Ngôn từ thô tục, cuồng hoan

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT KIM ĐỒNG TRONG TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠCH NGƠN KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 71 - 72)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

3.3.2. Ngôn từ thô tục, cuồng hoan

Báu vật của đời là nơi chứa đựng không thiếu những điều tệ hại và dƣờng nhƣ để diễn tả những sự tệ hại đó không còn cách nào khác đó là dùng đến những từ ngữ thô tục để miêu tả. Nhiều tiếng chửi thô tục, cách xƣng hô mà ta ít khi bắt gặp trong đời sống văn chƣơng.

Mẹ chồng xƣng hô với con dâu là mày – tao, bố con cũng gọi mày - tao, chị em cũng chửi nhau mày – tao, tôn ti trật tự, phép lịch sự trong giao tiếp ngƣời ta đã trút bỏ chỉ còn lại những câu nói tục tĩu, những tiếng chửi nóng tai ngƣời nghe. Những tiếng chửi tục tĩu ít khi mà ngƣời ta có thể tìm thấy nhiều đến thế trong cùng một tác phẩm văn học: “Đ. mẹ mày”, “ông thì giết cái đồ

ròi bọ này”, hay tiếng chửi chồng “mày chỉ là đồ chó”, “đồ con lừa”, tiếng tự

chửi mình “chẳng khác con chó”, tiếng ngƣời mẹ chửi con “vãi cứt ra”, tiếng của một bí thƣ đảng ủy công xã, “bậc cách mạng” chửi dân “đ. mẹ mày”, “đ.

mẹ nói”. Những thứ từ ngữ này chính là một cách để thể hiện tính cách nhân

vật trong tiểu thuyết. Sẽ không có một ngƣời mẹ chồng hiền lành nào lại đi chửi con dâu bằng những lời lẽ đay nghiến “thối l. đẻ ra một lũ thị mẹt lại còn

lên mặt công thần” [8, tr.790]. Cũng thông qua những tiếng chửi ngƣời đọc

mới thấy đƣợc sự khổ sở uất ức của Lỗ thị khi ở nhà chồng “Thọ Hỉ, mày

đánh chết tao đi!... Không đánh chết được tao, mày chỉ là đồ chó” [8, tr.797].

Những từ ngữ tục tằn cũng giúp cho con ngƣời thể hiện thái độ giễu cợt trƣớc dƣ luận “thế nào, ớn rồi hả? Ỉu xìu như con c. sau khi xuất tinh rồi hả?” [8, tr.841].

Mạc Ngôn còn sử dụng nhiều ngôn từ cuồng hoan để thể hiện sự ham muốn sắc dục của con ngƣời và bộc lộ cá tính nhân vật. Chẳng hạn nhà văn đã miêu tả cuộc làm tình giữa Lỗ thị và mục sƣ Thụy Điển: “Mục sư Malôa kính cẩn quì bên mẹ vừa khỏi hẳn các vết thương, bàn tay đỏ lựng sờ nắn khắp thân thể mẹ”, “khi chùm tinh dịch của mục sư bắn thẳng vào tử cung thì mẹ

ứa nước mắt với vẻ cảm kích và biết ơn” [8, tr.806] đã diễn tả đƣợc những

trạng thái tâm lí tích cực, sự thỏa mãn hiếm hoi của ngƣời mẹ Lỗ thị trong suốt cả cuộc đời. Chỉ khi ở bên mục sƣ, bà mới đƣợc yêu thƣơng, đƣợc nâng niu, đƣợc tôn trọng.

Để diễn tả sự thèm khát vú phụ nữ và căn bệnh thèm sữa đến suýt chết của Kim Đồng, Mạc Ngôn đã miêu tả một cách trần trụi nhất những sự điên cuồng của cuộc gặp gỡ giữa Kim Đồng và mụ Kim: “Anh dướn người lên, giơ cặp môi nóng bỏng đón dưới ngực chị... Miệng anh tìm núm vú, núm vú tìm miệng anh. Khi anh run rẩy ngậm lấy được nó, nó cũng lẩy bẩy thả được vào miệng anh, hai người run bắn như bị bỏng, thốt ra những tiếng rên rỉ” [8, tr.628]. Với cách sử dụng ngôn từ thô tục, cuồng hoan, nhân vật hiện lên một cách chân thực và sinh động. Thế giới nhân vật trong Báu vật của đời nhƣ sống trong hiện thực cùng một thế giới với con ngƣời thực. Đồng thời khắc họa đƣợc những nét tính cách tiêu biểu của từng nhân vật, những ham muốn cá nhân, tính cách bản chất đƣợc hiện lên một cách trực tiếp, không giấu diếm, không cố tình lảng tránh.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT KIM ĐỒNG TRONG TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠCH NGƠN KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)