Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa của người dao ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 59)

3.2.2.1.Phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Dao

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Sơn.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao ở huyện Tân Sơn là một quá trình khó khăn và lâu dài. Muốn giữ gìn và phát huy những thành tố văn hóa truyền thống ấy có nhiều cách, trong đó rất quan trọng là cần tôn trọng và tạo ra không gian, môi trường văn hóa thích hợp. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Dao nói riêng và của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung.

Những năm trước đây, đời sống người dân Dao còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng đói nghèo chiếm tỷ lệ cao. Để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào người Dao, huyện Tân Sơn cần có chính sách đầu tư và quản lý tốt hơn nữa để phát triển giao thông, hỗ trợ kỹ thuật và giống cây trồng, vật nuôi cho đồng bào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Cần tăng cường cán bộ đến từng bản làng của đồng bào hướng dẫn một cách cụ thể, tránh chỉ đạo chung chung. Bên cạnh đó, nên lồng ghép nội dung tuyên truyền mục tiêu các hoạt động kinh tế - xã hội kết hợp phát triển văn hóa đến đồng bào người Dao.

Chất lượng đời sống kinh tế của người dân được nâng cao giúp cho người dân nâng cao trình độ dân trí, có nhu cầu và điều kiện để quan tâm đến đời sống văn hóa. Do đó việc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo cần được đẩy mạnh và thực hiện nhanh chóng để nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Dao ở huyện Tân Sơn.

3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa lịch sử, văn hóa truyền thống, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Dao

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để cộng đồng người Dao có thể phát triển theo xu hướng chung của xã hội, một trong những vấn đề quan tâm là tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục và tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa lịch sử, văn hóa truyền thống đối với người Dao để họ ý thức được giá trị bản sắc văn

hóa dân tộc, tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do mình sáng tạo ra qua từ bao đời nay.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người. Tổ chức tốt các sinh hoạt văn hóa dân gian cũng như các nghi lễ truyền thống để giáo dục con em giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa riêng, đặc sắc của chính người Dao. Dạy hát các điệu dân ca của dân tộc. Tổ chức thường xuyên hơn nữa các sinh hoạt cộng đồng để khuyến khích ủng hộ đồng bào tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống lành mạnh.

Vận động người Dao sử dụng trang phục truyền thống thường xuyên để lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Tuyên truyền cho người dân về ý nghĩa của trang phục truyền thống có vai trò vô cùng quan trọng đối với bản sắc văn hóa của một dân tộc. Bảo tồn được trang phục truyền thống là giữ nét đặc trưng văn hóa của người Dao không hòa lẫn với các dân tộc khác trong địa phương, làm đa dạng nền văn hóa chung của toàn huyện Tân Sơn.

Tuyên truyền người dân luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó, góp phần làm thất bại âm mưu của các thế lực phản động muốn lợi dụng chia rẽ dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tạo điều kiện và vận động con em đồng bào dân tộc khi đến tuổi đi học tham gia học tập nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Bên cạnh đó, giáo dục văn hóa của người Dao cho thế hệ trẻ, lòng kính trọng đối với ông bà, cha mẹ và biết ơn tổ tiên, các anh hùng dân tộc.

Muốn thực hiện công tác nâng cao dân trí cho người Dao, một trong những chính sách là cần phải được chú trọng đến nâng cao chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật trong trường học từ mầm non đến trung học phổ thông. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên ở các làng dân tộc về chất lượng và nghiệp vụ chuyên môn.

Cần thực hiện phổ cập tin học cho con em các dân tộc Dao, tạo điều kiện cho việc tiếp thu từng bước với khoa học và công nghệ, từng bước nâng cao trình độ cho các em học sinh hiểu biết và theo kịp thời đại. Từ đó đẩy mạnh

công tác nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc Dao ở huyện Tân Sơn, làm cho đồng bào nhận thức được ý nghĩa của các giá trị văn hóa dân tộc.

