Chỉ tiêu Tuần tuổi Tổng gà (con) Tổng trứng (quả) Năng suất trứng (quả/mái/tuần) 19 9308 132 0,01 20 9266 893 0,09 21 9235 5706 0,62 22 9208 10377 1,12 23 9197 27820 3,02 24 9189 35386 3,85 25 9182 39010 4,24 26 9163 42003 4,58 27 9105 45084 4,95 28 9105 48952 5,37 29 9105 48900 5,37 30 9105 48250 5,29 31 9105 47341 5,19 32 9105 46227 5,07
Kết quả theo dõi năng suất trứng của đàn gà mái Sasso bảng 4.4 cho thấy: Năng suất trứng của đàn gà thí nghiệm ở những tuần đầu mới vào đẻ tương đối thấp. Từ 20 –21 tuần tuổi, năng suất trứng chỉ đạt được 0,01 - 0,62 quả/mái/tuần. Tuần tuổi 22, năng suất trứng đã tăng lên 1,12 quả/mái/tuần và tăng nhanh và đạt đỉnh cao ở 28 - 29 tuần 5,37 quả/mái/tuần. Sau khi đạt đỉnh cao, năng suất trứng có xu thế giảm dần ở các tuần tiếp theo. Năng suất trứng bắt đầu giảm nhưng vẫn giữ ở mức khá cao vào các tuần sau đó.Tuy nhiên mức này vẫn thấp hơn tiêu chuẩn theo hãng.
nghiên cứu trên là kém hơn mức tiêu chuẩn nhưng không chênh lệch nhiều, đây cũng là 1 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sản xuất của gà mái đẻ trứng.
4.3. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng và 10 trứng giống.
Trong giai đoạn đẻ trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng và 10 quả trứng giống. Hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà mái SA31 được trình bày ở bảng 4.5.
Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng hay 10 quả trứng giống tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đẻ. Khi đàn gà bắt đầu vào đẻ thì tỷ lệ đẻ còn thấp nên tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng còn rất cao, nhưng khi tỷ lệ đẻ tăng lên thì tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng bắt đầu giảm xuống. Ở tuần tuổi 19 tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng là 352,57kg thức ăn. Ở các tuần tiếp theo do tỷ lệ đẻ của đàn gà tăng nhanh nên lượng thức ăn thu nhận của mỗi gà mái cũng tăng nhanh, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng hay10 quả trứng giống giảm xuống nhanh chóng.
Bảng 4. 5. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng và 10 trứng giống
Chỉ tiêu Giai đoạn (tuần tuổi) Tổng cám tiêu thụ trong tuần(kg) Hiệu quả sử dụng thức ăn Tổng trứng thu nhặt(quả) Tổng trứng giống(quả) TTTA/10 trứng (kg) TTTA/10 trứng giống (kg) 19 4654 132 0 352,57 - 20 5448,41 893 0 61,01 - 21 6270,57 5706 0 10,98 - 22 6445,6 10377 0 6,21 - 23 8369,27 27820 0 3,01 - 24 8554,96 35386 19900 2,41 4,29
25 8548,44 39010 29850 2,19 2,86 26 8530,75 42003 36800 2,03 2,32 27 8476,75 45084 39589 1,88 2,14 28 8413,02 48952 44998 1,72 1,87 29 8413,02 48900 44900 1,72 1,87 30 8413,02 48250 43677 1,74 1,92 31 8413,02 47341 40069 1,77 2,09 32 7329,52 46227 38698 1,58 1,89
Kết quả bảng 4.5 cho thấy tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 quả trứng của gà bố mẹ Sasso từ tuần 19-32 là giảm dần, ở mức trung bình so với giống gà lông màu nhập nội khác ở cùng thời điểm. Mức tiêu tốn để sản xuất ra 10 quả trứng của gà Isa color là 2,68kg (Đoàn Xuân Trúc và cs,2004).
Mức tiêu tốn ăn cho 10 quả trứng của gà Sasso nhập nội dòng B ở giai đoạn đến 45 tuần tuổi là 3,51 kg (Đoàn Xuân Trúc và cs,2004), Nguyễn Thị Hải (2010) tiêu tốn thức ăn là 3,09 kg.
Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống trong cả giai đoạn từ 19-32 tuần cũng giảm dần. Mức tiêu tốn thức ăn giảm dần từ 4,29kg ở tuần tuổi 24 xuống còn 1,89 ở tuần tuổi 32.
