Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của người Dao ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ Dao ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Thứ nhất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc người Dao nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Bản sắc văn hóa dân tộc Dao không phải tự nhiên mà có, mà nó được hình thành và xây dựng bởi con người của chính dân tộc đó trên cơ sở của điều kiện tự nhiên, lịch sử của dân tộc. Người Dao giữ gìn bản sắc văn hóa trước hết là để khẳng định mình, khẳng định sự tồn tại của dân tộc Dao bên cạnh các dân tộc khác. Là thể hiện bản lĩnh dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc sẽ làm cho cộng đồng dân cư, nhất là thế hệ trẻ, hiểu được lịch sử, truyền thống dân tộc mình, từ đó khơi dậy niềm tự hào, giúp họ nâng cao bản lĩnh sống, đứng vững trước cám dỗ, những tác động từ bên ngoài.
Thứ hai, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao là để phát huy tốt hơn nguồn lực nội sinh của đất nước. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng của mình, bản sắc văn hóa đó phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của dân tộc đó. Bản sắc văn hóa dân tộc vừa khắc họa chân dung dân tộc vừa tạo nên những nhân tố nội lực quan trọng thúc đẩy dân tộc phát triển. Nếu như đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc thì đó là sự đoạn tuyệt với chính nguồn nội lực nội sinh của dân tộc. Trong sự phát triển của mỗi dân tộc cần có cả nguồn nội lực và ngoại lực, trong đó nguồn nội lực đóng vai trò quyết định. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao sẽ góp phần khẳng định nguồn lực nội sinh, trên cơ sở đó tạo lập những bước đi thích hợp khai thác và phát huy hiệu quả nguồn lực nội sinh đó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực to lớn từ bên ngoài, nhưng để có một đường lối phát triển phù hợp thì phải xuất phát từ nhân tố bên trong. Bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao với những đặc điểm nói trên là một trong những nguồn nội lực của dân tộc ta.
Do đó giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao chính là sự khai thác và phát huy nội sinh của đất nước.
Thứ ba, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia đều đạt ra mục tiêu phát triển của riêng mình. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, mỗi quốc gia phải có những biện pháp, cách thức khác nhau. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc dân tộc với việc thực hiện các mục tiêu phát triển là nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng rất khó khăn của tất cả các quốc gia. Phát triển mà đánh mất bản sắc dân tộc thì phát triển sẽ không bền vững, ngược lại, giữ gìn bản sắc dân tộc mà không phát triển thì dân tộc cũng không thể tồn tại được và bản sắc văn hóa đó cũng không còn giá trị đối với dân tộc.
Huyện Tân Sơn với 8 dân tộc anh em cùng tồn tại và phát triển gắn kết với nhau trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, tạo nên nền văn hóa đa dạng. Các dân tộc sống xen kẽ với nhau cùng chia sẻ những nét chung với nền văn hóa của mình, tạo nên sự thống nhất trong sự đa dạng của nền văn hóa đa sắc màu, những kết tinh của các giá trị văn hóa của các dân tộc khác nhau đặt nền tảng cho một sự giao lưu năng động giữa các nền văn hóa dân tộc tạo nên sự phong phú của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của từng dân tộc trong ở huyện Tân Sơn trong đó có dân tộc Dao đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc tại huyện Tân Sơn nói riêng và trên cả nước nói chung.