Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Theo dõi tỷ lệ nhiễm một số bệnh đường hô hấp trên gà hyline brown nuôi tại công ty TNHH ĐTK phú thọ và biện pháp phòng trị bệnh (Trang 31 - 34)

2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh hô hấp trên gà

2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Việc lưu thông hàng hoá giữa các nước, đặc biệt là xuất, nhập khẩu trứng và gà giống đã tạo điều kiện cho các bệnh hô hấp trên gà lây lan mạnh. Nguyễn Lân Dũng và cs (2007) [4] cho biết, năm 1898, E.Nocard và cs lần đầu tiên phân lập được Mycoplasma từ bò bị bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm. Khi đó được gọi là vi sinh vật viêm phổi màng phổi (PPO: Pleuropneumonia organism). Về sau người ta tiếp tục phân lập được PPO từ các động vật khác và đổi tên là vi sinh vật loại viêm phổi màng phổi (PPLO: Pleuropneumonia like organism). Từ năm 1955, PPO và PPLO được chính thức đổi thành Mycoplasma.

24

Báo cáo về trình trạng nhiễm Mycoplasma ở Ai Cập và giá trị chẩn đoán khác nhau, Saif - Edin (1997) [37] đã cho thấy :

- Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticumMycoplasma synoviae ở các trại gà Ai Cập là 100% trên gà thịt, 66% trên gà đẻ và các đàn giống cha mẹ là 40%.

- Về các thử nghiệm chẩn đoán, kỹ thuật PCR và nuôi cấy có giá trị trong chẩn đoán Mycoplasma galisepticumMycoplasma synoviae.

- Đối với kỹ thuật Elisa, HI chứng tỏ đặc hiệu hơn với các thử nghiệm huyết thanh học khác.

- Esendal (1997) [36] đã xác định kháng thể gà chống lại Mycoplasma

gallisepticum bằng các phản ứng huyết thanh học như: ngưng kết nhanh trên

phiến kính, HI, kết tủa khyếch tán trên thạch và Elisa cho thấy trong 900 mẫu huyết thanh gà gồm gà thịt, gà giống, gà đẻ thì có tỷ lệ dương tính 20,2 % trên phản ứng ngưng kết nhanh, 14,2% trên phản ứng HI, 5,7% ở phản ứng kết tủa khếch tán trên thạch và 60,3% ở phản ứng Elisa.

Để kiểm soát Mycoplasma gallisepticum trên gà thịt của Ai Cập Mousa và cs (1997) [40] đã dùng hai loại vaccin sống chủng F được dùng lúc 1 ngày tuổi bằng cách nhỏ mắt, phun sương, nhúng mỏ hay uống và vaccin chết nhũ dầu, làm từ chủng có độc lực S6, tiêm dưới da cho gà 14 ngày tuổi, kết quả cho thấy gà đã được chủng ngừa được bảo vệ không bị viêm túi khí, sụt ký, tỷ lệ sống sót cao và sự phối hợp hai loại vaccin này cho kết quả tốt nhất.

Điều tra dịch tễ học bệnh gia cầm trên các trại giống thương phẩm ở Zambia. Hasegawa - M và cs (1999) [38] đã báo cáo xét nghiệm 228 mẫu huyết thanh thu thập từ 7 trại thương phẩm ở Zambia để tìm kháng thể chống lại virut và vi khuẩn từ 9/1994 đến tháng 8/1995, kết quả như sau:

Kháng thể chống lại virut Gumnoro được tìm thấy trong tất cả các mẫu của 5 trại và 68%, 88% cho 2 trại còn lại.

Hai mẫu dương tính với vi rút hội chứng giảm đẻ EDS - 76, sự hiện diện của virut này lần đầu tiên được báo cáo ở Zambia. Kháng thể chống lại

25

Salmonella pullorumS.gallinarum được xác định ở 3 trại lần lượt là 92%,

19%, 16%, các trại khác đều âm tính.

Kháng thể chống lại M. gallisepticum đã thấy ở tất cả các mẫu của 4 trại, tỷ lệ nhiễm M.synoviae thay đổi 8,3 - 100%.

CRD được Dobb (người Hà Lan) phát hiện lần đầu tiên ở gà tây vào năm 1905. Đến năm 1935, J.B. Nelson và Gibbs [41] đã phân lập được MG là loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh. Năm 1952, bác sỹ Van Roekei [42] đã tiến hành nuôi cấy và tìm hiểu rõ về đặc tính của loại vi khuẩn này. Tiếp đó là hai bác sỹ Adler và Yamoto [35] phát hiện ra vi khuẩn MG gây CRD cùng loại với Mycoplasma gây bệnh viêm xoang truyền nhiễm. Họ cũng đã thấy mức độ nghiêm trọng khi cùng một lúc gà nhiễm cả hai loại vi khuẩn này.

Kojima và cs (1997) [39] đã sử dụng phương pháp PCR để phát hiện mầm bệnh thuộc 9 loài mycoplasma của gia cầm trong vắc - xin sống tạo từ phôi gà với độ nhạy cảm khá cao. Tuy nhiên, chưa có một cặp mồi nào được khẳng định là đặc trưng cho toàn bộ lớp mollicus mà không nhân lên các loại vi khuẩn khác.

Woese và cs (1980) [43] đã phân tích, so sánh trình tự gen 16S rARN của đại diện các giống Mycoplasma, Spiroplasma, Acholeaplasma và họ cho rằng, các giống này được tiến hóa ngược từ một nhánh vi khuẩn yếm khí là tổ tiên của họ Bacillus Lactobacillus ngày nay.

Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [16] cho biết, năm 1984 Glison và Kleven đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vắc - xin nhược độc và vắc-xin chết nhằm khống chế lây truyền MG qua trứng.

Cũng theo tác giả Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [16], đến tháng 5/1951 hội nghị tổ chức dịch tễ thế giới đã cho phép đổi tên bệnh viêm đường hô hấp mãn tính thành Mycoplasmosis, gây ra do Mycoplasma gallisepticum.

26

Một phần của tài liệu Theo dõi tỷ lệ nhiễm một số bệnh đường hô hấp trên gà hyline brown nuôi tại công ty TNHH ĐTK phú thọ và biện pháp phòng trị bệnh (Trang 31 - 34)