Như vậy, lượng thức ăn để sản xuất 10 quả trứng và 10 quả trứng giống là tương đương với tiêu chuẩn đề ra. Điều này thể hiện khẩu phần ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi của công ty là hợp lý.
4.4. Tình hình nhiễm một số bệnh gà Sasso và đề xuất biện pháp phòng, điều trị điều trị
4.4.1. Một số bệnh thường gặp trên gà Sasso giai đoạn 19-32 tuần tuổi.
Trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc đàn gà, chúng tôi theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn gà, ghi chép những biểu hiện bất thường để đánh giá tỷ
lệ nhiễm bệnh của gà từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán thông qua quan sát triệu chứng lâm sàng và mổ khám quan sát bệnh tích.
Bảng 4.6. Tỷ lệ m c bệnh của gà Sasso từ 19-32 tuần tuổi
STT Tên bệnh Quy mô đàn (con) Số con mắc bệnh (con) Số con chết (con) Tỷ lệ mắc bệnh Tỷ lệ chết 1 ORT 9364 550 56 5,87 10,19 2 Viêm ruột hoại tử 9189 245 7 2,66 2,86 Tổng 795 63 8,53 13,18
Ghi chú: Tuần tuổi 19 gà bị bệnh ORT với quy mô đàn là 9364 con. Ở
tuần tuổi 24 gà bị bệnh viêm ruột hoại tử với quy mổ đàn là 9189.
Theo kết quả theo dõi ở bảng 4.6 cho thấy gà ở tuần 19 bị mắc bệnh ORT có tỷ lệ mắc thấp 10,18 % do lúc này thời tiết lạnh, mưa phùn nhiều, độ ẩm không khí cao làm cho nền chuồng có phần bị ẩm ướt nên gà dễ mắc bệnh hô hấp. Các bệnh tiêu hóa xảy ra sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại lớn như: giảm khối lượng, giảm sức đề kháng, khả năng tăng trọng, khả năng sản xuất trứng của gà. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời gà sẽ dần suy kiệt và chết. Sau quá trình theo dõi cho thấy ở tuần tuổi 24 gà bị bệnh viêm ruột với tỷ lệ mắc là 2,66%. Theo Đỗ Võ Anh Khoa và Lưu Hữu Mãnh (2012), tỷ lệ tiêu chảy trong chăn nuôi gà công nghiệp là 3,2-37,8%, nguyên nhân chủ yếu là do E. coli (74-87%).
Bảng 4.7. Triệu chứng lâm sàng của gà m c bệnh
Số con theo dõi (con)
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu
Số con có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) 550 ORT Gà sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn 460 83,63 Khó thở, ngáp gió, vươn cổ để thở 500 90,90
Ho, hắt hơi, vảy mỏ 385 70,0
Cháy nước mắt, nước mũi 515 93,63
245
Viêm ruột hoại tử
Giảm ăn, chậm chạp 209 85,30
Tiêu chảy phân đen có nhiều bọt, phân sống, có dịch nhầy
155 63,26
Tiêu chảy phân vàng, có bọt khí
72 29,38
Nằm gục đầu, xã cánh, không thể đi lại được
96 39,18
Qua bảng 4.7. cho thấy trong tổng số 550 con bị bệnh thì có tới 515 con có triệu chứng đặc trưng của bệnh ORT điển hình chảy nước mắt, nước mũi (93,63%). Khi gà có triệu chứng sốt cao là biểu hiện của phản ứng phòng vệ khi kháng nguyên có hại xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra còn các triệu chứng như rướn cổ lên ngáp, chảy dịch ở mũi, chảy nước mắt, vảy mỏ cũng là triệu chứng thường gặp trên đàn gà mắc bệnh ORT.
Ta thấy trong tổng số 245 gà được theo dõi, 63,26% số gà có biểu hiện tiêu chảy phân đen có nhiều bọt, phân sống, có dịch nhầy; 85,30% gà giảm ăn, chậm chạp; 39,18% gà có biểu hiện nằm gục đầu, xã cánh, không thể đi lại được.
Vì vậy triệu chứng chủ yếu của bệnh đường tiêu hóa bao gồm: tiêu chảy phân đen có nhiều bọt, phân sống, có dịch nhầy, gà giảm ăn và chậm chạp.
