CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
3.1. Nghệ thuật kỳ ảo – lạ hóa
3.1.2. Nghệ thuật lạ hóa
Cùng với những yếu tố kỳ ảo, Mạc Ngôn sử dụng nhiều yếu tố lạ hóa trong tác phẩm của mình. Những tình tiết kỳ lạ xuất hiện xuyên suốt trong
Báu vật của đời, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, cùng với chi tiết đầy kỳ ảo
Trong Báu vật của đời thể hiện của lạ hóa rõ nét nhất đó là sự lạ hóa trong mùi vị, mỗi ngƣời mỗi vật qua cái nhìn của ngƣời kể chuyện và nhân vật đều có những mùi vị riêng của nó.
Trƣớc hết đó là mùi ngƣời, mỗi nhân vật trong tiểu thuyết đều có một mùi vị riêng của mình. Mùi vị của Tƣ Mã Lƣơng “hăng hắc cây hòe”, trên ngƣời cô giáo Kỉ Quỳnh Chi lại có mùi kem đánh răng, Kim Một Vú lại luôn có mùi sữa tƣơi trên ngƣời. Mùi vị trên ngƣời ông mục sƣ lại “ngầy ngậy”,
“hăng hắc”, còn mùi trên ngƣời chị cả Lai Đệ lại “chua”, mùi xà phòng thơm
trên ngƣời bà lão Tôn Đại Cô có võ công cao cƣờng..., mỗi một ngƣời lại mang một mùi vị tiêu biểu giúp nhấn nhá thêm về đặc trung tính cách và hoàn cảnh nhân vật.
Và không chỉ con ngƣời mới có mùi vị của mình mọi sự vật xuất hiện trong tác phẩm dƣờng nhƣ đều có cho mình riêng một mùi vị. Nhiều mùi vị nhất đó là dòng sữa mẹ, nguồn sữa của ngƣời mẹ Lỗ thị luôn có những sự thay đổi về mùi vị của nó, khi sung túc là mùi của táo đỏ, mùi của thịt chim,
“mùi thơm của cỏ non”, khi giá lạnh đói khổ sữa mang “mùi tanh của máu”
khiến Kim Đồng khiếp sợ, những thứ mùi của củ cải thối, của dễ và cỏ cây tuyệt không còn mùi vị của sữa mẹ. Và ở vùng Cao Mật cũng luôn tỏa lên thứ mùi trong lành của thiên nhiên, vũ trụ. Đó là “mùi thơm của tiểu mạch xuân” theo gió tây nam mang theo, mùi ngây ngất của rƣợu trên sông của Cao Mật ngày đánh Nhật, “vị tươi mát của cây xanh, vị ngọt của lá lục. Đó là mùi vị
của cói non và cây cao lương đang thì con gái”. Cao Mật đƣợc miêu tả qua
những mùi vị tƣơi mát, tỏng lành của thiên nhiên khiến ngƣời đọc nhƣ chính mình đƣợc trực tiếp cảm nhận những mùi vị tƣơi mới, thanh bình. Cũng chính mùi vị đã trở thành những dấu hiệu báo tin về một Cao Mật chìm ngập trong súng đạn, chết chóc những mùi thuốc súng, mùi bụi tầm ma bị cháy xém, mùi ngƣời chết... lấn át những sự tƣơi đẹp trƣớc kia để thay vào đó sự tàn khốc, đau khổ. Chung quy lại đó là mùi vị của chiến tranh, mùi vị của tử thần ẩn hiện khắp Cao Mật.
Không chỉ tỉ mỉ về miêu tả mùi vị, mà Mạc Ngôn còn tạo thêm những nét lạ hóa của mình vào miêu tả cái chết. Những cái chết ghê rợn, hãi hùng tuy không nói quá nhiều, không miêu tả quá dài nhƣng lại khiến ngƣời ta rùng mình hoảng sợ. Sự miêu tả của nhà văn không phải là những thƣớc phim quay chậm về diễn biến mà là những cái kết mạnh của từng cái chết khiến ngƣời ta không kịp chuẩn bị tâm lí đối diện trƣớc.
Mở đầu của sự chết chóc đó là từ khi vó ngựa quân Nhật đặt trên Cao Mật, những ngƣời thanh niên đánh Nhật: “Đầu anh ta bị chém làm hai mảnh.
Óc phọt ra bắn cả lên quần tên Nhật” [8, tr.53], một cái chết có phần tƣơng tự
là của mục sƣ Malôa “mục sư Malôa nhào ra khỏi gác chuông, như một con chim khổng lồ gãy cánh, rơi cắm đầu xuống đường phố, óc tung tóe khắp mặt
đất như những bãi cứt chim mới ỉa” [8, tr.106]. Sử dụng động từ mạnh, sử
dụng hình ảnh tiêu biểu đặc tả cái chết một cách trực tiếp, dứt khoát mặc dù đã báo trƣớc nhƣng vẫn gây nên cảm giác chấn động mạnh trong cảm xúc.
