Tình hình nhiễm một số bệnh gà Sasso và đề xuất biện pháp phòng, điều trị

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất của gà bố mẹ sasso tại trại công ty mavin (Trang 52 - 57)

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Tình hình nhiễm một số bệnh gà Sasso và đề xuất biện pháp phòng, điều trị

điều trị

4.4.1. Một số bệnh thường gặp trên gà Sasso giai đoạn 19-32 tuần tuổi.

Trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc đàn gà, chúng tôi theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn gà, ghi chép những biểu hiện bất thường để đánh giá tỷ

lệ nhiễm bệnh của gà từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán thông qua quan sát triệu chứng lâm sàng và mổ khám quan sát bệnh tích.

Bảng 4.6. Tỷ lệ m c bệnh của gà Sasso từ 19-32 tuần tuổi

STT Tên bệnh Quy mô đàn (con) Số con mắc bệnh (con) Số con chết (con) Tỷ lệ mắc bệnh Tỷ lệ chết 1 ORT 9364 550 56 5,87 10,19 2 Viêm ruột hoại tử 9189 245 7 2,66 2,86 Tổng 795 63 8,53 13,18

Ghi chú: Tuần tuổi 19 gà bị bệnh ORT với quy mô đàn là 9364 con. Ở

tuần tuổi 24 gà bị bệnh viêm ruột hoại tử với quy mổ đàn là 9189.

Theo kết quả theo dõi ở bảng 4.6 cho thấy gà ở tuần 19 bị mắc bệnh ORT có tỷ lệ mắc thấp 10,18 % do lúc này thời tiết lạnh, mưa phùn nhiều, độ ẩm không khí cao làm cho nền chuồng có phần bị ẩm ướt nên gà dễ mắc bệnh hô hấp. Các bệnh tiêu hóa xảy ra sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại lớn như: giảm khối lượng, giảm sức đề kháng, khả năng tăng trọng, khả năng sản xuất trứng của gà. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời gà sẽ dần suy kiệt và chết. Sau quá trình theo dõi cho thấy ở tuần tuổi 24 gà bị bệnh viêm ruột với tỷ lệ mắc là 2,66%. Theo Đỗ Võ Anh Khoa và Lưu Hữu Mãnh (2012), tỷ lệ tiêu chảy trong chăn nuôi gà công nghiệp là 3,2-37,8%, nguyên nhân chủ yếu là do E. coli (74-87%).

Bảng 4.7. Triệu chứng lâm sàng của gà m c bệnh

Số con theo dõi (con)

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu

Số con có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) 550 ORT Gà sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn 460 83,63 Khó thở, ngáp gió, vươn cổ để thở 500 90,90

Ho, hắt hơi, vảy mỏ 385 70,0

Cháy nước mắt, nước mũi 515 93,63

245

Viêm ruột hoại tử

Giảm ăn, chậm chạp 209 85,30

Tiêu chảy phân đen có nhiều bọt, phân sống, có dịch nhầy

155 63,26

Tiêu chảy phân vàng, có bọt khí

72 29,38

Nằm gục đầu, xã cánh, không thể đi lại được

96 39,18

Qua bảng 4.7. cho thấy trong tổng số 550 con bị bệnh thì có tới 515 con có triệu chứng đặc trưng của bệnh ORT điển hình chảy nước mắt, nước mũi (93,63%). Khi gà có triệu chứng sốt cao là biểu hiện của phản ứng phòng vệ khi kháng nguyên có hại xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra còn các triệu chứng như rướn cổ lên ngáp, chảy dịch ở mũi, chảy nước mắt, vảy mỏ cũng là triệu chứng thường gặp trên đàn gà mắc bệnh ORT.

Ta thấy trong tổng số 245 gà được theo dõi, 63,26% số gà có biểu hiện tiêu chảy phân đen có nhiều bọt, phân sống, có dịch nhầy; 85,30% gà giảm ăn, chậm chạp; 39,18% gà có biểu hiện nằm gục đầu, xã cánh, không thể đi lại được.