Bảng 4. 8. Bệnh tích của gà m c bệnh Số con mổ khám (con) Bệnh tích đại thể chủ yếu Số con có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) 7 ORT Khí quản có dịch nhầy 4 57,14 Phổi viêm đỏ sẫm 5 71,43
Phổi viêm phủ tơ huyết
5 71,43
Phổi viêm hóa mủ 6 85,71
Phế quản gốc có bã đậu dạng ống
5 71,43
Gan sưng tụ máu 3 42,85
Phủ tơ huyết ở gan ruột 3 42,85
6
Viêm ruột hoại tử
Ruột non căng phồng,
niêm mạc ruột xuất huyết 4 66,67 Niêm mạc ruột có vết loét 3 50,0 Nang trứng xuất huyết
hoặc sung huyết 3 50,0
Gan sưng, xung huyết 3 50,0
Từ bảng 4.8 ta có thể thấy số lượng gà khi gà mắc bệnh ORT có bệnh tích đại thể chủ yếu ở phế quản và phổi với các bệnh tích đặc trưng phổi có mủ, viêm đỏ sẫm, có viêm xung quanh phổi, trong phế quản có cục mủ hình ống màu
trắng ngà, các túi khí bị viêm dày lên, có màu trắng đục. Tất cả gà mổ khám đều có bệnh tích ở phổi do phổi bị viêm và phế quản chứa cục mủ làm tắc đường thở của gà khiến gà phải rướn cổ lên thở.
Có thể thấy số lượng gà có bệnh tích ruột non căng phồng, niêm mạc ruột xuất huyết chiếm tỷ lệ 66,67%. Số lượng gà mổ khám có bệnh tích gan sưng, xung huyết cũng chiếm tỷ lệ cao là 3 con, chiếm tỷ lệ 50,0%. Ngoài ra bệnh tích trên gà chiếm 50,0% là nang trứng xuất huyết hoặc xung huyết.
Qua quá trình theo dõi, mổ khám gà có bệnh tích cho thấy gà bị mắc bệnh viêm ruột hoại tử sẽ biểu hiện bệnh tích ở các cơ quan như: ruột non, nang trứng, gan. Nghiên cứu của Hoàng Văn Lân Thanh (2012), tỷ lệ bệnh tích ruột căng đầy hơi, niêm mạc ruột mỏng bong tróc, hoại tử chiếm 65,44%.
4.4.2. Phác đồ đi u tr bệnh trên đàn gà Sasso.
Bảng 4.9.Phác đồ đi u tr bệnh cho gà Sasso
Bệnh Liệu trình Số con điều trị con Số con kh i (con) Tỷ lệ kh i bệnh ORT 3-5 ngày 550 494 89,81 Viêm ruột hoại tử 3-5 ngày 245 238 97,14
Đối với những gà mắc bệnh, chúng tôi đã xây dựng phác đồ điều trị. Qua bảng 4.8 tôi nhận thấy các phác đồ điều trị đều mang lại hiệu quả cao. Phác đồ điều trị bệnh ORT có tỷ lệ khỏi bệnh là 89,81%, bệnh viêm ruột hoại tử có tỷ lệ khỏi bệnh 97,14%.
Các phác đồ điều trị sử dụng đều đạt hiệu quả cao, nên áp dụng vào điều trị sớm khi mới phát hiện bệnh.
Sử dụng thuốc cho tổng đàn từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Sau quá trình thực tập tôi nhận thấy kết quả từ quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh tích cực đem lại hiệu quả rất cao. Như vậy ta có thể thấy được việc sử dụng vaccine vào trong quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà là rất an toàn, mang lại hiệu quả cao, quy trình này nên được áp dụng phổ biến.
PHẦN 5: KẾT LUẬN TỒN TẠI KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu tại trại công ty Mavin thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà bố mẹ Sasso chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: - Gà bố mẹ Sasso đến 32 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 97,23%.
- Sự thành thục: Gà mái đẻ quả trứng đầu tiên, tỷ lệ 5%, 50% và đỉnh cao ở các độ tuổi tương ứng là: 133 ngày tuổi, 147 ngày tuổi, 168 ngày tuổi và 196 ngày tuổi.
- Khả năng sản xuất trứng của gà Bố mẹ Sasso:
Tỷ lệ đẻ tăng dần từ tuần thứ 22 (16,09%) đạt đỉnh cao nhất ở tuần thứ 28 (76,80 %) sau đó giảm dần theo từng tuần tuổi.
Tỷ lệ trứng giống trong đàn gà thí nghiệm tăng dần từ tuần 26 (87,61%) và đạt đỉnh điểm ở tuần 28 (91,92%) và tuần 29 (91,82%).
Năng suất trứng tuần tuổi 32 đạt 5,07 quả/mái.
- Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng và 10 quả trứng giống ở tuần 32 lần lượt là 1,58kg và 1,89kg.
- Phác đồ điều trị bệnh đều mang lại hiệu quả cao.