Thực hiện điều tra nghiên cứu, sưu tầm những di sản văn hóa của người Dao đang có nguy cơ bị mai một như: ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán và tín ngưỡng tôn giáo… phối hợp với các cơ quan ban ngành, địa phương để đạt hiệu quả cao. Thực hiện tuyên truyền giáo dục rộng rãi đến các làng, xã có đồng bào người Dao sinh sống. Nâng cao nhận thức cho mỗi người dân trong cộng đồng người Dao có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Song song với hoạt động tuyên truyền và giáo dục, cần có chính sách đầu tư kinh phí cho các hoạt động sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. Làm cho đồng bào nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc giã gìn và phát huy bản sắc văn hóa người Dao trong bối cảnh toàn cầu hóa.

3.2.2.3. Đổi mới và tăng cường công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở huyện Tân Sơn

Đội ngũ cán bộ trong đó cán bộ làm công tác quản lý văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đến hiệu quả công việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc Dao ở trên toàn địa bàn huyện Tân Sơn.Việc đào tạo cán bộ quản lý văn hóa là một yêu cầu cấp bách ở huyện Tân Sơn hiện nay. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao cần phải tuyển chọn những cán bộ có trình độ, năng lực được đào tạo chính quy, có thời gian thử việc. Bồi dưỡng trọng tâm, trọng điểm, đào tạo cán bộ phải có chương trình cụ thể, quy củ, để có những hiểu biết đúng đắn và có năng lực thực sự trong công tác làng, bản.

Tập trung xây dựng nguồn nhân lực đủ mạnh để chỉ đạo, tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động văn hóa có hiệu quả; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Huy động các nguồn lực xã hội để khai thác tối đa các thế mạnh về văn hóa của địa phương, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao; đồng thời tiếp thu văn hóa các dân tộc

anh em và văn hóa nhân loại làm giàu thêm văn hóa địa phương. Chú trọng đầu tư và phục dựng các loại hình nghệ thuật truyền thống, các thể loại dân ca, dân vũ, một số loại hình nghệ thuật có nguy cơ bị mai một. Có chính sách, cơ chế khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân là người Dao sáng tác và trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống.Với đội ngũ cán bộ văn hóa, các nghệ nhân dân gian người Dao phải có chế độ thỏa đáng về lương, phụ cấp, nhà ở, chế độ nghỉ hưu, khen thưởng…

Tăng cường quảng bá lễ hội của người Dao trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, tờ rơi... mở rộng tuyên truyền trên toàn địa bàn huyện và các địa phương lân cận như Tuyên Quang, Yên Bái. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa với đồng bào người Dao ở các địa phương khác để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

3.2.2.4. Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển đời sống cộng đồng dân tộc

Ngày nay khi nền kinh tế phát triển, đời sống của con người được nâng cao thì du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người.

Một trong những ý nghĩa quan trọng của du lịch là góp phần cho việc trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền. Đồng thời, qua quá trình giao lưu văn hóa cũng góp phần quảng bá hình ảnh các di tích lịch sử văn hóa, các sắc thái văn hóa địa phương với mọi vùng miền khác.

Các điểm du lịch còn tạo ra một không gian sống cho các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống gắn với các di tích. Hoạt động du lịch góp phần đưa các giá trị văn hóa truyền thống tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Điều này góp phần giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho mỗi người dân địa phương cũng như những du khách đến từ mọi miền tổ quốc.

Do đặc thù là đất phát tích của dân tộc, Phú Thọ là nơi đang hấp dẫn du khách với các hình thức du lịch về với cội nguồn, du lịch sinh thái, du lịch dưỡng sinh, du lịch văn hóa với các di tích lịch sử văn hóa khá phong phú. Vì vậy, các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý của huyện nên có sự kết nối với các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh như có thể kết nối tuyến du lịch về với cội nguồn (thăm khu di tích lịch sử Đền Hùng)với du lịch văn hóa tham quan các di tích lịch sử văn hóa (Lâm

Thao, Thanh Sơn) với du lịch sinh thái và dưỡng sinh (khu vui chơi giải trí Đảo Ngọc xanh, vườn Quốc gia Xuân Sơn). Như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan, vừa khai thác và phát huy được giá trị của hệ thống các di tích lịch sử và các danh thắng của địa phương.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ khai thác và phát huy giá trị luôn phải gắn liền với việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa. Việc tiến hành những hoạt động phát triển du lịch không chỉ đơn thuần vì lợi ích kinh tế mà quan trọng hơn, thông qua đó giới thiệu một di sản văn hóa quý giá của dân tộc tới rộng rãi công chúng, góp phần vào việc giáo dục ý thức tôn trọng và bảo lưu những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Tiểu kết

Trong bối cảnh phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập, bản sắc văn hóa của người Dao đang có những thay đổi nhanh chóng, vừa có xu hướng biến đổi tích cực, tiếp thu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế thị trường, các xu hướng văn hoá hiện đại. Đồng thời cũng thể hiện rõ nhu cầu về văn hoá tâm linh, giao lưu giữa các cộng đồng người Dao và giữa người Dao với các dân tộc khác.

