Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Theo dõi tỷ lệ nhiễm một số bệnh đường hô hấp trên gà hyline brown nuôi tại công ty TNHH ĐTK phú thọ và biện pháp phòng trị bệnh (Trang 34 - 39)

2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh hô hấp trên gà

2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Đào Thị Hảo và cs (2007) [9] cho biết, sử dụng phương pháp chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ đặc hiệu với MG1, MG2 có kết quả tốt trong việc chẩn đoán bệnh CRD. Kháng huyết thanh được chế đạt tiêu chuẩn đã giúp cho việc xác định được vi khuẩn Mycoplasma gây bệnh phân lập được từ gà mắc bệnh CRD. Việc chế tạo thành công kháng huyết thanh kháng MG, MS trên thỏ, ngoài việc có giá trị lớn về mặt kinh tế, còn giúp cho công tác chẩn đoán bệnh CRD bằng phương pháp ngưng kết nhanh có độ tin cậy cao, có thể áp dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm.

Đào Trọng Đạt và cs (1975) [5] đã điều tra tình trạng mang kháng thể chống Mycoplasma trên 5 cơ sở chăn nuôi gà tập trung và gà nuôi trong dân ở một số tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm Mycoplasma là 26,4% mà trong đó gà dưới 2 tháng tuổi không bị nhiễm, 3 - 5 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 55%, 5 - 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 66,6 % và gà trên 8 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm là 50%. Đồng thời tác giả cũng phát hiện được kháng thể Mycoplasma trong lòng đỏ trứng gà ở các trại xác định có bệnh với tỷ lệ mẫu dương tính 12,5% và phân lập được Mycoplasma từ các bệnh phẩm như khí quản, phổi, não, mắt và xoang mắt của gà bệnh với tỷ lệ 44%.

Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1985) [23] đã báo cáo về điều tra cơ bản bệnh hô hấp mãn tính của gà công nghiệp ở một số tỉnh phía nam như sau:

- Tỷ lệ nhiễm tại 8 cơ sở điều tra là 70,2%, Mycoplasma nhiễm cao ở trên gà Plymouth và các giống con lai.

- Bệnh thường xuất hiện vào thời gian chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa nắng tháng 4- 5 rồi giảm đi từ tháng 7- 8.

- Gà dưới 2 tháng tuổi ít phát hiện thấy kháng thể, từ 3 tháng tuổi trở lên phát hiện thấy kháng thể nhiều hơn và cao nhất là 6 - 8 tháng tuổi.

Nguyễn Kim Oanh và cs (1997) [22] khi điều tra về tỷ lệ nhiễm

27

địa 7 bàn Hà Nội là khá cao (46%). Các giống gà khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau, cao nhất là giống gà Goldline và thấp nhất là Ross 208. Tỷ lệ nhiễm tăng dần và cao nhất ở gà trưởng thành. Thời điểm bắt đầu đẻ (165 ngày) tỷ lệ nhiễm tới 72,5%, mặc dù các đàn gà này được phòng bệnh bằng thuốc như tylosin, tiamulin, syanovil, norflorxacin.

Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (1999) [20] đã công bố kết quả phân lập

Mycoplasma gây bệnh hô hấp mãn tính trên gà:

- Tỷ lệ phân lập trên môi trường canh trùng là 53,33% và môi trường thạch là 40%.

- Dùng chủng Mycoplasma phân lập được gây bệnh thí nghiệm, gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và bệnh tích giống như bệnh ngoài tự nhiên.

Hoàng Xuân Nghinh và cs (2000) [21] đã nghiên cứu biến đổi bệnh lý ở biểu mô khí quản của 72 gà thí nghiệm 28 ngày tuổi được gây nhiễm thực nghiệm với Mycoplasma gallisepticum qua khí quản và xoang mũi. Từ 2 - 4 tuần sau khi gây bệnh, biểu mô khí quản gà bệnh chết được kiểm tra bằng kính hiển vi thường và kính hiển vi điện tử cho thấy:

- Bề mặt khí quản tổn thương rõ, xuất hiện ổ loét sâu và lớn, quá trình viêm cấp tính ảnh hưởng đến cấu trúc bề mặt tế bào của biểu mô khí quản.

- Sự hồi phục của biểu mô khí quản rất nhanh sau quá trình viêm loét, từ màng đáy sau đến lớp tế bào biểu mô và lớp nhung mao của tế bào biểu mô.

- Sự tăng sinh không định hướng của nhung mao tế bào biểu mô chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Phạm Văn Đông, Vũ Đạt (2001) [6] điều tra tình hình nhiễm CRD ở 4 trại gà thường phẩm nuôi công nghiệp cho thấy:

- Gà từ 1 - 60 ngày tuổi nhiễm 16,55%, gà 60 - 140 ngày tuổi nhiễm 41,21%, gà 140 - 260 ngày tuổi nhiễm 56,17%, tỷ lệ nhiễm chung là 38,27%, vậy cường độ nhiễm cũng tăng theo lứa tuổi.

