2.5.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Tại công ty TNHH ĐTK Phú Thọ, đàn gà Hyline Brown được nuôi dưỡng theo phương thức công nghiệp trên chuồng lồng phân tầng, chia thành các dãy khác nhau.
Hệ thống chuồng trại chăn nuôi là chuồng kín, có hệ thống bạt có tác dụng che chắn không cho không khí bên ngoài lọt vào và tránh gió lùa vào mùa lạnh, ở đầu và hai bên đầu chuồng, hệ thống sưởi bằng ga, đảm bảo nhiệt độ cho gà con trong giai đoạn úm gà và không quá lạnh vào mùa đông. Chuồng có hệ thống quạt chống nóng và hệ thống làm mát ở bên ngoài phía đầu và hai bên đầu chuồng giúp đều hòa nhiệt độ chuồng nuôi và chống nóng vào mùa hè, hệ thống bóng đèn tròn chiếu sáng để đảm cường độ chiếu sáng và số giờ chiếu sáng cho đàn gà. Chuồng nuôi có hệ thống máng ăn và máng uống tự động và hệ thống thu trứng tự động. Hệ thống băng tải thu phân tự
32
động và khu xử lý phân sinh học riêng biệt ngăn cách bởi hàng rào, hệ thống hàng rào bảo vệ bao quanh trại.
Đàn gà từ 1- 17 tuần tuổi được nuôi ở khu hậu bị, đến tuần 18 chuyển sang khu chuồng đẻ riêng biệt. Trong suốt quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn gà được chọn lọc nhiều lần dựa trên các tiêu chí về đặc điểm ngoại hình, tình trạng sức khỏe và kết hợp với chọn lọc khối lượng (cân gà). Thông qua việc chọn lọc có thể loại ra được những cá thể gà xấu, dị hình, gầy yếu, bệnh tật đem loại thải và phân chia đàn gà ra các ô lồng khác nhau để đảm bảo độ đồng đều và có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc thích hợp. Chương trình chiếu sáng và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng được trình bày ở bảng 2.1 và 2.2.
Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn gà từ 1 ngày tuổi tới khi gà đẻ trứng luôn được theo dõi chặt chẽ để có thể điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Khẩu phần ăn ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ khác nhau, ở giai đoạn hậu bị thì căn cứ vào khối lượng gà mái mà điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp. Việc cho ăn hạn chế trong giai đoạn hậu bị của gà sinh sản có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như: tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tỷ lệ thụ tinh… Mục đích của việc cho ăn hạn chế là kìm hãm sự phát dục sớm của đàn gà hậu bị, đạt khối lượng chuẩn theo từng giai đoạn với độ đồng đều cao, tăng sức bền đẻ trứng, tăng khối lượng trứng và từ đó tăng sức đẻ trứng của gia cầm. Còn ở giai đoạn sinh sản thì tùy thuộc vào tỷ lệ đẻ của gà mái mà điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý. Đàn gà được ăn thức ăn của công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung ương qua các giai đoạn, có thành phần dinh dưỡng trình bày ở bảng 2.3. Đàn gà được nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng dịch theo quy trình vệ sinh của trại. Đặc biệt chú ý tăng cường vitamin và khoáng chất khi chuyển chuồng. Lịch trình sử dụng vaccine đối với gà Hyline Brown đẻ trứng thương phẩm được trình bày ở bảng 2.4.