Hình ảnh gia đình nhà Thƣợng Quan la liệt xác chết, “người con trai phủ phục dưới đất, cái đầu ngay ngắn trên cổ giữ nguyên vẻ kinh hoàng trên nét mặt. Người chồng thì đang cắn một mảnh ngói vỡ, một tay kẹp dưới bụng, tay kia xoãi về phia trước, sau gáy là một vết nứt vừa to vừa dài, chất nhầy
màu trắng đỏ vương vãi trên lối đi” [8, tr.63]. Vẫn với chất giọng trần thuật
khách quan nhƣng trái ngƣợc với cái chết của hai đối tƣợng ngoại quốc, cái chết của cha con Thọ Hỉ dƣờng nhƣ đã trở nên nhẹ nhàng và dễ tiếp nhận hơn. Đối với cái chết của những đứa trẻ Tƣ Mã Phƣợng, Tƣ Mã Hoàng lại càng thiếu đi cảm xúc của ngƣời kể khi thuật lại câu chuyện “mỗi đứa một phát
đạn vào đầu, viên đạn từ trán chui ra gáy, lỗ đạn không sai nhau mảy may”
[8, tr.351]. Tác giả đã miêu tả rất chi tiết vết đạn nhƣng lại không nói đến diễn biến trƣớc đó, và cách miêu tả đầy bạo lực nhƣ những cái chết ở trên mà thoạt nghe tựa nhƣ là sự tán thƣởng tài bắn súng của kẻ gây ra. Khiến những nhân vật trong truyện đều hƣ hƣ, thực thực nhƣ một giấc mộng, không đầu, không cuối gây bất ngờ thậm chí ngƣời ta còn ngạc nhiên thán phục mãi không hết. Cái chết của Câm anh, Câm em cực thê thảm và kinh ngƣời “một nửa đầu
thằng Câm anh không còn nữa. Một lỗ thủng bằng nắm tay trên bụng thằng câm em. Chúng chưa chết giương mắt trắng dã nhìn tôi... Ruột thằng Câm em
đùn ra đầy nửa sọt” [8, tr.389].
Ngoài ra còn có những cái chết đƣợc nhân vật trong chuyện kể lại “bọn phỉ Hòa Hương Đoàn khi trôn người đã mệt, chúng bắt những nạn nhân tự đào huyệt để trôn lẫn nhau. Đất lấp đến ngực là không thở được nữa, ngực như vỡ tung, máu dồn lên đầu. Lúc này bọn Hòa Hương Đoàn nhằm vào những cái đầu mà nổ súng, máu trộn lẫn với óc vọt cao hàng thước” [8, tr.458]. Những ngƣời tin vào Đảng Cộng sản lại chịu cảnh cả gia đình bị trôn sống trong một hố “bà mẹ Tiến Tài không thấy động cựa gì nữa. Vợ Tiến Tài thì cát lấp đến cổ, đứa con gái đã bị lấp kín từ lâu, đứa con trai còn hở cái chỏm đầu, hai tay vung loạn xạ. Máu rỉ ra từ lỗ mũi và lỗ tai vợ Tiến Tài,
miệng há hốc kêu “ằng ặc”” [8, tr.463]. Cái chết của Tƣ Mã Khố khiến ngƣời
ta ghê rợn “đầu Tư Mã Khố vỡ toác như cái gáo bị đập bể, máu trộn với óc
bắn tung tóe” [8, tr.486], kết hợp với các động từ mạnh là biện pháp so sánh
đã tạo nên sự rùng rợn cho ngƣời đọc. Ở đây Mạc Ngôn có những cách kể, tả khác nhau về cái chết, khi là tỉ mỉ, chi tiết khi là qua loa, ít ỏi. Chung quy lại, dù là dùng cách thể hiện nào thì Mạc Ngôn vẫn duy trì chất giọng lạnh lùng, chậm dãi nó có thể khơi gợi cảm xúc của độc giả nhƣng tuyệt nhiên lại không thể hiện đƣợc một nét cảm xúc qua giọng kể của ngƣời kể chuyện.
Yếu tố lạ hóa không hề lạ lẫm trong sáng tác của Mạc Ngôn mà ngƣợc lại còn là thủ pháp nghệ thuật đƣợc sử dụng với tần suất cao trong sáng tác của ông. Cung cấp những thông tin mới lạ, những điều khiến ngƣời ta khó tin, những mùi vị đƣợc nhấn mạnh, những cái chết khiến ngƣời ta lợm cổ nhƣ đang hiển hiện trƣớc mắt, hƣ mà tƣởng thực mà cũng có thể là từ thực mà ra. Sự thành công trong việc sử dụng nghệ thuật kỳ ảo – lạ hóa không chỉ tạo điểm nhấn mà còn khiến ngƣời ta khơi gọi và khắc sâu, chúng trở thành những nét đặc biệt lƣu ý khi họ nhắc về nhân vật trong Báu vật của đời. Những nết khiến các nhân vật không thể nhầm lẫn với nhau đƣợc, khiến Báu