Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí ở trường THPT công

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 32 - 35)

2 .Lịch sử nghiên cứu

6. Giới thiệu cấu trúc khóa luận

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí ở trường THPT công

công nghiệp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Nhìn chung các giáo viên Địa lí hiện nay đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giảng dạy bài thực hành. Vì vậy mà đa số giáo viên đã xác định được mục đích quan trọng nhất khi dạy các bài thực hành Địa lí đó là: Hình thành, rèn luyện kĩ năng địa lí và kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh.

Qua tổng hợp thông tin từ các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thao giảng của các giáo viên ở trường THPT công nghiệp Việt Trì , tất cả giáo viên đã xác đinh được cụ thể mục đích của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí là một phương pháp riêng cung cấp hoặc rèn luyện kĩ năng. Và nhất trí cho

rằng nội dung các Địa lí 11 đã bao quát tương đối đầy đủ các kĩ năng cần hình thành, rèn luyện cho học sinh và phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh.

Đa số giáo viên trong tổ đã xác định được qui trình tiến hành tổ chức trò chơi trong dạy học Địa lí. Từ thực trạng dạy học Địa lí ở trường cho thấy, hình thức tổ chức dạy học với sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh được giáo viên thường hay sử dụng là theo nhóm và toàn lớp. Các giáo viên cho rằng: dạy học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực, giúp học sinh có tinh thần hợp tác và phát triển tư duy. Còn đối với hình thức dạy học toàn lớp thì giáo viên có thời gian hướng dẫn học sinh chi tiết hơn, giáo viên dễ dàng quan sát và điều khiển lớp học, chủ động được thời gian trong các bước của quá trình lên lớp. Tuy nhiên, việc phân loại các dạng bài trò chơi để thiết kế các trò chơi dạy trong chương trình Địa lí lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh hầu như chưa được các giáo viên đầu tư thích đáng.

Cũng qua quá trình quan sát, dự giờ…chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều thích thú khi thầy cô giáo sử dụng trò trong quá trình dạy học địa lí, phần lớn khi được hỏi các em đều coi đây phương pháp để học tập, giúp các em nắm kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong học tập. Khi thực hiện các hoạt động học tập gắn với các trò chơi dạy học các em cảm thấy rất hứng thú, dễ tiếp thu, dễ nhớ bài và khắc sâu kiến thức bài học, yêu thích bộ môn hơn. Điều này một lần nữa cho chúng ta thấy vai trò to lớn của phương tiện dạy học nói chung và sử dụng trò chơi trong dạy học nói riêng trong dạy học Địa Lí.

Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy phần lớn học sinh còn lúng túng khi hoạt động trò chơi trong quá trình học tập của mình bởi các em chưa có phương pháp học Địa lí qua các trò chơi, chưa hiểu rõ mục đích của việc học tập thông qua các trò chơi. Các em không biết tổ chức, hoạt động chưa khoa học, như thế nào là

khai thác tri thức từ trò chơi. Vì vậy nên không tích cực, chủ động học tập và nghiên cứu tìm kiếm nguồn tri thức. Mong muốn của học sinh là được giáo viên có các biện pháp hướng dẫn cụ thể, chi tiết khi tổ chức trò chơi để các em có điều kiện phát huy tính tích cực, các năng lực trong học tập.

Phần lớn học sinh còn thụ động, chưa tự giác, tích cực trong việc khai thác kiến thức từ hoạt động trò chơi, hoặc khi chơi trò chơi chúng các em chỉ quan tâm tới phần thưởng, hình thức bên ngoài mà không chủ động suy nghĩ những gì đem lại từ hoạt động trò chơi dẫn đến việc khai thác tri thức, hướng tới mục đích học tập kém hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả việc dạy và học Địa lí, cần phải có phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học thật phù hợp với mục đích yêu cầu của bài học là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm nâng cao khả năng tự học, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh trong thời kỳ hội nhập của đất nước.

Tiểu kết chương 1

Như vậy chương 1 đã trình bày một cách khái quát về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí. Đây là một phương pháp dạy học có tính hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực, chủ động, phát triển năng lực cho học sinh. Để vận dụng trò chơi trong giảng dạy có hiệu quả, trước hết phải xuất phát từ bản chất của quá trình dạy học, bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học, hệ thống những kiến thức và kĩ năng Địa lí cần hình thành cho học sinh, đồng thời cũng xuất phát từ đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh và thực tiễn trường THPT để có cách sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí một cách linh hoạt, hợp lí, hiệu quả.

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 32 - 35)