33
Bảng 2.1. Chƣơng trình chiếu sáng
Tuần tuổi Giờ chiếu sáng (tiếng)
Thời gian chiếu sáng Cường độ chiếu sáng (Lux) 0 – 3 ngày 1 24 1:00 – 24:00 40 – 50 4 – 7 ngày 20 3:00 – 23:00 40 – 50 2 19 3:00 – 22:00 20 – 30 3 18 3:00 – 21:00 20 – 30 4 17 3:00 – 20:00 10 – 20 5 16 3:00 – 19:00 10 – 20 6 15 4:00 – 19:00 5 – 10 7 14 4:00 – 18:00 5 – 10 8 13 5:00 – 18:00 5 – 10 9 12 5:00 – 17:00 5 – 10 10 11 6:00 – 17:00 5 11 10 6:30 – 16:30 5 12 10 6:30 – 16:30 5 13 10 6:30 – 16:30 5 14 10 6:30 – 16:30 5 15 10 6:30 – 16:30 5 16 10 6:30 – 16:30 5 17 10 6:30 – 16:30 5 Tỷ lệ đẻ > 5% 10 4:30 – 19:30 5 – 10
34
Bảng 2.2. Chế độ chăm sóc và nuôi dƣỡng
Giai đoạn Tuần tuổi Mật độ (con/m2
) Chế độ cho ăn
Gà con 0 – 3 100 – 50 Tự do
4 – 6 50 – 25
Gà hậu bị 7 – 17 25 Hạn chế
Gà sinh sản ≥18 10 Cho ăn theo tỷ lệ đẻ
Bảng 2.3. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn hỗn hợp
Thành phần dinh dưỡng
Giai đoạn nuôi 0 – 4 tuần tuổi (cám 201HLPT) 5 – 6 tuần tuổi (cám 202HLPT) 7– 11 tuần tuổi (cám 203HLPT) 12-18 tuần tuổi (cám 204HLPT) Từ 19 tuần tuổi trở đi (cám 2095HLPT) ME (kcal/kg) 2850 2850 2800 2750 2750 Protein thô (%) 20 18 17,5 16 17,5 Xơ thô (%) 6,5 6,5 8,5 8,5 6,5 Canxi (%) 0,6 - 1,5 0,6 - 1,5 0,5 - 1,15 0,9 - 1,5 3,5 - 4,5 Photpho (%) 0,4 - 0,85 0,4 - 0,85 0,4 - 0,85 0,4 - 0,85 0,4 - 0,85 Lysine (%) 1,05 1 0,9 0,8 0,8 Methionine +Cystein (%) 0,8 0,78 0,67 0,63 0,65 Threonine (%) 0,76 0,67 0,63 0,6 0,6
35
Bảng 2.4. Chƣơng trình sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà
Tuần
tuổi Ngày Tên vaccine
Loại vaccine
Cách sử
dụng Phòng bệnh
1
1 Vaxxitek + Rispen Tái tổ hợp Tiêm trạm ấp
Bệnh Marek + Gumboro
1 Nobilis IB Ma5 Sống Phun trạm
ấp IB
1 Nobilis IB491 Sống Phun trạm
ấp
IB biến chủng
2 9 Nobilis Newcavac Vô hoạt Tiêm da cổ ND
9 Avinew Sống Nhỏ mắt ND
3
17 Nobilis Influenza
H5N1 Vô hoạt Tiêm da cổ Cúm gia cầm
17 Diftosec + Nước
pha Sống Chủng cánh Đậu
21 Nemovac Sống Phun sương APV niêm
mạc
5 30 Nobilis Ma5 +
Clone30 Sống Phun sương ND + IB
6 38 F Vac MG Sống Phun sương Mycoplasma
chủng F
7 45 Nobilis SG 9R Sống Tiêm da cổ Thương hàn
gà
8
50 Hemovac (cozyra) Vô hoạt Tiêm bắp Cozyra
56 Nobilis IB 491 Sống Phun sương IB biến
36 9
61 Nobilis Influenza
H5N1 Vô hoạt Tiêm da cổ Cúm gia cầm
63 LT-IVAX Sống Nhỏ mắt Viêm thanh khí quản truyền nhiễm 11 71 Nobilis Ma5 +
Clone30 Sống Phun sương ND + IB
72 Nobilis Newcavac Vô hoạt Tiêm bắp ND
13 84 Galimune SE
(salmonella.E) Vô hoạt Tiêm bắp Thương hàn
15 98 Nobilis AE+POX Vô hoạt Chủng cánh
Viêm não + Đậu
98 Hemovac (coryza) Sống Tiêm bắp Coryza
16
104 Nobilis Ma5 +
Clone30 Sống Uống ND + IB
105 Galimun 470 (ND,
IB, RT, EDS) Vô hoạt Tiêm bắp
Phòng (ND,IB, EDS, RT)
2.5.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh
2.5.2.1. Chuẩn bị sau khi chuyển gà sang khu gà đẻ
- Dọn vệ sinh chuồng: Thu hết thức ăn thừa sau khi chuyển gà, dọn hết phân thô trên nên, chuồng, hành lang, máng nước
- Cọ rửa chuồng: cọ khung sắt trước, tháo đan ra để rủa đan. Cọ rửa máng ăn cọ từ trong ra ngoài, cọ từ trên xuống, cọ rửa khung sắt của máng, cọ rửa đĩa máng và xung quanh đĩa máng.
- Vệ sinh sạch phần còn lại của nền chuồng và máng nước
37
- Sửa chữa những hư hỏng trong quá trình nuôi: Như bạt trần trong chuồng nuôi, quạt hút gió trong chuồng nuôi, cửu kính hai bên sườn chuồng, máng ăn, ống nước, núm uống, cầu dao, dây điện, ổ điện, song sắt ngăn giữa các ô chuồng và cửa của chuồng.
- Quét sơn cho khung sắt bảo vệ máng ăn và song sắt ngăn giữa các ô chuồng và cửa của chuồng.
- Quét vôi tường hành lang, quét vôi nền chuồng, máng nước và lau sạch các ô cửa kính.
