở trên trái đất này”.

Thế giới trong Báu vật của đời vừa một không gian nơi diễn ra những biến cố của dòng họ Thƣợng Quan, vừa là không gian tiêu biểu chung cho những sự kiện, những sóng gió của đất nƣớc Trung Hoa rộng lớn trong một thời kỳ lịch sử gian nan. Là nơi tồn tại của nhiều kiểu ngƣời, có kẻ chạy trƣớc thời đại, có ngƣời cố gắng chạy kịp lịch sử, nhƣng lại có những kẻ không đủ sức vật lộn với rối ren, biến cố mà bị bỏ xót trong dòng chảy của lịch sử.

2. Nhân vật Kim Đồng là cũng thuộc kiểu nhân vật ngƣời thừa nhƣ thế. Kim Đồng mắc căn bệnh luyến nhũ yếm thực, trở thành một ngƣời lớn trƣớc tuổi, “ông già bú tí”, cả đời đánh đu trên vú phụ nữ, tâm thần vì vú luôn luôn mặc cảm trƣớc sự tồn tại của mình. Là một đứa trẻ mang trong mình mặc cảm Oedipe, từ nhỏ luôn sống trong những suy nghĩ về sữa và vú của phụ nữ. Do đó Kim Đồng luôn có thái độ yêu thích bầu vú mà mất đi khả năng làm tình, trở thành kẻ nhu nhƣợc, yếu đuối và không bao giờ trƣởng thành. Đây không phải là một nhân vật hoàn toàn vô dụng, Kim Đồng vẫn có những tài năng tốt đẹp của mình về khả năng tƣơng thông đối vật vô tri, về trí tuệ, về ngoại hình… Tuy nhiên những nét tài năng này đã sớm dần dần bị lu mờ, hoặc tiêu cực hóa nhƣ khả năng thấu hiểu bầu vú biến Kim Đồng từ một ngƣời khá ƣu thành một kẻ tâm thần, hoang tƣởng bầu vú, lên cơn điên khi thấy vú. Với căn bệnh mặc cảm Oedipe trong ngƣời, Kim Đồng gần nhƣ sống trong sự tự ti, mặc cảm trƣớc sự tồn tại thừa thãi của mình trong xã hội nhƣng lại bất lực và chấp nhận là kẻ thừa thãi. Đối với sự thay ngôi đổi chủ của Cao Mật, với những sự vật vã ở bên ngoài căn nhà của mình Kim Đồng đều ngô nghê, dại dột và kém sự hiểu đời và trải đời do đó trở thành nạn nhân đầu tiên của

những sóng gió thời đại. Rời xa vòng tay của những ngƣời phụ nữ xung quanh lại trở thành ngƣời đàn ông thất bại, tù tội, điên loạn, sạt nghiệp.

3. Vừa là một nhân vật chính vừa là ngƣời kể chuyện chính trong Báu vật của đời, ở ngôi kể thứ nhất xƣng “tôi”, Kim Đồng trở thành ngƣời kể chuyện toàn năng, mọi câu chuyện ở vùng Cao Mật này, dƣờng nhƣ mọi sự kiện từ lớn đến nhỏ đều đƣợc thu hết vào tầm mắt của anh ta. Dƣới điểm nhìn trẻ thơ, ngây ngô, trong sáng của nhân vật mọi sự kiện xảy ra đều trở nên bất ngờ khiến anh ngỡ ngàng, kinh ngạc. Là một ngƣời kể chuyện gần gũi với các nhân vật trong tác phẩm khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, tạo tính tin cậy cho ngƣời đọc. Với những điểm khác ngƣời của mình, Kim Đồng trở thành nhân vật trở nhiều tƣ tƣởng của nhà văn về con ngƣời về xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Sự nhu nhƣợc, yếu đuối, sự bất lực trƣớc thời cuộc của Kim Đồng là đại diện cho một lớp ngƣời đƣợc sinh ra trong một thời đại rối ren mà lại không thích ứng kịp với hiện thực, dễ dàng chao đảo, luôn mang một sự tiếc nuối với truyền thống dân tộc, muốn thay đổi hiện thực nhƣng lại tự ti, mặc cảm với chính mình nên đành buông xuôi số phận mặc cho thời đại xô đẩy.

Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã thành công trong nghệ thuật xây dựng

nhân vật, đẩy nhân vật lên sự khát quát cao nhất. Mỗi nhân vật trở thành một mẫu ngƣời cụ thể đại diện cho một lớp ngƣời ở Cao Mật, do đó cá tính của họ đƣợc khắc họa một cách nổi bật nhất, đậm nét nhất. Các nhân vật không phân chia tách bạch thiện – ác, chính – tà, họ vừa là những anh hùng lại vừa là kẻ đê tiện, vừa là ngƣời đáng thƣơng nhất nhƣng lại là ngƣời mạnh mẽ nhất Cao Mật… Biến những sự xấu xa, thô tục thành một đòn bẩy giúp nhà văn khắc họa đƣợc những nét bản chất của từng nhân vật. Thông qua ngôi kể và điểm nhìn để làm sáng lên nghệ thuật kể chuyện, vạch rõ vai trò của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm, thông qua ngôn từ cũng là một cách thức độc đáo mà Mạc Ngôn dùng để xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của ông. Ngôn ngữ trở thành một vũ khí lợi hại trong việc khắc họa nhân vật, lọc ra những bản chất nhất của con ngƣời bằng con chữ, với cách đặt tên với những ngôn ngữ

tục tĩu, cuồng hoan kết hợp với sự linh hoạt trong giọng điệu khiến câu chuyện đầy tính hiện thực, khách quan. Cho thấy cái tài hoa của nhà văn ngƣời Trung Quốc thuần nông này, sự thẳng thắn, không e ngại mà chỉ ra những sự thật của Trung Hoa trong một thời kỳ lịch sử dài nhiều biến cố. Những xấu xa của thời đại, của xã hội, của chế độ, của con ngƣời đƣợc bóc trần một cách thẳng thắn, nhìn nó theo hƣớng trực diện. Mạc Ngôn từng nói rằng làng Đông Bắc Cao Mật của ông chỉ bé bằng con tem trên bản đồ Trung Quốc nhƣng ông đã “khiến cho nỗi đau khổ và niềm vui sướng ở đây trở

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT KIM ĐỒNG TRONG TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠCH NGƠN KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)