Bên cạnh những biến đổi tích cực là những mặt còn hạn chế. Bản sắc văn hóa của người Dao đang dần bị mai một, mất đi các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là vấn đề vô cùng cấp thiết, lãnh đạo huyện Tân Sơn cần đưa ra những giải pháp hiệu quả để bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của bản sắc văn hóa người Dao ở huyện Tân Sơn.

KẾT LUẬN

Văn hóa là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần, do những hoạt động của con người sáng tạo ra. Lịch sử nhân loại đã chứng minh văn hóa chính là cơ sở, nền tảng cho mọi sự phát triển. Văn hóa là cái thể hiện trình độ người, là kết tinh sức mạnh bản chất sáng tạo của loài người. Mặc dù văn hóa được hình thành và phản ánh tồn tại xã hội nhưng cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, nó có sự tác động to lớn đối với tồn tại xã hội. Nó trở thành năng lực nội sinh quy định sự bảo tồn và phát triển tương lại của một dân tộc.

Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử phát triển. Những giá trị văn hóa trong đời sống của người Việt có phần phong phú và đa dạng. Xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho quá trình phát triển. Việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển những giá trị của văn hóa truyền thống trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới hiện nay là vấn đề quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn Hội nhập quốc tế. Việc phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống không chỉ để khẳng định sức mạnh văn hóa của dân tộc mình mà còn khẳng định bản lĩnh tham gia vào quá trình Hội nhập, chủ động tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa của nhân loại để làm phong phú thêm bản sắc của mình vì đây là quy luật của sự phát triển văn hóa.

Người Dao ở huyện Tân Sơnlà một cộng đồng có nền văn hoá mang đậm bản sắc riêng. Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, bản sắc văn hoá của cộng đồng người Dao đã hình thành rõ nét từ lễ hội truyền thống và những phong tục tập quán của họ. Những giá trị văn hoá đã được chắt lọc, giữ gìn, trao truyền và phát huy phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống của người Dao và có sức sống lâu bền trong xã hội truyền thống cũng như trong đời sống hiện nay.Chính các giá trị đó đã góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Dao ở huyện Tân Sơn.

Bản sắc của người Dao lưu giữ một cách sống động các giá trị văn hoá truyền thống, là kho tư liệu quý báu giúp những người làm công tác nghiên

cứu văn hoá có thêm cái nhìn tổng thể, đầy đủ hơn về một nền văn hoá của cộng đồng có truyền thống lịch sử lâu đời, từ đó đề xuất với các cấp chính quyền ở địa phương những giải pháp phù hợp cho việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của người Dao nói riêng, của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở huyện Tân Sơn nói chung.

Người Dao ở Tân Sơn nói riêng và ở Việt Nam nói chung là cộng đồng người có nền văn hóa phong phú, độc đáo và có nét đặc sắc riêng. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống tinh thần cho đồng bào người Daolà cần thiết trong điều kiện hiện nay, nhằm phát huy tốt những giá trị truyền thống dân tộc, phát huy sức mạnh vốn có bao đời nay, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, chúng ta không thể kế thừa tất cả những giá trị tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Dao. Bởi trong quá trình phát triển đất nước có những nét văn hóa đã tỏ ra lỗi thời và không còn phù hợp thậm chí còn gây cản trở cho sự phát triển. Bởi vậy, chúng ta chỉ kế thừa những nét văn hóa nào có giá trị tiến bộ.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng của chính quyền địa phương cũng như của đồng bào Dao trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của người Dao, song sự biến đổi là một tất yếu. Sự biến đổi đó phần nhiều là do tác động của nền kinh tế thị trường, của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nó đang ảnh hưởng sâu rộng tới từng địa phương,

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa của người dao ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)