28

- Kết quả mổ khám cho thấy bệnh tích chủ yếu ở các cơ quan phủ tạng như mũi, thanh quản, phổi, túi khí và gan với tỷ lệ bệnh tích tương ứng là: 39,61%; 80,84%; 12,66%; 38,73; 34;80%.

Trương Quang (2002) [24] nghiên cứu bệnh CRD liên quan đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đàn gà Isa bố mẹ hướng thịt, kết quả cho thấy:

- Ở gà có hiệu giá kháng thể thấp (1/8) thì tỷ lệ đẻ đạt 73,3%, tỷ lệ trứng loại 1: 11,79%, chi phí thức ăn 3,13kg/10 trứng, tỷ lệ phôi chết 4,39%, tỷ lệ gà con loại 1: 77,51%.

- Ở gà bị bệnh hiệu giá kháng thể cao (1/64) thì các chỉ tiêu trên thay đổi rõ rệt với các tỷ lệ tương ứng : 14,48%; 28,06%; 8,64kg; 21,54% và 38,46%.

Trương Quang (2002) [25] sử dụng vaccin Nobivac - M.G để phòng bệnh CRD cho đàn gà Isa bố mẹ hướng thịt cho thấy:

- Sau lần tiêm thứ nhất: 25,71% - 62,86% số gà kiểm tra có hiệu giá kháng thể 1/64; 17,14% - 54,29% số gà kiểm tra có hiệu giá kháng thể 1/128.

- Sau lần tiêm thứ 2: 28,57% - 60,00% gà có hiệu giá kháng thể 1/128; 5,71% - 57,48% gà có hiệu giá kháng thể 1/256.

- Gà con nở ra từ trứng của gà bố mẹ đã tiêm vaccin 2 lần có hiệu giá kháng thể thụ động tương đối cao và tồn tại đến 3 tuần tuổi.

Nhữ Văn Thụ và cs (2007) [27], sử dụng PCR và nested PCR để xác định hiệu quả sử dụng kháng sinh phòng chống Mycoplasma trên gà cho thấy: Tylosin và Erofloxacin được sử dụng với liều 50mg/kgP và 20mg/kgP x 3 ngày, sau khi sử dụng kháng sinh tỷ lệ bệnh giảm đáng kể, tuy nhiên thời gian duy trì tỷ lệ thấp không được lâu. M.gallisepticum nhạy cảm với kháng sinh hơn so với M. synoviae, vì vậy giá trị ức chế tối thiểu của M.S cao hơn so với

M.G. Mycoplasma có khả năng tái nhiễm hoặc phục hồi sau 3 tuần sử dụng,

sử dụng 9 hai loại thuốc nói trên với đàn gà đẻ bị nhiễm Mycoplasma có tác dụng làm giảm khả năng tụt sản lượng trứng, tăng tỷ lệ gà loại 1.

29

Đào Thị Hảo và cs, 2007 [10], ứng dụng các phương pháp chẩn đoán khác nhau (nuôi cấy, PCR, RPA, HI) được dùng để xác định sự nhiễm M.gallisepticum

ở gà từ 7 - 35 ngày sau gây nhiễm, gà được gây nhiễm lúc 6 tuần tuổi với các chủng phân lập M.G 1 (từ Hà Tây), M.G 2 (từ cơ sở 1- Hà Nội), M.G 3 (từ cơ sở 2- Hà Nội) và M.G S 6 (chủng chuẩn của Malaixia), kết quả cho thấy:

- Tỷ lệ mẫu dương tính ở các chủng phân lập cơ sở cao hơn chủng M.GS 6 trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ các mẫu âm tính cao ở các mẫu đối chứng.

- Dùng phương pháp huyết thanh học nhạy hơn phương pháp vi khuẩn học.

- Hai chủng M.G 1 và M.G 2 có tính kháng nguyên điển hình và có hàm lượng kháng thể cao.

Đào Thị Hảo và cs (2008) [11], nghiên cứu quy trình chế tạo kháng nguyên M.G (Mycoplasma gallisepticum) dùng để chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) ở gà. Trương Hà Thái và cs, 2009 [26], xác định tỷ lệ nhiễm

Mycoplasma gallisepticum ở hai giống gà hướng thịt Ross 308 và Isa màu nuôi

công nghiệp ở một số tỉnh miền bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm Mycoplasma

gallisepticum trung bình là: 37,83% và không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa

hai giống gà, tỷ lệ nhiễm có xu hướng tăng theo tuần tuổi của gà.

