Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 83 - 127)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Kết quả thực nghiệm

* Kết quả về mặt định tính:

- Đối với giáo viên tham gia thực nghiệm đã vận dụng có hiệu quả việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí. Trong giờ dạy, giáo viên đã thể hiện vai trò chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức mới, phát huy được tính tích cực của học sinh.

- Đối với học sinh:

Với học sinh ở lớp thực nghiệm. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em đã tích cực hoạt động, hăng hái tham gia trò chơi để hình thành kiến thức, củng cố những kiến thức Địa lí. Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí đã giúp các em tích cực hoạt động, rèn luyện cho các em các kĩ năng Địa lí.

* Kết quả về mặt định lượng:

Kết quả của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 qua các bài thực nghiệm được phản ánh qua bài kiểm tra của học sinh. Qua thống kê, tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm Giáo án Lớp Số HS Điểm X 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 1 TN 11F 44 0 1 2 3 5 12 10 9 2 7,29 ĐC 11E 43 1 3 1 5 9 11 10 2 1 6,48 Bài 2 TN A 45 0 1 2 1 8 10 12 9 2 7,35 ĐC 11B 44 1 2 1 8 7 10 10 4 1 6,59 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm Lớp Số HS Điểm X 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN 89 0 2 4 4 13 22 22 18 4 7,3 Lớp ĐC 87 2 5 2 13 16 21 20 6 2 6,4

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả điểm kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bảng 3.4: Bảng tổng hợp xếp loại học lực Mức độ Lớp TN (89 HS) Lớp ĐC (87 HS) Số HS % Số HS % Giỏi (9-10 điểm) 22 24,7 8 9,2 Khá (7-8 điểm) 44 49,9 41 47,1 TB (5-6 điểm) 27 19,1 29 33,3 Yếu (<5 điểm) 6 6,7 9 10,3

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ so sánh xếp loại học lực

Bảng 3.5: Mức độ nhận thức của học sinh theo thang B.loom

Mức độ Lớp TN Lớp ĐC Nhận biết 0 2,3 Hiểu 6,74 8,0 Áp dụng 19,1 33,3 Phân tích 49,4 47,1 Đánh giá 24,7 9,1

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức

Như vậy, qua quá trình thực nghiệm sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí ở trường THPT công nghiệp Việt Trì, tôi có một số nhận xét nhưu sau:

Về mặt kiến thức: + Ở lớp thực nghiệm:

Các em đã định hướng được phương pháp học tập, làm việc trên cơ sở tích cực, chủ động tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua hệ thống câu hỏi, cách thức tổ chức trò chơi Địa lí, giáo viên đã tạo ra không khí sôi nổi, từ đó tạo ra hứng thú trong học tập. kết quả thực nghiệm bảng (3.3; 3.4) cho thấy:

- Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng (TN: 7,3; ĐC: 6,49).

- Số học sinh đạt điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm chiếm phần đông tới 66 học sinh cao hơn lớp đối chứng.

- Mức độ nhận thức của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, cụ thể:

Phân tích: TN 49,4%, ĐC 47,1% Đánh giá: TN 24,7%, ĐC 9,1 %

+ Ở lớp đối chứng:

Các em còn lười suy nghĩ, lười hoạt dộng và gần như không có hứng tú học tập, chưa thật sự tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức. Kết quả chưa cao, số học sinh ở mức độ nhận biết chiếm 2,3%.

Về mặt kĩ năng: + Ở lớp thực nghiệm:

Tiếp tục rèn luyện cho học sinh ôn tập, hình thành kiến thức mới thông qua các dạng trò chơi Địa lí khác nhau. Từ đó để các em hình thành những năng học tập mới, năng động, sáng tạo trong môn học Địa lí.

+ Ở lớp đối chứng:

Việc hứng thú học tập với bộ môn Địa lí của các em lớp 11 còn thấp, kĩ năng làm việc để tiếp thu kiến thức còn chưa đa dạng.

Về mặt thái độ: + Lớp đối chứng:

Không khí học tập nghiêm túc, học sinh chăm chú nghe giảng, các em tỏ ra nắm kiến thức song chưa chắc chắn nên kết quả chưa cao.

+ Lớp thực nghiệm:

Học sinh rất tích cực phát biểu xây dựng bài, có hứng thú trong việc khám phá tri thức mới, các em có mức độ hiểu bài tốt nên kiến thức chắc chắn.