- Chuẩn bị các dụng cụ khác như: Chổi, xô múc nước, bàn chải, gáo, xe chở cám xông chuồng bằng foocmon.
2.5.2.2. Chuẩn bị trước khi chuyển gà vào lồng bên khu gà đẻ
- Chuẩn bị
+ Kỹ sư, chất lượng: Giám sát quá trình giao nhận gà
+ Công nhân: thả gà lên lồng, sắp xếp gà vào đúng vị trí chuồng, trong quá trình nhập gà tất cả mọi người phải mặc quần áo bảo hộ và đi ủng đã được làm sạch.
- Chuẩn bị dụng cụ
+ Chuẩn bị hệ thống sát trùng: Nhà sát trùng xe, máy phun sát trùng, bể chữa nước sát trùng được làm sạch và pha thuốc sát trùng.
+ Chuẩn bị khu nhận gà: Quét dọn sạch sẽ, phun thuốc sát trùng toàn khu vực nhận gà.
+ Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết khác: Biên bản giao nhận gà con, giấy, bút..
+ Chuẩn bị trong chuồng nuôi: Quét sạch nền chuồng và hành lang Phun sát trùng toàn chuồng, pha thuốc sát trùng vào bể hoặc chậu sát trùng ở cửa. Lau sạch máng ăn, kiểm tra lại núm uống và áp lực nước. Chuẩn bị thuốc, lau sạch hộp đựng thuốc, kiểm tra lắp mới nhiệt kế.
38
- Xuống gà, kiểm tra lại gà tách những con ốm riêng một khu, cân lại gà và ghi lại số cân, kiểm tra lại số lượng gà.
2.5.2.3. Chăm sóc gà khi mới chuyển sang
- Pha điện giải là vitamin C trong bình cung cấp nước uống cho gà ngay khi vừa nhập gà.
- Chăm sóc nuôi dưỡng gà tốt trong suốt quá trình nuôi. Cho gà ăn theo đúng khẩu phần ăn đã quy định
+ Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao hơn nhiệt độ cho phép: Bật giàn mát để hạ nhiệt độ, nếu nhiệt độ chuồng vẫn cao hơn nhiệt độ tiêu chuẩn thì ta bật thêm quạt hút tăng quạt từ từ điều chỉnh cho nhiệt độ thích hợp.
+ Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tiêu chuẩn giảm số lượng quạt dần dần theo từng đơn vị quạt nhỏ sau đó mới tắt giàn mát. Khi mùa đông ta thắp thêm bóng úm cho gà và che giàn mát lại, tùy thuộc vào nhiệt độ và gió bên ngoài.
- Trong quá trình nuôi các phương tiện vào trại phải đi qua hố sát trùng và phun sát trùng kỹ các phương tiện. Công nhân, kỹ sư trước khi vào chuồng nuôi phải tắm sát trùng và nhúng ủng vào hổ sát trùng. Thứ 2 và thứ 6 hàng tuần vệ sinh, rắc vôi xung quanh chuồng nuôi và phun thuốc sát trùng trong và ngoài chuông nuôi. Thứ 3 và thứ 7 hàng tuần thay nước sát trùng trước chuồng nuôi. Với nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và Cs (2016) [3]. Như vậy từ quy luật phát triển của bệnh đường hô hấp, chúng ta có kế hoạch sử dụng các loại vaccine phòng các bệnh về đường hô hấp chủ yếu: CRD, IB, ILT, IC,...ở lứa tuổi thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất và làm tốt công tác phòng bệnh bằng vệ sinh cho đàn gà. Nhất là tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh của công ty.
39
Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành trên đàn gà Hyline Brown đẻ trứng thương phẩm được nuôi từ 18 tuần tuổi đến 35 tuần tuổi tại công ty TNHH ĐTK Phú Thọ với số lượng 200 gà mái.
- Một số bệnh trên đường hô hấp của gà
- Thuốc sử dụng: doxi gold, para - c hạ sốt, soluble ADE.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian : 1/11/2017 đến 13/03/2018 - Thời gian : 1/11/2017 đến 13/03/2018
- Địa điểm: tại công ty TNHH ĐTK Phú Thọ thuộc khu 1 xã Tề Lễ -
huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ.
3.3. Nội dung nghiên cứu - Xác định: - Xác định:
+ Tỷ lệ nuôi sống theo tuần tuổi của đàn gà Hyline Brown. + Số gà có triệu chứng bệnh đường hô hấp
+ Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đường hô hấp. + Phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp có hiệu quả. + Tỷ lệ khỏi bệnh trên đàn gà điều trị
+ Bệnh tích đại thể bệnh đường hô hấp ở gà.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Quan sát triệu chứng lâm sàng
- Tiến hành đeo thẻ vào chân gà để tiện theo dõi các biểu hiện triệu chứng trên đàn gà.
