Định danh nhân vật

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT KIM ĐỒNG TRONG TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠCH NGƠN KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 68 - 71)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

3.3.1. Định danh nhân vật

Tiểu thuyết của Mạc Ngôn luôn khiến ngƣời đọc khó hiểu do đó chỉ có thể dựa vào ngôn ngữ để phân tích, tiếp cận. Mạc Ngôn là một nhà văn nông dân, ngƣợc lại với sự khó hiểu của cốt truyện, ngôn ngữ của ông lại rất gần dân, gần độc giả. Sử dụng nhiều tiếng lóng, khẩu ngữ, tiếng chửi...

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tài tình của ông thể hiện trong việc định danh nhân vật. Với việc đặt tên nhân vật bằng các mỹ từ thông qua tên nhân vật để thể hiện ƣớc nguyện về cuộc sống của chính nhân vật hoặc của tác giả.

Báu vật của đời bao gồm một thế giới nhân vật phong phú, không thua kém

các tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn, nó cũng mang những nhân vật thể hiện ƣớc mở về cuộc sống. Chẳng hạn “người đàn – ông – không – bao – giờ - lớn” Thƣợng Quan Thọ Hỉ, ở đây theo tiếng Trung Quốc: “Thọ” tức là nhận,

sống lâu; còn “Hỉ” là niềm vui, sự vui vẻ - có nghĩa là sự mong ƣớc của ông bà Thƣợng Quan về ngƣời con trai sẽ nhận đƣợc một cuộc sống luôn vui vẻ, hanh phúc, lại khỏe mạnh, sống lâu. Đối với các nhân vật tai to mặt lớn thì cái tên lại càng trở nên quan trọng, chúng phải thể hiện đƣợc cái chí và làm bộc lộ ra sự dũng mãnh của nhân vật. Từ “Khố” trong tên của Tƣ Mã Khố tức là cái kho dùng để chứa đồ binh khí của ngƣời dùng binh. Hay Sa Nguyệt Lƣợng có nghĩa là sự vang rền (Lƣợng), viên ngọc thần (Nguyệt), gần giống nhƣ tên, Sa Nguyệt Lƣợng vốn là một anh chàng du kích chống Nhật quả cảm, có tinh thần chiến đấu chống kẻ ngoại xâm, tập hợp lính thành lập Đôi Hỏa – Mai, sau này đầu quân cho Nhật trở thành tƣ lệnh Sa. Đại diện cho một bên của cuộc nội chiến, Lỗ Lập Nhân, “Lập” là đứng thẳng, dựng lên, “Nhân” là ngƣời, anh ta đứng lên cầm quân kéo về Cao Mật chiếm địa bàn từ tay Tƣ Mã Khố, và cho đến khi nội chiến kết thúc “nguyên trung đoàn trưởng” Lỗ Lập Nhân chuyển ngành, “giữ chức vụ huyện trưởng kiêm đại đội trưởng đại đội

của huyện Cao Mật mới thành lập” [8, tr.332].

Cặp chị em song sinh Kim Đồng – Ngọc Nữ, Kim Đồng nhằm chỉ những đứa trẻ trai, hầu các vị tiên; còn Ngọc Nữ để chỉ những bé gái, cô tiên nhỏ, ngƣời con gái đẹp. Biểu tƣợng cho sự bất tử, sự trẻ trung và cuộc sống ngƣời tiên của ngƣời đặt, họ giống nhƣ những thiên thần mang trong mình một số mệnh nào đó. Và sau này, ngƣời giống nhƣ tên Kim Đồng thì mãi không thể lớn, còn Ngọc Nữ lại trở thành một cô bé xinh đẹp của nhà họ Thƣợng Quan. Họ là kết quả của lần chung chạ đẹp đẽ nhất của Lỗ thị, cô tìm thấy đƣợc sự yêu thƣơng, chăm sóc, sự đồng cảm trong đó.

Đám cháu ngoại của Lỗ thị họ là thế hệ của con ngƣời mới, đại diện cho một thế hệ mới của thời đại mới. Những cái tên thể hiện niềm tin, sự mong đợi những điều tốt đẹp trong tƣơng lai. Tƣ Mã Phƣợng, Tƣ Mã Hoàng là cái tên thể hiện sự cao quý của loài phƣợng hoàng. Tƣ Mã Lƣơng lại mang sự hi vọng về những điều tốt đẹp từ đạo đức, lòng ngƣời, sự thiện tốt, hoàn mỹ trong tâm hồn. Ƣớc mơ đầy rạng rỡ đƣợc thể hiện qua tên của cô bé Lỗ

Thắng Lợi, sự chiến thắng đã đến, nhân vật trở thành thị trƣởng Lỗ có tiền, có địa vị.

