Chẩn đoán phân biệt bệnh CRD với bệnh ORT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất của gà bố mẹ sasso tại trại công ty mavin (Trang 30 - 36)

Triệu chứng bệnh tích CRD ORT

Vùng đầu mắt, mào tích Sưng mắt, chảy nước mắt

Không sưng

Mắt mũi Chảy nước Dịch viêm ở mũi

Trạng thái hô hấp Thở khò khè Rướn cổ lên thở ngáp, không theo chu kỳ Khí quản Xuất huyết nhẹ Không có hoặc rất ít

xuất huyết

Phổi Bình thường Bã đậu hình ống trong

phổi và 2 phế quản chính

2.7.3. Bệnh viêm ruột hoại tử

* Nguyên nhân:

+ Bệnh do Clostridium perfringens gây ra, chủ yếu xảy ra ở gà trên 3 tuần tuổi. Gà mắc bệnh này thường chết đột ngột, niêm mạc ruột bị hoại tử nặng.

+ Bệnh do vi khuẩn Clostridium perfringens type A (sinh ra độc tố ) và

type C (sinh ra độc tố ) gây nên. Đây là một loại vi khuẩn yếm khí, Gram (+), có nha bào chịu nhiệt. Nha bào của vi khuẩn này có thể sống nhiều năm ở trong đất, thức ăn, nước uống…

+ Bệnh có thể lây lan qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm vi khuẩn này. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng có sẵn trong

đường ruột của gà. Khi xảy ra các vấn đề như: bệnh cầu trùng, rối loạn tiêu hóa, giun sán, thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn bị ẩm mốc, chất độn chuồng ẩm ướt… là điều kiện cho C. perfrigens phát triển và gây bệnh.

+ Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu xảy ra ở gà trên 3 tuần tuổi. Đối với gà thịt nuôi số lượng lớn thấy nhiều đàn bị bệnh ở giai đoạn 5-6 tuần tuổi.

* Triệu chứng: Bệnh xảy ra ở 2 thể: cấp tính và mạn tính.

+ Ở thể cấp tính, gà bị bệnh thường giảm ăn, chậm chạp. Gà tiêu chảy phân nước có nhiều bọt, xuất hiện phân sống, có khi có màu nâu đen, chứa dịch nhầy. Gà nằm gục đầu, xã cánh, không thể đi lại được. Tỷ lệ chết có thể lên đến 25% nếu không thể điều trị kịp thời.

+ Ở thể mạn tính, gà chậm lớn, giảm cân trong khi vẫn ăn uống bình thường.

* Bệnh tích

Khi tiến hành mổ khám quan sát: Ruột non căng phồng, chứa đầy hơi. Kiểm tra bên trong ruột có bọt khí, lớp niêm mạc bề mặt trong ruột thấy sần sùi nhiều chỗ hoặc có khi kéo dài tạo thành lớp màng giả, chất chứa trong ruột màu nâu xám. Manh tràng sưng phồng, chứa phân sáp, kiểm tra trên bề mặt thấy những nốt sần. Ngoài ra, đôi khi thấy gan sưng, sung huyết, xuất hiện hoại tử kéo dài trên bề mặt gan.

* Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh có thể dựa vào đặc điểm dịch tễ và các biểu hiện lâm sàng, bệnh tích mổ khám. Tuy nhiên, cần chẩn đoán phân biệt với bệnh cầu trùng.

Tiến hành lấy mẫu: gan, hồi tràng, không tràng có chất chứa ở trong ruột (buộc kín 2 đầu ruột) của gà nghi ngờ mắc bệnh để nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. Có thể lấy mẫu phết kính đem nhuộm Gram xem hình dạng vi khuẩn trên kính hiển vi. Ngoài ra, có thể kiểm tra mẫu ruột và gan gà nghi mắc bệnh để kiểm tra mô bệnh học hoặc PCR.

