Phân tích dữ liệu thứ cấp: Thực trạng hình hình xây dựng và phát triển thương hiệu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng tính cách của khách hàng đến lòng trung thành thương hiệu (Trang 26 - 27)

CHƯƠN G4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp: Thực trạng hình hình xây dựng và phát triển thương hiệu tại Việt Nam.

hiệu tại Việt Nam.

Theo thống kê những năm trước phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình. Nhiều tổ chức đã triển khai xây dựng thương hiệu nhưng thiếu kế hoạch và tầm nhìn dài hạn, dẫn đến việc định vị thương hiệu khơng chính xác. Thực trạng q trình xây dựng thương hiệu các doanh nghiệp ngày càng nhận thấy được tầm quan trọng về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu. Tuy lợi ích mà thương hiệu mang lại là là rất quan trọng nhưng các công ty tại Việt Nam phải chống trọi lại các yếu tố như quy mô nhỏ, các vấn đề về chất lượng, an toàn và năng lực xử lý. Chi phí là vấn đề quan trọng nhất, bởi vì việc tạo ra một thương hiệu là một quá trình lâu dài và khó khăn (Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, 2019).

“Các doanh nghiệp nay đã khẳng định được vị thế dẫn đầu ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh cả về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường trong nước và tăng trưởng nhanh”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết. Cụ thể, 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020 có tổng thu nhập năm 2019 hơn 1,4 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập xuất khẩu hơn 137 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách Nhà nước hơn 200 tỷ đồng và đã tạo việc làm cho hơn 471 nghìn lao động. ” (Hải, 2021).

Theo bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, xây dựng thương hiệu là một quá trình dài. Do vậy, mình sức lực của các doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Theo bà thì các cơ quan nhà nước muốn gia tăng mức độ thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng cần được sự quan tâm và hỗ trợ từ nhà nước. Thạc sỹ Nguyễn Thị Mỹ Châu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học và Phát triển nguồn nhân lực Thái Bình Dương cho rằng nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ việc chúng ta đi sau trong q trình hội nhập. Do đó, các doanh nghiệp

Việt Nam chưa theo kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh trực tiếp và ngày càng khốc liệt. Theo bà thì Việt Nam cịn yếu kém trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi, k có được sự thích ứng nhanh với các tình huống xấu bất ngờ khi xảy ra xung đột (Xuân, 2017).

Một trở ngại khác được nhiều doanh nghiệp đề cập đến chính là thời gian xét hồ sơ cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hiện nay quá dài, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian xét duyệt hồ sơ cấp chứng nhận bảo hộ cho một nhãn hàng thường kéo dài từ 1 đến 2 năm. Trong khoảng thời gian đó, nếu tung sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ bị các đối thủ đi trước về quyền sử dụng thương hiệu, còn nếu ghim hàng chờ chứng nhận bảo hộ rất có thể sẽ đánh mất cơ hội kinh doanh khi hàng hóa bị lỗi thời. Số liệu thống kê, giai đoạn 2011-2015, trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề sáng chế chỉ chiếm hơn 1% và giá trị kiểu dáng công nghiệp trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp chỉ chiếm hơn 17%. Đó là một con số rất nhỏ so với số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động ở Việt Nam. Số doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Có thể kể đến như Vinamilk, Bảo Việt, Viettel, VinGroup... (Hải, 2021)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng tính cách của khách hàng đến lòng trung thành thương hiệu (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)