5.2. Đề nghị
Gà Sasso là nguồn gen quý có thể dùng làm nguyên liệu để lai với các giống gà lông màu khác như Lương Phượng, Mía, … tạo con lai thương phẩm cho năng suất và chất lượng cao để nuôi rộng tại Việt Nam.
Tiếp tục theo dõi ở nhiều đàn bố mẹ khác và ở nhiều địa điểm khác để có được kết quả chung nhất về hiệu quả sản suất của giống gà Sasso bố mẹ nuôi ở nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Brandsch H và H. Biichel (1978), Cơ sở của nhân giống và di truyền ở gia cầm, Nguyễn Chí Bảo dịch, NXB KHKT, Hà Nội, trang 135, 191
2. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Đồng, Lê Thị Thanh Ân, Phạm Thị Hường(2003), Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của gà ông bà Sasso nuôi
tại Trại thực nghiệm Liên Ninh,Nxb Nông Nghiệp,Hà Nội.
3. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1996), “ Nghiên cứu so sánh một số chỉ tiêu năng suất của Gà thương phẩm thuộc 4 giống AA, A Vian, Lohmann, ISA Vedette Nuôi trong điều kiện như nhau”, Tuyển tập công
trình nghiên cứu KHKT gia cầm 1986- 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội , trang
45-48
4. Nguyễn Huy Đạt, Trần Long, Vũ Đào, Nguyễn Thanh Sơn, Lưu THị Xuân, Nguyễn Thành Đồng, Nguyễn Thị San (1996), “Nghiên cứu tính năng sản xuất của giống gà trứng Goldline-54”, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm 1986-1996, liên hiệp xí nghiệp gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội, trang 73-76
5. Nguyễn Huy Đạt, Hoàn Xuân Trúc , Hà Đức Tính, TRần Long, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thị San, Nguyễn Thành Đông (1996), “Nghiên cứu tính năng sản xuất của giống gà trứng Moravia và con lai giữa dòng tại xí nghiệp gà Tam Dương – Vĩnh Phú”, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm 1986-1996, Liên hiệp xí nghiệp gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nộ,
trang 68-72.
6. Phạm Thị Hòa (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học khả năng sinh
sản và bảo tồn quỹ gen giống gà Đông Tảo, Luận văn Thạc sĩ Khoa học sinh
học, Trưòng Đại học Sư Phạm, Hà Nội
7. Nguyễn Thị Hải, Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Trúc (2006), “Khảo nghiệm khả năng sản xuất của gà thương phẩm lông màu TĐ nuôi vụ xuân hè tại Thái Nguyên ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi ( số 11/2006),trang 25-27.
8. Đỗ Ngọc Hòe (1995), Một số chỉ tiêu vệ sinh ở các chuồng gà công nghiệp
và nguồn nứơc cho chăn nuôi khu vực quanh Hà Nội, Luận án Phó tiến sĩ khoa
học Nông nghiệp
9. Hutt F.B (1978), Di truyền học động vật, Phan Cự Nhân NXB KHKT, Hà Nội, trang 348 - 350
10. Jonhanson I. (1972), Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, Tập I, Phan Cự Nhân dịch, NXB KHKT, Hà Nội, trang 35-37.
11. Đào Văn Khanh (2002) [4], Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất
và chất lượng thịt gà của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ
Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, tr. 147-149.
12. Đỗ Võ Anh Khoa, Lưu Hữu Mãnh (2012), “Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi lên sức khỏe gà Ross 308”, Tạp chí khoa học 2012, Trường đại học Cần Thơ.
13. Ngô Giản Luyện (1994) [3], Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các dòng gà thuần thuần V1, V2, V5, Giống gà thịt cao sản Hybro nuôi trong điều kiện Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam, tr. 8 – 12.
14. Trần Thị Mai Phương (2004), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trường và phẩm chất thịt của giống gà ÁC Việt Nam. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp,
Viện Chăn Nuôi, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Hoa Phượng (2012), Khảo sát khả năng sản xuất của gà Sasso
ông bà trống dòng A và mái dòng B nuôi tại trại gia cầm Thịnh Ssadn- Thái nguyên. Luận văn thạc sỹ thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.
16. Nguyễn Văn Thạnh (1996) Nghiên cứu khả năng sinh trưởng cho thịt và sinh sản của gà Ri nuôi bán thâm canh, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông
nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
17. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1995, trang 9 - 16
nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995, trang 191 - 194
19. Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuyên, Phan Địch Lân, Bùi Lập, Dương Công Thuận (1977), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam.