KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để hoàn thiện quy trình nhân nhanh trong nuôi cấy mô hoa phong lữ thảo (Trang 43 - 44)

- Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô hiện hành

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của các thí nghiệm đã tiến hành, có thể rút ra những kết luận sau:

- Thời gian thích hợp để khử trùng Phong lữ thảo là 3 phút với cồn 700 cho tỷ lệ mẫu sạch là 90%, tỷ lệ nhiễm 3,33% và tỷ lệ chết là 6,67%.

- Mơi trường thích hợp để nhân nhanh chồi Phong lữ thảo là MS + 1,5 mg/l BAP + 2 mg/l Kinetin, cho tỷ lệ tạo cụm chồi 90%, số chồi đạt 3,5 chồi và chiều cao chồi trung bình là 2,21 cm sau 4 tuần ni cấy.

- Mơi trường thích hợp để ra rễ Phong lữ thảo là MS + 30 g/l đường + 6,5 mg/l agar + 0,3 mg/l α – NAA + 2 mg/l Kin cho số rễ trung bình đạt 3,7 rễ hoặc MS + 30 g/l đường + 6,5 mg/l agar + 0,3 mg/l α – NAA + 3 mg/l Kin cho chiều dài rễ trung bình cao nhất là 2,24 cm sau 4 tuần nuôi cấy

2. Đề nghị

- Có thể áp dụng các kết quả khử trùng, nhân nhanh chồi trong nhân giống in vitro cây Phong lữ thảo.

- Thử nghiệm các công thức của sự ra rễ ra ngồi vườn ươm để tìm ra cơng thức tốt nhất đối với sự ra rễ của cây Phong lữ thảo trong môi trường in vitro. - Cần tiến hành thử nghiệm các nhân tố thí nghiệm khác (nhiệt độ ni cấy, cường độ ánh sáng, hàm lượng muối khoáng…) cũng như chất điều tiết sinh trưởng với nồng độ cao hơn hoặc chất điều tiết sinh trưởng khác (IAA, 2,4D, TDZ…) nhằm tìm ra mơi trường thích hợp nhất ni cấy Phong lữ thảo.

41

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để hoàn thiện quy trình nhân nhanh trong nuôi cấy mô hoa phong lữ thảo (Trang 43 - 44)