.Đảm bảo tính khoa học

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 35 - 37)

2 .Lịch sử nghiên cứu

2.1.1 .Đảm bảo tính khoa học

Thể hiện ở chỗ tri thức được đưa ra trong dạy học học phải chân chính, chính xác tức là phải đúng với bản chất có thật của sự vật, hiện tượng mà học sinh cần nghiên cứu, qua đó giúp các em hiểu đúng bản chất các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan, biết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản, có thói quen suy nghĩ, làm việc một cách khoa học.

2.1.2. Đảm bảo tính giáo dục

Thể hiện ở chỗ thông qua việc nắm vững tri thức và phương pháp nhận thức, học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và những phẩm chất của người lao động mới, tức là thong qua dạy học nhằm bồi dưỡng cho học sinh:

+ Có quan điểm duy vật biện chứng khi nghiên cứu, xem xét sự vật hiện tượng nào đó.

+ Có thái độ đúng đắn đối với sự vật hiện tượng đó.

+ Có sự tác động đúng dắn (hành vi, thói quen, phẩm chất, nhân cách) tương ứng với sự hiểu biết và thái độ đối với sự vật hiện tượng đó.

2.1.3. Phù hợp với nội dung chương trình và mục tiêu bài học

Việc giảng dạy phù hợp với chương trình và mục tiêu bài học giúp phát huy tính tích cực học tập của học sinh đảm bảo kiến thức trong nội dung bài học. Vì vậy nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động của trò chơi đòi hỏi học sinh phải sử dụng các giác quan, các thao tác trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư

duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, để lĩnh hội kiến thức của bài học, môn học.

2.1.4. Đảm bảo tính trực quan

+ Chữ viết phải rõ ràng, trình bày logic, nếu không chú ý sẽ gây phản tác dụng.

+ Hình ảnh, đồ minh họa,… phải có màu sắc, mang tính thẩm mĩ, phải rõ ràng, nêu bật được những khác biệt, càng ít chi tiết phụ càng tốt vì các chi tiết này gây mất tập trung vào điểm chính, điểm cần nhấn mạnh. Đồ dùng minh họa phải đủ lớn và đủ số lượng để cả lớp nhìn thấy rõ.

+ Nội dung càng mang tính hài hước và bất ngờ càng tốt. Cần chú ý đến đặc điểm văn hóa, đặc điểm hình thể của HS trong lớp để tránh đụng chạm đến văn hoa hay khuyết điểm về hình thể của HS.

+ Phương tiện đa chức năng: có thể sử dụng nhiều trò chơi, cách chơi khác nhau tùy theo trình độ và nội dung bài học.

2.2. Quy trình thiết kế các trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11

2.2.1. Các bước thiết kế trò chơi dạy học

Bước 1: Lựa chọn trò chơi vào bài học

- Phân tích yêu cầu cần đạt được của bài học.

- Chọn thử trò chơi nào đó để phân tích nội dung bài học và khả năng ứng dụng của trò chơi đó.

- Đối chiếu khả năng giáo dục của trò chơi (vừa chọn thử) với yêu cầu của bài học (nếu thấy không phù hợp thì cần trở lại việc chọn thử trò chơi).

Bước 2: Lên kịch bản trò chơi

- Giáo viên thiết kế giáo án chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng phục vụ cho trò chơi.

- Chuẩn bị thực hiện giáo án.

Khi xây dựng trò chơi học tập giáo viên cần chú ý tới:

- Có qui định về sự thưởng phạt rõ ràng. - Có cách chơi cụ thể (bao gồm cả thời gian). - Có cách tính điểm.

Như vậy, để xây dựng một trò chơi học tập, giáo viên cần lựa chọn từ các hoạt động đảm bảo được các nhân tố cơ bản trên.

Ngoài các trò chơi trong (sách giáo viên) SGK, giáo viên có thể bổ xung các trò chơi hợp lí với bài học và trình độ nhận thức của học sinh.

Bước 3: Thiết kế trò chơi

GV đặt tên trò chơi, cách thức chơi, những thao tác cần thiết, cố gắng thật ngắn gọn, rõ ràng làm sao để HS hiểu rõ cách thực hiện trò chơi.

Bước 4: Tổ chức trò chơi trong các bài cụ thể

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)