Từ kết quả thực nghiệm cho phép tôi rút ra nhận xét:

Việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 để hình thành, phát triển năng lực cho học sinh là thật sự có ý nghĩa. Thông qua quy trình, biện pháp tổ chức thực hiện trong các giờ dạy đã có tác dụng nhất định đối với học sinh, tạo cho học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực tư duy của các em. Sử dụng trò chơi vào các bài dạy Địa lí 11 cụ thể, học sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn trong giờ học, qua đó những kiến thức mà em lĩnh hội được sẽ sâu sắc hơn và nhớ lâu hơn, thoải mái trong tiết học hơn

thông qua trò chơi Địa lí và kĩ năng tư duy của mình. Như vậy, có thể khẳng định hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.

Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và từ đó nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí.

Tiểu kết chương 3

Như vậy chương 3 đã đi vào cụ thể hóa việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí ở trường THPT. Tôi đã tiến hành thiết kế các giáo án Địa lí theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Sau đó tổ chức thực nghiệm sư phạm tại THPT công nghiệp Việt Trì. Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trên cơ sở có mục đích, có yêu cầu rõ ràng.

Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm có thể nhận thấy tính hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Bằng chứng cụ thể là kết quả thực nghiệm được thống kê ở các bảng trên cho thấy số học sinh ở lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn ở lớp đối chứng. Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí giúp học sinh hứng thú học tập, rèn luyện cho học sinh khả năng hoạt động độc lập, tích cực, giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng Địa lí. Đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Địa lí ở trường phổ thông.

PHẦN KẾT LUẬN

Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết hiện nay trong nhà trường phổ thông. Dạy và học tích cực định hướng phát triển năng lực là một trong những mục tiêu chung và cũng là tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới cả phương pháp đào tạo giáo viên và dạy học trong nhà trường phổ thông.

Việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng môn Địa lí ở trường phổ thông nói chung và định hướng phát triển năng lực trong dạy học Địa lí nói riêng.

Sau thời gian học tập, thực tập sư phạm và nghiên cứu đề tài “sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh”, tôi đã hoàn thành khóa luận của mình. Tuy mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học song về cơ bản đã đạt được một số kết quả nhất định.

Những kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài:

- Đã tiếp thu được những quan điểm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản, một số quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nói chung và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 để phát triển năng lực cho học sinh nói riêng.

Đề tài nghiên cứu, lựa chọn những vấn đề lí luận liên quan đến việc sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh một cách có hệ thống.

Xác định quy trình sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh và vận dụng quy trình để thiết kế giáo án và giảng thực nghiệm một số bài Địa lí cụ thể ở trường THPT, đã thu được kết quả tốt.

Bằng công tác thực nghiệm được tiến hành tại trường THPT công nghiệp Việt Trì – Phú Thọ, đề tài đã nói lên chất lượng học tập của học sinh ở

nhóm thực nghiệm là cao hơn nhóm đối chứng, từ đó thấy được tính hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.

- Bước đầu nắm được cách thức, quy trình, các bước tiến hành đẻ nghiên cứu một đề tài khoa học giáo dục.

Song vì đay là lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên còn nhiều thiếu sót, trình độ kiến thức giới hạn. Thời gian nghiên cứu không dài nên đề tài không trành khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Một số ý kiến đề xuất, kiến nghị:

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, để sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí có hiệu quả, góp phần hình thành phát triển năng lực cho học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Đối với giáo viên:

Để sử dụng có hiệu quả trò chơi trong giảng dạy Địa lí, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vũng lí thuyết, cách thức tổ chức trò chơi Địa lí.

Phải thường xuyên quan tâm, tìm hiểu tâm lí, nhu cầu của học sinh để có phương pháp giáo dục có hiệu quả, từ đó tạo ra hứng thú cho học sinh.

- Đối với học sinh:

Các em phải có kế hoạch học tập ngay từ đầu, phải biết định hướng kế hoạch cho tương lai của mình.

Không ngừng phát huy khả năng tư duy, năng lực sáng tạo trong học tập. Các em phải có ý thức được việc học tập của mình.

- Tăng cường thiết bị kĩ thuật phục vụ dạy học Địa lí, từng bước trang bị thêm các phương tiện hiện đại cho các trường THPT. Chú ý quan tâm đến các tài liệu tham khảo cho cả giáo viên và học sinh.

- Cần tiến hành bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT thường xuyên.

- Cần tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hai hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan. Nội dung đánh giá cần chú trọng toàn diện cả về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ học sinh.

Nhà trường phổ thông nên kết hợp chặt chẽ với các trường Đại học sư phạm để liên tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng các công tác như bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề… Đặc biệt cần chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên về các phương pháp dạy học mới hiện đại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD và ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí (Ban kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ BGD – ĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT), NXB Bộ Giáo Dục & Đào Tạo.