* Phòng bệnh:

Bệnh có thể phòng bằng thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi. Sử dụng nguồn nước sạch, dùng chlorin với liều lượng 3-5ppm để xử lý nước trong thời gian 12-24 giờ rồi cho gà uống. Hạn chế thay đổi thức ăn đột ngột. Việc kiểm soát tốt bệnh cầu trùng là cần thiết để phòng bệnh viêm ruột hoại tử.

* Điều trị

Để điều trị bệnh cần tiến hành lọc lựa gà yếu và chăm sóc riêng. Đồng thời, lấy mẫu bệnh phẩm làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh nhạy cảm.

2.8. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc

2.8.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.

Ở nước ta, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản lượng và chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế.Theo báo cáo của Cục Chăn Nuôi Việt Nam,đàn gia cầm ước tính đến hết năm 2020 có khoảng xấp xỉ 500 triệu con tăng 6,2% ,sản lượng trứng đạt 14,5 tỷ quả ,tăng khoảng 9,5% so với năm 2019.

Nhiều giống gà mới đã được nhập theo các con đường như: Viện trợ, hợp tác hoặc mua giống, đã làm cho cơ cấu đàn gà giống trứng, giống thịt du nhập vào nước ta ngày càng phong phú, như các giống gà Sasso, Isa brown, Hybro, Glodline54, Tam Hoàng, Kabir, gà Ai Cập… Từ năm 1990 trở lại đây công tác nghiên cứu về gia cầm đã được các nhà khoa học ở Việt Nam quan tâm trên nhiều khía cạnh như: Khả năng sinh trưởng, sinh sản, hiệu suất sử dụng thức ăn, quy trình nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh, nuôi thích nghi, tạo giống, dòng lai có năng suất cao, chất lượng tốt hơn…

Nguyễn Huy Đạt và cs ( 2003) khi nghiên cứu về gà Sasso ông bà nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh cho biết: Tỷ lệ nuôi sống của gà Sasso ông bà giai đoạn từ 22-45 tuần tuổi của 4 dòng A,B,C,D lần lượt là 97,7; 98,2; 98,0; 98,3. Khối lượng cơ thể tương ứng của các dòng là 3012 g, 2544 g, 2352 g.

Qua theo dõi khả năng sản xuất của Phùng Tiến Đức và cs (2006) bốn dòng gà ông bà Sasso cho thấy : Tỷ lệ nuôi sống đạt cao 96,3% - 100% giai đoạn gà con và dò.Lượng tiêu thụ TĂ qua các giai đoạn ở các dòng mái thường thấp hơn

tiêu chuẩn ( chỉ 89,5 – 98,7% so với TC ),các dòng trống tiêu thụ thức ăn qua các tuần đẻ đạt 45,44% đạt 79,59% so với hãng,năng suất trứng trên mái là 120,86 quả đạt 87,52%,mái A01 tỷ lệ đẻ qua 44 tuần đẻ đạt 59,6%,năng suất trứng/mái là 179,41 quả,so với hãng tỷ lệ đẻ mái A01 đạt 97,99%,NST/mái đạt 112,97%,tiêu tốn thức ăn tương ứng là 3,65kg và 2,56kg. Qua lô ấp dòng mái X04 có tỷ lệ phôi 80,11% và tỷ lệ nở loại 1/ tổng trứng có phôi đạt 73,80%; ở dòng mái ngoại ( A01) qua 46 lô ấp có tỷ lệ phôi 91,17% và tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng có phôi đạt 89,74% như vậy cho thấy dòng bà ngoại hướng trứng nên tỷ lệ phôi cao hơn và tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng có phôi cao hơn.

Đoàn Xuân Trúc và cs (2002) cho biết kết quả nghiên cứu trên gà Sasso bố mẹ AB và CD nuôi tại Tam Đảo – Vĩnh Phúc như sau: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị gà bố mẹ AB là 92,5%, của gà bố mẹ CD là 93,6%.Ở giai đoạn sinh sản thì tỷ lệ nuôi sống đạt tỷ lệ tương ứng là 88,3% và 87,8% .Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi là : Dòng AB: trống đạt 3096 g ,mái đạt 2437 g ; Dòng CD: trống đạt 2940g ,mái đạt 2350g.

