Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 80 - 81)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Đối tượng thực nghiệm

Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành song song ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở trường THPT Công Nghiệp Việt Trì, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Các lớp thực nghiệm được thực hiện theo phương pháp dạy học mà đề tài đã đề ra (sử dụng trò chơi trong dạy học).

- Các lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống. Từ so sánh, đối chiếu rút ra kết luận, tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài.

Để thu thập thông tin, tôi sử dụng một số cách sau:

- Dự giờ dạy thực nghiệm, quan sát hoạt động của thầy và trò trong giờ thực nghiệm.

- Trao đổi, trò chuyện với học sinh, tìm hiểu thái độ của học sinh, giao viên về giờ thực nghiệm.

- Kiểm tra chất lượng giờ dạy bằng cách cho học sinh làm bài kiểm tra sau mỗi bài thực nghiệm.

Để bảo đảm nguyên tắc thực nghiệm, trước khi thực nghiệm tôi đã thu kết quả học kì I của khối 11 trường THPT Công Nghiệp Việt Trì, Sau đó sử dụng thang B.loom để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh theo 5 bậc: Nhận biết, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá.

Bảng 3.1: Mức độ nhận thức của học sinh một số lớp khối 11 theo thang B.loom trước khi thực nghiệm

Thang B.loom Lớp 11A Lớp 11B Lớp 11C Lớp 11D Lớp 11E Lớp 11F Nhận biết 2,3 2,1 2,3 2,3 2,4 2,2 Hiểu 9,2 6,9 8,8 8,9 6,9 9,2 Áp dụng 32,8 35,5 32,3 35,5 38,7 36,3 Phân tích 48,7 45,0 49,9 44,2 42,9 43,1 Đánh giá 7,0 10,5 6,7 9,1 9,1 9,2

Từ bảng kết quả tôi đã chọn ra các lớp thực nghiệm có trình độ nhận thức tương tự như lớp đối chứng.

Bài 1: Lớp thực nghiệm: Lớp 11F Lớp đối chứng: Lớp 11E Bài 2: Lớp thực nghiệm: Lớp 11A

Lớp đối chứng: Lớp 11B

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 80 - 81)