- Thời gian: hàng ngày và định kì 1 lần/ tuần
+ Hàng ngày: vào buổi sáng sau khi vệ sinh và kiểm tra hệ thống thiết bị trong, ngoài nhà gà.
40
- Quan sát: theo dõi hoạt động chung toàn đàn: tiêu thụ thức ăn, biểu hiện khác với sinh lý bình thường, phân gà…
3.4.2. Mổ khám và quan sát bệnh tích
- Khám tổng thể
- Lựa chọn những con có triệu chứng điển hình
- Mổ khám: Trước khi mổ khám cần kiểm tra thể trạng chung sau đó chi tiết từng bộ phận để xác định những bệnh tích để nâng cao chất lượng chẩn đoán.
+ Bước 1: Giết gà nếu gà còn sống
Dùng dao sắc hoặc kéo cắt vào tĩnh mạch cổ.
+ Bước 2: Làm ướt lông trước khi mổ bằng nước pha thuốc sát trùng để hạn chế phát tán mầm bệnh trong lúc mổ (không làm ướt vùng đầu để kiểm tra các xoang mũi, miệng...)
+ Bước 3: mổ xác gà lột da ngực, da đùi dùng kéo cắt đứt da ở dưới xương ức, sau đó dùng tay lột ngược về phía trước và sang hai bên. Bẻ gập hai khớp đùi kiểm tra xem có xuất huyết dưới da, cơ ngực, cơ đùi không? Bề mặt cơ có bị khô không?
+ Bước 4: kiểm tra các cơ quan nội tạng (trừ hệ tiêu hóa)
Trước tiên phải mổ lật ngực: dùng kéo cắt hai bên sườn, cắt rời khớp xương đòn rồi quan sát các túi khí tách riêng hệ tiêu hóa ra một bên để kiểm tra sau kiểm tra các cơ quan nội tạng, thứ tự như sau:
- Khí quản -> Phổi -> Tim -> Gan -> Lách - > Thận -> Buồng trứng + Bước 5: kiểm tra hệ tiêu hóa
- Thực quản -> Diều -> Dạ dày tuyến -> Dạ dày cơ -> Ruột -> Manh tràng -> Túi Fabricius -> Lỗ huyệt.
+ Bước 6: Khám hệ thống thần kinh, vận động (chân,khớp) + Bước 7: vệ sinh tiêu độc sát trùng sau mổ khám
- Dụng cụ: rửa sạch, sát trùng.
41
- Đảm bảo vệ sinh phòng bệnh
- Quan sát kỹ trước khi mổ khám
- Mổ khám theo đúng trình tự
- Ghi chép lại mọi biểu hiện bất thường.
3.4.3. Phƣơng pháp điều trị
- Sử dụng kháng sinh doxi gold kết hợp Para - C hạ sốt, bổ sung thêm thuốc bổ Soluble ADE
+ Kháng sinh doxi gold:
Sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP- WHO của công ty cổ phần dược phẩm AnVet với nhà phân phối là công ty TNHH thương mại và dịch vụ Neptune Việt Nam.
Thành phần: 1kg chứa Doxycycline HCL ...500g Dạng bào chế: bột hòa tan
Hàm lượng: Gia cầm sử dụng 1g/ 4 lít nước hoặc 100g/ 2.000 kg thể trọng Công dụng: Đặc trị các bệnh viêm đường hô hấp trên gia cầm
+ Thuốc hạ sốt Para - C
Sản xuất tại công ty cổ phần Nanovet
Thành phần: 1kg chứa paracetamol...10.000mg Dạng bào chế: bột hòa tan
Hàm lượng: 1g/ 2 lít nước hoặc 1g/ 5kg thể trọng
Công dụng: hạ sốt, tiêu viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị các bệnh truyền nhiễm. + Thuốc bổ soluble ADE
Sản xuất tại công ty TNHH TM- sx Việt Thọ Thành phần: 1 kg chứa:
VTM A... 25.000.000UI VTM D3...2.000.000UI VTM E...12 mg
42 Dạng bào chế: bột hòa tan
Hàm lượng: 1g/ 2 lít nước, 1g/ 1kg thức ăn
Công dụng: bổ sung VTM, kích thích ăn, tăng sản lượng, chất lượng trứng.
3.4.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các công thức:
- Tỷ lệ nuôi sống:
Hàng ngày theo dõi tình trạng sức khỏe và số gà chết trong nhà gà ghi chép chính xác số liệu, tính kết quả trong tuần.
Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con cuối kì (con) x 100 Số con đầu kì (con)
- Tỷ lệ nhiễm bệnh:
Xác định gà nhiễm bệnh bằng cách quan sát cảm quam các biểu hiện lâm sàng: thở khò khè, ho, mắt sưng, ủ rũ, chảy nước mắt, chảy nước mũi,