Nguyễn Thị Hải và cs (2006) cho biết : Gà bố mẹ TĐ 34 cho năng suất trứng đến 68 tuần tuổi đạt 197,33 quả/mái; tỷ lệ trứng giống: 94,37%; tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp: 94,48% và gà con loại 1/tổng trứng ấp: 83,27%; tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng giống : 2,89 kg.

Nguyễn Thị Hải và cs (2006) khi nghiên cứu khả năng sản xuất của gà lông màu Sasso nuôi vụ xuân hè tại Thái Nguyên cho biết tỷ lệ nuôi sống đến 10 tuần tuổi ở lô nuôi nhốt là 96% và ở lô nuôi bán nuôi nhốt là 95%. Khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi đạt 2415,40 g ( ở ô nuôi nhốt ) và 2291,46 g (ở lô bán nuôi nhốt).Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng tính cộng dồn đến 10 tuần tuổi là 2,20kg ( ở lô nuôi nhốt ) và 2,32 kg ( ở lô bán nuôi nhốt).

Theo kết quả của Chu Đức Thắng (2016) khả năng gà ở trên 20 tuần tuổi nghi nhiễm gà bị ORT có tỷ lệ nhiễm cao 63,50%,thường vào mùa đông gà sẽ bị nhiễm nhiều hơn với tỷ lệ 48,41% cao so với mùa hè 47,80%.

Trịnh Văn Thịnh và cs (1977) cho biết, khi nuôi dưỡng không tốt sẽ tạo điều kiện cho cầu trùng phát triển rầm rộ, nuôi gà trong điều kiện ẩm thấp, sân

chơi quá nhỏ, điều kiện vệ sinh kém là điều kiện thuận lợi cho cầu trùng phát triển và lây lan.

Các tác giả Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Ngọc Hải (2002) đã tiến hành phân lập và định type vi khuẩn E.coli trên gà, trứng gà. Qua xét

nghiệm 103 mẫu bệnh phẩm gồm 50 mẫu thịt gà và 53 mẫu trứng gà thu thập từ quận Thủ Đức và các vùng lân cận đã phân lập được 47 chủng E.coli trong

đó 38 chủng phân lập được từ thịt và 9 chủng phân lập được từ trứng gà.

2.8.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.

Những năm gần đây, tại các nước có nền kinh tế phát triển như Pháp, Israel, Trung Quốc…ngoài việc tạo ra các giống gà công nghiệp cao sản hướng thịt, hướng trứng người ta còn chú ý đến việc nghiên cứu để tạo ra những giống gà lông màu có chất lượng thịt thơm ngon, hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Năm 1978, hãng Sasso ở Pháp đã tiến hành nhân giống, chọn lọc, lai tạo ra giống gà Sasso gồm 18 dòng gà trống và 6 dòng gà mái với mục đích sử dụng khác nhau. Giống gà này có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon.

Ở Israel, Công ty Kabir đã tạo ra giống gà Kabir từ con lai của giống gà địa phương Sinai có sức chịu nóng cao với gà Whiter Leghorn, Plymouth. Hiện nay, công ty Kabir đã tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu trong đó có 13 dòng nổi tiếng bán ra khắp thế giới là dòng trống K100, K100N, K400, K400N, K666, K666N, K368 và K66; dòng mái gồm K44, K25, K123 (Lông trắng) và K156 (Lông nâu).

