Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp nồng độ α –NAA và kinetin đến khả năng ra rễ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để hoàn thiện quy trình nhân nhanh trong nuôi cấy mô hoa phong lữ thảo (Trang 40 - 43)

- Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô hiện hành

3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp nồng độ α –NAA và kinetin đến khả năng ra rễ

khả năng ra rễ

Từ thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ α – NAA ta tìm được nồng độ thích hợp nhất cho sự tạo rễ in vitro cây Phong lữ thảo là MS + 0,2 mg/l α – NAA. Để giúp cây chắc khỏe hơn, tạo điều kiện cho cây có chất lượng tốt trước khi đưa ra vườn ươm thì cần bổ sung các chất thuộc nhóm cytokinin vào môi trường ra rễ, cụ thể là Kinetin. Theo đó, để nâng cao chất

38

lượng chồi trước khi đưa ra vườn ươm tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp nồng độ α – NAA + Kinetin đến khả năng ra rễ của cây Phong lữ thảo.

Từ nghiên cứu ảnh hưởng riêng rẽ của α – NAA đến khả năng ra rễ của Phong lữ thảo cho thấy nồng độ 0,2 mg/l α – NAA cho số rễ là cao nhất nên từ đó tiến hành thử nghiệm mơi trường MS + 0,2 mg/l α – NAA và bổ sung Kinetin ở các nồng độ khác nhau.

Thí nghiệm được bố trí ni cấy trên môi trường MS + 0,2 mg/l α - NAA có bổ sung 0 - 3 mg/l Kin.

Tiêu chuẩn của chồi được chọn để chuyển sang môi trường tạo rễ: chồi cao 2 - 3 cm, có 3 - 4 lá, chồi cứng cáp, sinh trưởng phát triển tốt. Kết quả sau 4 tuần nuôi cấy được thể hiện ở bảng 4.6:

Bảng 3.6. Ảnh hưởng tổ hợp nồng độ α-NAA và Kinetin tới khả năng tạo rễ in vitro cây Phong lữ thảo sau 4 tuần nuôi cấy

Công thức α –NAA mg/l Kinetin mg/l Tỷ lệ tạo cụm rễ (%) Số rễ/ mẫu (rễ) Chiều dài rễ (cm) CT1 (Đ/C) 0 0 0 0 0 CT2 0,3 1 73,33 2,9* 1,42* CT3 2 83,33 3,7* 2,02* CT4 3 73,33 3,2* 2,24* CV% 2,0 0,4 LSD0,05 0,09 0,01 Từ bảng 4.6 ta thấy:

Công thức MS + 0,3 mg/l α – NAA + 2mg/l Kinetin cho kết quả tạo cụm rễ tốt nhất với tỷ lệ tạo cụm rễ là 83,33%, số rễ trung bình đạt là 3,7 rễ/mẫu nhưng chiều dài rễ chỉ đạt là 2,02 cm. Ở công thức bổ sung MS + 0,3 mg/l α – NAA + 3 mg/l Kinetin thì tỷ lệ cụm rễ hình thành chỉ đạt 73,33%, số rễ trung bình là 3,2 rễ/mẫu, tuy nhiên chiều dài rễ trung bình lại đạt cao nhất là 2,24 cm. Khi phân tích thống kê ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa LSD 5 % cho thấy các cơng

39

thức đều có sự sai khác với đối chứng. Tuy nhiên, số rễ trung bình đạt cao nhất ở cơng thức bổ sung chiều dài rễ trung bình đạt cao nhất ở cơng thức bổ sung 0,3 mg/l α – NAA + 2 mg/l Kinetin, tuy nhiên chiều dài rễ trung bình lại đạt cao nhất ở cơng thức sung 0,3 mg/l α – NAA + 3 mg/l Kinetin với chiều dài rễ trung bình là 2,24 cm. Kinetin có tác dụng trong việc giúp cây chắc khỏe, xanh tốt tạo điều kiện để rễ phát triển tốt.

Kết luận: Với nghiên cứu khả năng ra rễ của Phong lữ thảo thì cho thấy cơng thức tối ưu ở hai công thức là MS + 30 g/l đường + 6,5 mg/l agar + 0,3 mg/l α – NAA + 2 mg/l Kin cho số rễ trung bình cao nhất đạt 3,7 rễ và cơng thức MS + 30 g/l đường + 6,5 mg/l agar + 0,3 mg/l α – NAA + 3 mg/l Kin cho chiều dài rễ trung bình cao nhất là 2,24 cm. Từ đó cho thấy hai cơng thức này đều có khả năng giúp cho rễ hút nước tốt khi đưa ra vườn ươm, tuy nhiên để xác định công thức tốt nhất cho sự ra rễ của Phong lữ thảo cần phải đưa cây ra vườn ươm thử nghiệm để tìm ra cơng thức tốt nhất.

40

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để hoàn thiện quy trình nhân nhanh trong nuôi cấy mô hoa phong lữ thảo (Trang 40 - 43)