Thực trạng bản sắc văn hóacủa người Daoở huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa của người dao ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)

3.1.1.Biến đổi bản sắc văn hóa của người Dao ở huyện Tân Sơn

3.1.1.1. Biến đổi tích cực

Hiện nay chính quyền địa phương thực hiện chủ trương giao khoán việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình. Vì thế người Dao ở Tân Sơn hầu hết đã bỏ tục lệ đốt nương, phá rừng để làm nương rẫy. Đời sống kinh tế của người Dao đã thực sự đi lên do nguồn lợi kinh tế từ rừng đem lại.

Đối với phương thức canh tác, thực hiện chính sách phát triển kinh tế của huyện đề ra, người Dao đã triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, người Dao ở huyện Tân Sơn đã thực hiện phát triển mô hình kinh tế theo hướng đa canh, xen canh tăng vụ, kết hợp với hệ sinh thái vườn - ao - chuồng ngày càng phù hợp và có hiệu quả.

Trong phương thức canh tác, áp dụng những yếu tố kỹ thuật mới trong sản xuất, làm thay đổi một số thành tố trong công cụ sản sản xuất truyền thống của người Dao. Trước đây, con dao, cái cày, bừa bằng gỗ hoặc tre, và liềm luôn gắn liền với hoạt động sản xuất của người Dao. Ngày nay người Dao bắt đầu làm quen với công cụ sản xuất tiên tiến, tiết kiệm sức lao động như đưa máy tuốt lúa vào sản xuất, dùng máy cày bừa thay cho sức kéo của gia súc. Máy sát lúa, ngô, máy bơm nước... ngày càng phổ biến trong đời sống sinh hoạt của người Dao giúp tăng năng suất lao động tiết kiệm thời gian, sức lao động của con người.

Về nhà ở, người Dao ở Tân Sơn trước đây thường ở nhà nửa sàn nửa đất, nhưng sống xen kẽ với người Kinh nên đồng bào sớm tiếp thu kiến trúc nhà ở mới, bố trí nhà cửa phong phú với các gian phòng riêng cho mỗi thành viên trong gia đình, sử dụng vật liệu làm nhà chắc chắn hơn. Trong làng hiện nay chỉ còn một số ít gia đình giữ lại ngôi nhà nửa sàn nửa đất truyền thống, một phần là

do điều kiện kinh tế còn hạn chế, phần nữa là do các hộ gia đình này ý thức được việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trong tiến trình phát triển, người Dao đã xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu không phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế,đồng thời kế thừa những giá trị tốt đẹp và tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa mới. Trong việc tổ chức cưới hỏi, hay tang ma người Daođã đi theo những chủ trương tiến bộ mà Đảng và Nhà nước đề ra, đồng thời vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc mình.Ngày nay, những nghi lễ không còn khắt khe, rườm rà như trước mà đã ngắn gọn hơn, phù hợp hơn với điều kiện của từng gia đình, từng địa phương; trong gia đình khi có người ốm đau, bệnh tật đều được đưa đi thăm khám ở các cơ sở y tế chứ không còn cúng bái như trước nữa.

3.1.1.2. Biến đổi tiêu cực * Trang phục

Ngày nay, trang phục của người Dao ở Tân Sơn đã có nhiều thay đổi, họ đã sử dụng vải và may mặc theo kiểu trang phục của người Kinh. Trong làng người dân hầu như không còn mặc trang phục truyền thống của dân tộc, đặc biệt là thế hệ thanh niên sử dụng hoàn toàn các trang phục theo xu hướng thời trang và phong cách ăn mặc hiện đại. Chỉ còn một số ít các cụ già trong làng còn sử dụng trang phục truyền thống, hoặc trong những dịp lễ tết. Việc loại bỏ trang phục truyền thống của dân tộc trong đời sống hàng ngày của người Dao ở Tân Sơn gây nên sự mai một bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là hệ quả của việc chưa ý thức sâu sắc được giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc của thế hệ trẻ. Điều này gây nguy hại nghiêm trọng đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa, mai một bản sắc dân tộc cần có các giải pháp nhanh chóng khắc phục.

Theo dòng chảy thời gian, cộng với quá trình du nhập của nhiều luồng văn hóa khác nhau nên những giá trị văn hóa của đồng bào người Dao ở Tân Sơn đang có những dấu hiệu phai nhạt. Vì thế cần phải có giải pháp kịp thời để bảo vệ những di sản văn hóa của người Dao khi vẫn còn khả năng khôi phục và bảo tồn.

* Ngôn ngữ - chữ viết

Một trong những di sản quan trọng của người Dao hiện nay đang có nguy cơ bị mai một, và mất hẳn. Người Dao vốn có chữ viết gốc Hán được Dao hóa (Chữ Nôm Dao), nhưng hiện nay số người Dao biết chữ Nôm Dao còn rất ít, chủ yếu là những người cao tuổi, còn thế hệ trẻ sau này hầu như không biết đến. Đây là một nguy cơ lớn nhất đe dọa sự mai một bản sắc văn hóa của người Dao ở huyện Tân Sơn.

Dân số tăng nhanh do nhiều gia đình còn ảnh hưởng tư tưởng “trọng nam khinh nữ” buộc phải sinh con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên. Dẫn đến gia tăng dân số và đời sống gặp nhiều khó khăn, thất nghiệp diễn ra, tỷ lệ người không có việc làm khá phổ biến ở các bản làng. Hơn nữa những người đến độ tuổi lao động sau một thời gian đi làm thuê về đã mang theo những tệ nạn xã hội về các thôn bản như: cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm... phá vỡ thiết chế và giá trị làng bản. Bên cạnh đó, còn mang về luồng văn hóa ngoại lai, làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến ngôn ngữ và các hình thức sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa của người dao ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)