Vì vậy triệu chứng chủ yếu của bệnh đường tiêu hóa bao gồm: tiêu chảy phân đen có nhiều bọt, phân sống, có dịch nhầy, gà giảm ăn và chậm chạp.

Bảng 4. 8. Bệnh tích của gà m c bệnh Số con mổ khám (con) Bệnh tích đại thể chủ yếu Số con có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) 7 ORT Khí quản có dịch nhầy 4 57,14 Phổi viêm đỏ sẫm 5 71,43

Phổi viêm phủ tơ huyết

5 71,43

Phổi viêm hóa mủ 6 85,71

Phế quản gốc có bã đậu dạng ống

5 71,43

Gan sưng tụ máu 3 42,85

Phủ tơ huyết ở gan ruột 3 42,85

6

Viêm ruột hoại tử

Ruột non căng phồng,

niêm mạc ruột xuất huyết 4 66,67 Niêm mạc ruột có vết loét 3 50,0 Nang trứng xuất huyết

hoặc sung huyết 3 50,0

Gan sưng, xung huyết 3 50,0

Từ bảng 4.8 ta có thể thấy số lượng gà khi gà mắc bệnh ORT có bệnh tích đại thể chủ yếu ở phế quản và phổi với các bệnh tích đặc trưng phổi có mủ, viêm đỏ sẫm, có viêm xung quanh phổi, trong phế quản có cục mủ hình ống màu

trắng ngà, các túi khí bị viêm dày lên, có màu trắng đục. Tất cả gà mổ khám đều có bệnh tích ở phổi do phổi bị viêm và phế quản chứa cục mủ làm tắc đường thở của gà khiến gà phải rướn cổ lên thở.

Có thể thấy số lượng gà có bệnh tích ruột non căng phồng, niêm mạc ruột xuất huyết chiếm tỷ lệ 66,67%. Số lượng gà mổ khám có bệnh tích gan sưng, xung huyết cũng chiếm tỷ lệ cao là 3 con, chiếm tỷ lệ 50,0%. Ngoài ra bệnh tích trên gà chiếm 50,0% là nang trứng xuất huyết hoặc xung huyết.

Qua quá trình theo dõi, mổ khám gà có bệnh tích cho thấy gà bị mắc bệnh viêm ruột hoại tử sẽ biểu hiện bệnh tích ở các cơ quan như: ruột non, nang trứng, gan. Nghiên cứu của Hoàng Văn Lân Thanh (2012), tỷ lệ bệnh tích ruột căng đầy hơi, niêm mạc ruột mỏng bong tróc, hoại tử chiếm 65,44%.

4.4.2. Phác đồ đi u tr bệnh trên đàn gà Sasso.

Bảng 4.9.Phác đồ đi u tr bệnh cho gà Sasso

Bệnh Liệu trình Số con điều trị con Số con kh i (con) Tỷ lệ kh i bệnh ORT 3-5 ngày 550 494 89,81 Viêm ruột hoại tử 3-5 ngày 245 238 97,14

Đối với những gà mắc bệnh, chúng tôi đã xây dựng phác đồ điều trị. Qua bảng 4.8 tôi nhận thấy các phác đồ điều trị đều mang lại hiệu quả cao. Phác đồ điều trị bệnh ORT có tỷ lệ khỏi bệnh là 89,81%, bệnh viêm ruột hoại tử có tỷ lệ khỏi bệnh 97,14%.

Các phác đồ điều trị sử dụng đều đạt hiệu quả cao, nên áp dụng vào điều trị sớm khi mới phát hiện bệnh.

Sử dụng thuốc cho tổng đàn từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

Sau quá trình thực tập tôi nhận thấy kết quả từ quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh tích cực đem lại hiệu quả rất cao. Như vậy ta có thể thấy được việc sử dụng vaccine vào trong quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà là rất an toàn, mang lại hiệu quả cao, quy trình này nên được áp dụng phổ biến.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất của gà bố mẹ sasso tại trại công ty mavin (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)