Tên của các cô gái nhà họ Thƣợng Quan lại thể hiện đƣợc mong ƣớc, khát vọng có con trai nối dõi tông đƣờng. Bảy cô con gái tên đều có chữ “Đệ” – đƣợc dùng trong xƣng hộ của ngƣời Trung Quốc để gọi cho em trai. Mỗi một lần mang thai của Lỗ thị là là một lần gửi gắm những hi vọng, nhƣng khi các cô gái lần lƣợt ra đời nên ngƣời đặt tên không có cách nào khác là chờ đợi, cầu xin cho đứa trẻ sau là con trai. Chị Cả Lai Đệ, “Lai” nghĩa là tƣơng lai, là sau này, về sau, đó là niềm mong ƣớc sẽ có thêm em trai tuy nhiên niềm mong ƣớc đó còn đầy sự tự tin. “Lãnh” lại có nghĩa là lĩnh, nhận; “Chiêu” là kêu gọi, mời đến; “Tƣởng” nghĩa là khích lệ sẽ có một ngƣời em, con, cháu trai ra đời. Và dần về sau khi Lỗ thị vẫn không sinh đƣợc con trai thì khát vọng ấy lại càng nóng bỏng, càng gấp gáp. Do đó tên của từng cô gái cũng thể hiện đƣợc khát khao cháy bỏng ấy “Phán” – mong ngóng, trông; “Niệm” – mong mỏi, nhớ; “Cầu” – tìm kiếm, sự cầu xin khẩn khoản, đến khi sinh Cầu Đệ thì sự “tuyệt vọng đến cực điểm”, đến bà Lã vốn dũng mãnh cũng tuyệt vọng đến nối phải “loạng choạng”. Sống trong một xã hội “dở dở ƣơng ƣơng”, cái cũ đang dần dàn bị thay thế, khi tục bó chân đã hết thời nhƣng quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại. Khiến một cô gái sẵn sàng bỏ qua cả lòng tự tôn, sự chung thủy và trinh tiết để đi “xin giống” cho bằng đƣợc đứa con trai. Cho thấy sự bất công trong quan niệm, trong tƣ tƣởng khiến con ngƣời bị dày vò, chà đạp đến đáng thƣơng, khổ sở.

Ngoài ra, trong tiểu thuyết này ta còn bắt gặp những tên nhân vật bằng cây cỏ, chim muôn và các hiện tƣợng tự nhiên. Ngƣời dân Cao Mật kể lại cho nhau nghe về lịch sử Cao Mật là nhờ có một ngƣời to khỏe, gan góc đến khai khẩn tên là Tƣ Mã Răng – To, “Răng – To” là biệt hiệu của ông ta, tên thật thì không ai biết. “Biệt hiệu là Răng – To nhưng răng của thì không còn chiếc

nào, khi nói cứ uồm uồm, phát âm không rõ” [8, tr.129]. Ông Vu Bàn Vả với

cái tên đã thể hiện rõ sức mạnh tự nhiên của mình, thân hình to lớn, hành động nóng vội, khiến nhiều ngƣời khiếp sợ, một mình ông đòi nã súng và

đánh cả nhà chồng Lỗ thị. Chẳng hạn Hàn Chim, anh là một ngƣời có tài bắt chim giỏi, nhờ có tài ấy mà chinh phục cô con gái thứ Ba nhà họ Thƣợng Quan và cả nhà Thƣợng Quan. Còn con trai của anh ta lại có tên là Hàn Vẹt, tên một loại chim và cũng liên quan đến chim nhƣng là mở hẳn một trại giống về chim. Những nhân vật này đƣợc đặt tên theo đúng hình dáng, tính cách của họ, theo sở trƣờng của họ mà tác giả đã đặt những biệt danh, không chỉ tạo ấn tƣợng về tên gọi mà còn khiến ngƣời đọc nhớ đƣợc những điều căn bản của nhân vật đó.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT KIM ĐỒNG TRONG TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠCH NGƠN KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)