Một số đặc điểm tâm lí của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 28 - 32)

2 .Lịch sử nghiên cứu

6. Giới thiệu cấu trúc khóa luận

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh THPT

- Đặc điểm hoạt động học tập

Học tập của các em đòi hỏi cao về tính năng động, tính độc lập, gắn liền với xu hướng học lên cao hay chọn nghề, vào đời. Hoạt động này đòi hỏi thanh niên phải phát triển khả năng nhận thức, sự suy đoán logic cũng như khả năng trừu tượng, khái quát hóa. Nội dung tri thức, khối tri thức học tập của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông ngày một nhiều hơn, tính khoa học hơn lứa tuổi trước. Các em phải đi sâu vào việc nghiên cứu những tri thức cơ bản, những quy luật của bộ môn khoa học, đòi hỏi các em muôn snawms được chương trình một cách sâu sắc thì cần phải phát triển tư duy lí luận, phải tích cực năng động, sáng tạo, độc lập ở mức độ cao hơn học tập.

Nhìn chung thì hứng thú học tập của thanh niên học sinh đều mang tính chất rộng rãi, sâu và bền vững. Nhưng hứng thú này có sự khác biệt, không ngang bằng giữa các cá nhân trong cùng một lứa tuổi. Có những em có hứng

thú cao đối với môn học này nhưng em khác lại chỉ có hứng thú thấp, cá biệt có những em không có hứng thú đối với bất cứ một môn học nào. Sở dĩ có hiện tượng trên là do em này chưa xác định một cách rõ ràng, đầy đủ động cơ và mục đích học tập cho mình. Việc các em học sinh THPT thích môn nào, bài nào còn phụ thộc khả năng sư phạm của người giáo viên. Theo các nhà tâm lí học nghiên cứu còn cho thấy “Động cơ học tập không sẵn có, cũng không thể áp đặt từ ngoài vào mà phải hình thành dần trong quá trình học sinh ngày càng đi sâu và chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nếu trong tiết học, giáo viên biết tổ chức cho học sinh phát hiện ra những điều mới lạ (cả nội dung lẫn phương pháp dạy học, học sinh chiếm lĩnh tri thức đó) thì dần dần quan hệ thân thiết giữa các em với tri thức khoa học sẽ được hình thành, học tập dần dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của các em và sẽ thúc đẩy các em vươn tới giành lấy tri thức”.

Như vậy, việc tổ chức trò chơi cho học sinh trong quá trình dạy học một cách phù hợp sẽ góp phần khêu gợi nhu cầu, hình thành động cơ đúng đắn, hứng thú học tập cho học sinh.

- Đặc điểm trí nhớ

Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ của các em. Loại ghi nhớ này được hoàn thiền dần trong quá trình thanh niên rèn luyện có hệ thống. Các em càng học và càng rèn luyện tích cực bao nhiêu thì trí nhớ càng tốt và càng dễ dàng nhớ những kiến thức bấy nhiêu, vai trò của ghi nhớ logic, trừu tượng, ghi nhớ có ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt.

Nhìn chung ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông thì ghi nhớ có chủ địch chiếm ưu thế, ghi nhớ không chủ định hay lối học vẹt, học tụng kinh, học thuộc lòng đã lùi xuống hàng thứ yếu. Tuy nhiên vẫn còn có một số em ghi nhớ đại khái, chung chung, không đến nơi đến chốn và đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu. Chính vì vậy, mà các em cảm thấy khó khăn khi sử dụng những kiến thức

đó vào học tập, cũng như vào trong cuộc sống. Để khắc phục nhược điểm này, trong quá trình dạy học giáo viên cần phải tổ chức cho các em chơi trò chơi học tập nhằm dẫn dắt các em dễ tìm đến tri thức mới và củng cố lại những kiến thức đã học. Ngoài ra hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo.

- Đặc điểm tư duy

Ở trường trung học phổ thông, do ảnh hưởng của nội dung các môn học, do phương pháp giảng dạy, do yêu cầu của giáo viên nên đã hình thành cho học sinh nhiều kiến thức tư duy khác nhau trong đó tư duy trừu tượng và tư duy lí luận phát triển mạnh mẽ nhất. Năng lực tư duy trừu tượng của học sinh đầu tuổi thanh niên được biểu hiện rõ khi các em giải các bài toán cần có sự biện luận, cần có sự giải thích và chứng minh một chân lí nào đó hoặc năng lực này được biểu hiện ở nhu cầu muốn được lí giải các quy luật cũng như muốn rút ra những quy luật của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan. Bên cạnh đó thanh niên học sinh còn thích những môn đòi hỏi có sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học ở trường hoặc chưa được học ở trường. Các em còn thích khái quát hóa, thích tìm hiểu và thích tìm ra những nguyên tắc chung của các hiện tượng trong cuộc sống và của các tri thức phải tiếp thu.