Trung Quốc là nước có nghề chăn nuôi gà từ lâu đời nên có một tập đoàn giống gà địa phương phong phú. Gần đây, Trung Quốc là nước có định hướng khá rõ ràng về việc bảo tồn quỹ gen gà địa phương và sử dụng chúng để gây tạo gà có chất lượng thịt thơm ngon. Gà địa phương thường có đặc điểm sau: Lông vàng hoặc nâu, khối lượng vừa phải, mức độ tăng khối lượng không cao, thân thịt thường hình chữ nhật, ngực đầy đặn nhưng ít mỡ, da vàng, thành phần hoá học của cơ thể (Vitamin, axit amin, khoáng) cao, mùi vị tốt. Để có được những tiêu chí này, Trung Quốc đã tiến hành lai pha máu gà Broiler nhập nội với giống

gà địa phương, sản phẩm cuối cùng là gà lai có tỷ lệ máu gà địa phương cao. Đó cũng là loại sản phẩm có chất lượng thịt ngon, giá bán cao, nhưng năng suất đã được cải tiến nhiều. Dòng gà lai này được dùng để sản xuất trực tiếp sản phẩm cuối cùng hoặc dùng làm dòng trống để tham gia vào các công thức lai tạo khác.

Gà Thạch Kỳ tạp được gây tạo bằng cách cho lai pha máu gà Kabir với gà Thạch Kỳ (1/8 Kabir + 7/8 Thạch Kỳ). Gà Thạch Kỳ tạp có năng suất tốt hơn gà Thạch Kỳ thuần nhưng lại có chất lượng thịt không ngon bằng. Từ gà Thạch Kỳ tạp, các nhà chăn nuôi Trung Quốc đã chọn lọc và nhân giống thành khoảng 20 loại gà khác nhau như: Tam Hoàng, Ma Hoàng, Lương Phượng Hoa…

Năm 1986, người ta đã bắt đầu nghiên cứu phân lập ORT ở Califonia. Kết quả đã xác định được các đặc điểm của 14 chủng vi khuẩn thu thập và phân lập được từ năm 1980 đến 1981 trên các đàn gà tây và gà có triệu chứng của bệnh hô hấp (Charlton và cs, 1986). Vào năm 1991, Du Preez thấy rằng có các biểu hiện của bệnh hô hấp trên các bệnh hô hấp trên các đàn gà thịt thương phẩm tại Nam Phi, nơi sau đó cũng đã phân lập được ORT. Năm 1993, lần đầu tiên ORT được mô tả chính thức (Charlton và cs, 1993).

Vi khuẩn Clostridium perfrigens (thuộc giống Clostridium) được Welch và Nuttall phát hiện đầu tiên vào năm 1892, với tên gọi lúc đầu là Bacillus aerogenes capsulatus. Từ năm 1980, tên khoa học chính thức của vi khuẩn là Clostridium perfrigens (C. Perfrigens) (Hatheway,1990).

Đến nay, người ta đã xác định được chính xác 14 loại độc tố của vi khuần có thể gây nên 25 loại bệnh khác nhau (Frey và Vilei, 2002).

Độc tố của vi khuẩn C. Perfrigens gây nhiễm độc tố ruột huyết ở gà (Chalmers và cs, 2008).

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Gà Sasso bố mẹ SA31A 19-32 tuần tuổi.

3.2. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm tại trại chăn nuôi Mavin - xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

- Thời gian nghiên cứu 11/2020 -5/2021

3.3. Nội dung nghiên cứu.

- Đánh giá tỷ lệ nuôi sống, thời gian thành thục và thời gian đẻ đỉnh cao của gà bố mẹ Sasso

- Đánh giá khả năng sản xuất trứng của gà mẹ Sasso

- Xác định tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống của gà mẹ Sasso.

- Tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp, hiệu quả điều trị của gà mẹ Sasso.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.

Trực tiếp theo dõi đàn gà Sasso tại trại của công ty Mavin trong thời gian thực tập.

Thống kê bằng cách lập sổ nhật ký theo dõi.

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát đàn theo sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất của gà bố mẹ sasso tại trại công ty mavin (Trang 30 - 36)