2. Bộ GD và ĐT (2014), SGK Địa lí 11, NXB Bộ GD và ĐT. 3. Bộ GD và ĐT (2014), Sách GV Địa lí 11, NXB Bộ GD và ĐT.

4. Bộ GD và ĐT (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn

Địa lí, NXB Bộ GD và ĐT.

5. Luật giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2014, NXB Chính Trị Quốc Gia.

6. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lí học dạy học, NXB ĐHQG Hà Nội.

7. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học theo

hướng tích cực, NXB Bộ GD và ĐT.

8. Đặng Văn Đức (2005), Giáo trình Lí luận dạy học địa lí phần đại cương, NXB Đại học sư phạm.

9. Nguyễn Kế Hào (chủ biên) và Nguyễn Quang Uẩn (2008), Giáo trình tâm

lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, NXB Đại học sư phạm.

10. Vũ Minh Hồng (1980), Trò chơi học tập, NXB GD.

11. Đặng Tiến Huy (1997), 50 trò chơi vui- khỏe thông minh, NXB văn hóa thông tin.

12. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kỹ thuật, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Mạnh Hưởng, và các tác giả (2016), Giáo trình Dạy học tích hợp

phát triển năng lực học sinh, Quyển 2, NXB Đại học sư phạm

14. T. A – KôrMan (1997), Cơ sở tâm lí của những bài giảng Địa lí (Tài liệu dùng chung cho GV). NXB Bộ GD và ĐT.

15. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông. NXB ĐHQG Hà Nội.

16. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB ĐHQG Hà Nội 17. Lê Thông (chủ biên), và các tác giả (2014), SGK Địa lí 11, NXB Giáo

dục.

18. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2006), Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường THPT, NXB Bộ GD và ĐT.

19. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), (2004), Tâm lí học đại cương, NXB Bộ

GD và ĐT

PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 11

Khi trả lời đối với những câu hỏi đã sẵn có phương án trả lời, thầy (cô) chọn câu trả lời thích hợp bằng cách đánh dấu X vào ô □ hoặc ô tương ứng. Trong đó ký hiệu : chỉ chọn một trong các câu trả lời; Ký hiệu □: có thể chọn nhiều hơn 1 câu trả lời.

I. Những thông tin chung về trường

1. Tên trường:

…... 2. Địa chỉ:

... 3. Điện thoại: ...Fax:

... 4. Địa chỉ Website: ...E-mail:

... 5. Tình hình trang bị cơ sở vật chất:

- Số phòng học: ... Trong đó có: + Phòng học nhà tầng: ... + Phòng học nhà cấp 4: ... + Phòng học tre nứa thô sơ: ... - Thư viện trường: ...

- Số phòng máy tính: …… Tổng số máy tính:…… Số máy tính dành cho dạy học: ……

- Số phòng sinh hoạt chuyên môn:

... - Số phòng học đã lắp đặt máy chiếu projector: ...

- Số phòng học có kết nối Internet:

………...

- Chất lượng đường truyền Internet: ... □ Rất tốt □ Tốt □ Khá □ Không tốt

- Số lượng các thiết bị tin học, văn phòng khác:

□ Máy in ... □ Máy chiếu projector để bàn ... □ Bảng tương tác...

□ Máy photo ... □ Tivi ... ... □ Thiết bị khác... 6. Đội ngũ giáo viên của nhà trường:

- Tổng số: ... Trong đó: CBQL: ………... GV: ...

- Số CBQL, GV có trình độ: Cao đẳng: …… Đại học: …… Thạc sĩ: ……Tiến sĩ: ……

II. Tình hình ứng dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học môn Địa lí

7. Thầy (cô) đang dạy: Khối lớp: ……… Số tiết/ tuần: ………

8. Theo thầy (cô), việc sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS là:

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết 9. Mức độ sử dụng các PPDH của thầy (cô) trong dạy học địa lí như thế nào?

Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa sử dụng

Phương pháp thuyết trình, giảng giải

Phương pháp đàm thoại Phương pháp dạy học hợp tác nhóm

Phương pháp dạy học nêu vấn đề Phương pháp dạy học dự án Phương pháp đóng vai

Sử dụng trò chơi trong dạy học

10. Trong dạy học địa lí, thầy (cô) gặp những khó khăn về?

□ Nội dung chương trình □ Nguồn tài liệu □ Phương tiện, TB giảng dạy

□ Khó khăn khác □ Không có khó khăn nào

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 83 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)