Nguyễn Thị Tình và cộng sự (2009) [29], nghiên cứu chế kháng thể lòng đỏ dùng điều trị bệnh viêm hô hấp mãn tính (CRD) ở gà từ 3 quy trình gây tối miễn dịch cho biết kháng thể lòng đỏ thu được có hiệu giá ngưng kết cao (10log2) ở cả 3 lô thí nghiệm. Theo các tác giả, bằng phương pháp khuếch tán trên thạch giữa kháng nguyên đã dùng và kháng thể lòng đỏ thu được đều cho kết tủa rõ và và không có phản ứng chéo với kháng nguyên M.S. Kháng thể lòng đỏ đã chế đạt tiêu chuẩn được áp dụng điều trị bệnh CRD, mang hiệu quả cao trong sản xuất.

Đào Thị Hảo và cộng sự (2010) [12], ứng dụng kháng nguyên Mycoplasma

gallisepticum tự chế xác định tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp mãn tính tại một số cơ sở

chăn nuôi gà công nghiệp, kết quả cho thấy khả năng gây ngưng kết và thời gian xuất hiện của phản ứng kháng nguyên tự chế đều cho kết quả tương tự với kháng

30

nguyên của Nhật Bản, đáp ứng được yêu cầu dùng chẩn đoán bệnh CRD bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên các đàn gà công nghiệp nuôi ở Việt Nam.

Đào Thị Hảo và cộng sự (2010) [13], kiểm tra các đặc tính sinh hóa, lựa chọn môi trường nuôi cấy thích hợp giống vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum

phân lập được. Các tác giả đã sử dụng các loại môi trường Mycoplasma Broth (MB) và Mycoplasma Agar (MA), tiến hành đo pH và làm đồng bộ các phản ứng để đánh giá, kết quả cả 4 chủng vi khuẩn M.G đều mọc tốt trên môi trường MB và MA, pH môi trường MB từ 7,8 ban đầu dao động xuống trong khoảng 5,87 - 6,28; Các chủng M.G đều lên men đường glucoza (100%), kết quả dương tính tương ứng khi sử dụng kỹ thuật PCR, kết quả sản phẩm trên gel Agarose của M.G là 530 bp.

- Vi khuẩn M.G phát triển trên cả hai môi trường bổ trợ huyết thanh ngựa hoặc lợn, pH dao động từ 7,8 xuống 6,20 và 5,82. Huyết thanh lợn (MT2) được chọn là chất bổ trợ cho môi trường dùng để nuôi cấy vi khuẩn M.G trong các nghiên cứu tiếp theo.

Việt Nam CRD được Đào Trọng Đạt và cộng tác viên phát hiện ở gà công nghiệp vào năm 1972. Đào Trọng Đạt và cs cho biết, CRD có ở tất cả các giống gà nuôi công nghiệp với tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Tương tự như vậy, những nghiên cứu sau đó của tác giả Phan Lục và cs (1990 - 1994) [18] đã đưa ra kết luận rằng tất cả các giống gà nuôi tại các xí nghiệp gà ở phía Bắc đều bị nhiễm MG ở mức độ cao thấp khác nhau, dao động từ 0,82 - 11,97% trong đó cao nhất là giống Plymouth (11,97%) và thấp nhất là Lerghorn (0,82%).

Tác giả Nguyễn Tăng Huy trong nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà nuôi công nghiệp thuộc các tỉnh Tây Nam Bộ (1996) cũng đưa ra các kết quả là tất cả 8 trại gà nuôi công nghiệp thuộc các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang đã kiểm tra đều nhiễm MG, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 4,9 - 6,2%. (Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [16] .

31

Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001) [32], tác nhân gây bệnh CRD là Mycoplasma gallisepticum, tỷ lệ nhiễm bệnh ở miền Bắc Việt Nam là 51,6% ở gà thương phẩm, còn gà giống là 10%, tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 - 30%.

Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [16] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14% và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, Viêm phế quản truyền nhiễm, Tụ huyết trùng, bệnh do E.coli ... đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao.

Theo Nhữ Văn Thụ và cs (2002) [28], lần đầu tiên đã thiết lập phản ứng PCR lồng dựa trên trình tự gen 16S rARN của MG. Với độ nhạy cảm rất cao (có thể phát hiện ở nồng độ nhỏ hơn một đơn vị khuẩn lạc trong một phản ứng) đó có thể khắc phục được vấn đề chẩn đoán bệnh ở bệnh phẩm, và cho phép phát hiện mầm bệnh ở các loại mẫu khác nhau như: nền chuồng, nước uống, phôi gà... mà các phương pháp khác khó hoặc không thể phân biệt được.

Một phần của tài liệu Theo dõi tỷ lệ nhiễm một số bệnh đường hô hấp trên gà hyline brown nuôi tại công ty TNHH ĐTK phú thọ và biện pháp phòng trị bệnh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)