Ở lứa tuổi này, các phẩm chất tư duy của các em ngày càng hoàn chỉnh ở mứ độ cao như phẩm chất tư duy độc lập, suy nghĩ sâu sắc, lòng ham hiểu biết. Những phẩm chất tư duy này không phải được hình thành ở thời điểm độ tuổi của các em mà nó là cả một quá trình phát triển lâu dài ở lứa tuổi trước.

Do yêu cầu học tập, do đời sống thực tế, do tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, với xã hội và do năng lực tư duy phát triển nên ở học sinh trung học phổ thông nảy sinh, hình thành và phát triển tính hoài nghi khoa học. Biểu hiện cảu tính hoài nghi này là thanh niên thường đặt những câu hỏi nghi vấn khi đứng trước một vấn đề, các em tự đặt câu hỏi và tự mình giải quyết, khi không giải quyết được thì đặt ra cho người khác cùng tranh luận. Lứa tuổi

này thường dùng lối phản đề để nhận thức chân lí được sâu sắc hơn, các em thường thích tranh luận những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thường hăng hái bảo vệ hững ý nghĩ mà mình thích, đồng thời cũng sống và có cảm xúc sâu sắc với ý nghĩ đó.

Hiện nay số học sinh trung học phổ thông đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi trên còn chưa nhiều. Thiếu sót cơ bản trong hoạt động tư duy của thanh niên là thiếu tính độc lập, các em chưa phát huy được hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính, còn thiên về tái hiện ý tưởng của người khác và cách luận chứng của người khác.

Chính từ đặc điểm tư duy nêu trên, khi thiết kế bài học có sử dụng phương pháp trò chơi giáo viên cần chú ý đến việc gắn điều trông thấy với hoạt động thực tiễn và nội dung của bài học, giúp các em phát triển khả năng nhận thức, tích cực suy nghĩ trong tiến trình phân tích, tranh luận để các em rút ra những kết luận đúng đắn. Đồng thời viêc tổ chức trò chơi cũng là bài kiểm tra thanh niên trong hoạt động học tập nhằm giúp các em hình thành các kiểu tư duy khác nhau một cách hoàn hảo.

- Đặc điểm tưởng tượng

Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng, tưởng tượng ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông phát triển mạnh mẽ, có sự biến đổi lớn về chất lượng và được kiểm tra chặt chẽ hơn so với lứa tuổi thiếu niên. Sự biến đổi nó thể hiện ở chỗ: Nội dung của tưởng tượng phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật âm nhạc.

Tưởng tượng tái tạo của lứa tuổi này đã phù hợp và không tách rời hiện thực mặc dù còn mang đượm màu sắc cảm xúc. Ví dụ: Nhờ tưởng tượng tái tạo khi học địa lí các em hình dung một cách trực quan thiên nhiên và con người các nước khác nhau.

Tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi này phát triển mạnh mẽ dàn dần giữ vai trò lớn, vai trò chủ đạo, đồng thời chiếm ưu thế trong tưởng tượng của các em. Tưởng tượng sáng tạo của thanh niên thể hiện rõ nhất trong hoạt động nghiên cứu khoa học, trong lĩnh vực kỹ thuật, vi tính.

Tuy tưởng tượng của lứa tuổi thanh niên học sinh có biến đổi lớn nhưng ở một số em vẫn còn có nhược điểm về tưởng tượng thể hiện ở chỗ thiếu tính thực hiện và xa rời cuộc sống. Ví dụ: Có những em không thích làm những việc nhỏ vì cho rằng những việc nhỏ là tầm thường mà chỉ thích làm những việc lớn. Do tưởng tượng của lứa tuổi này còn có nhược điểm như vậy nên để hình thành và phát triển tưởng tượng cho học sinh trung học phổ thông thì người giáo viên phải thường xuyên uốn nắn đôn đốc, hướng dẫn kiểm tra kịp thời những vấn đề cần thiết trong học tập hay thông qua tổ chức các trò chơi trong giảng dạy và các hoạt động khác nhau nhằm củng cố và phát triển tưởng tượng cho phù hợp với hoạt động thực tế của các em.

Tóm lại, từ việc phân tích những đặc điểm tâm lí của học sinh Trung học phổ thông có thể rút ra kết luận rằng: Việc tổ chức trò chơi cho học sinh là biện pháp quan trọng nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Địa lí ở trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)