Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phát triển ngành trồng trọt huyện ba vì (Trang 58)

HÌNH 2.1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BA VÌ

2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội

2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Ba Vì có một hệ thống đường giao thơng thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Thủ đơ Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của cả nước. Từ trung tâm huyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm huyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây Bắc, hoặc theo sơng Đà đi Hồ Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc.

Nối liền bởi các cây cầu gồm: Cầu Trung Hà là cây cầu bắc qua hạ lưu sông Đà, nối thôn Trung Hà, xã Thái Hịa và thơn Hạ Nơng, xã Hồng Hà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Cầu nằm trên Quốc lộ 32, cầu Đồng Quang bắc qua Sông Đà kết nối đường tỉnh lộ 414 với tỉnh lộ 317 (kết nối từ Đá Chơng Ba Vì - Hà Nội với xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Cây cầu đã kết nối Hà Nội với Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc.

Cầu Việt Trì - Ba Vì bắc qua sơng Hồng kết nối hoàn thiện mạng lưới giao thơng trong vùng, mở ra cửa ngõ phía Nam của TP Việt Trì để kết nối giao thơng thơng suốt, thuận giữa TP Việt Trì và khu vực phía Tây thành phố Hà Nội và rút ngắn khoảng cách từ TP Việt Trì với Ba Vì. Ngồi ra trên địa bàn huyện cịn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A, B, C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà... thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn.

Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngồi, tiếp thu những tiến bộ KHKT để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp.

2.3.3. Chính sách phát triển nơng nghiệp

Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động; sự nghiệp giáo dục được quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia.

Cơng tác y tế đã có 23/31 trạm có bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa.

Song hành với phát triển, thúc đẩy các loại hình kinh tế, huyện Ba Vì đã có nhiều chính sách thu hút các dự án, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Huyện cũng tổ chức các buổi họp với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng cũng như các khó khăn phát sinh trong q trình hoạt động, từ đó có những chỉ đạo sát sao, hỗ trợ doanh nghiệp. Với nhiều nỗ lực, đang tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Đến nay tồn huyện có 312 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, HTX hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, thu hút và tạo công ăn việc làm cho 5.400 lao động địa phương và hơn 10000 lao động thời vụ, thu nhập bình quân từ 3 – 5,5 triệu đồng/người/ tháng.

Nghị quyết Đảng bộ huyện Ba Vì khóa XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định rõ mục tiêu: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đồn kết dân tộc; khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, đưa Ba Vì trở thành huyện phát triển của Thủ đơ Hà Nội”. Để sớm hồn thành mục tiêu này, huyện Ba Vì sẽ thực hiện đồng bộ nhiều hướng đi và giải pháp thúc đẩy phát triển toàn diện. Xác định rõ du lịch – dịch vụ, nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn là mũi nhọn thúc đẩy kinh tế nên huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, liên kết chế biến, quảng bá thương hiệu sản phẩm như: chè Ba Vì, Miến dong Minh Hồng, khoai lang Đồng Thái. Huyện cũng tập trung thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nơng nghiệp gắn với chương trình nơng thơn mới.

Với những hoạch định cụ thể và tiềm năng thế mạnh sẵn có, cùng tinh thần xây dựng môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư, khơi dậy khát vọng làm giàu chính đáng, khởi nghiệp sáng tạo trong các thành phần kinh tế,

huyện Ba Vì đã và đang phát huy nội lực, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp mở rộng, thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương để góp sức xây dựng huyện Ba Vì ngày càng phát triển. Toàn huyện xây mới 41 trạm bơm tưới tiêu trong 10 năm trở lại đây, cứng hóa 320,62 km đường nội đồng. Hàng năm triển khai cải tạo, nạo vét kênh mương 53000 km2, khơi thông các hồ đập nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhiều cơng trình thủy lợi lớn trên địa bàn huyện phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp: Hồ Suối Hai, trậm bơm Trung Hà, hệ thống kênh tưới TH2. Hồ chứa Đồng Xô, trạm bơm tưới ở vũng bãi Châu Phú, cải tạo và nâng cấp cơng trình đầu mối trạm bơm tưới ở Trung Hà, trạm bơm này tưới cho 5300 ha đất nông nghiệp của 19 xã, thị trấn.

Về hệ thống thủy lợi, huyện đã cứng hóa 43,5 km kênh cấp một, 38,2 km kênh cấp hai, 58,6 km kênh cấp ba và kênh mương nội đồng như kênh tiêu Cổ Đô – Vạn Thắng, Yên Bồ - Vật Lại, Đông Quang – Tiêu Phong, Tây Đằng – Phú Châu,… Tổng kinh phí đầu tư cho sữa chữa, nâng cấp, xây dựng cơng trình thủy lợi hơn 1000 tỷ đồng.Tranh thủ nguồn lực của thành phố trong nhiều năm qua huyện đã đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để kiên cố hóa kênh mương, đường nội đồng, mặt đê, kè ở các vùng đê trọng điểm để phòng chống lụt bão.

Nhờ một phần hệ thống thủy lợi mà ngành nơng nghiệp nói chung vẫn chiếm 50% giá trị sản xuất toàn huyện, năng suất lúa trung bình hàng năm ln đạt trên 60 tạ/ha, năng suất cây có hạt hàng năm của huyện hơn 90000 nghìn tấn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý và vận hành hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số bất cập. Việc hệ thống các cơng trình thủy lợi phần lớn được xây dựng từ những thập kỷ 70 – 80 thế kỷ trước, nay bị xuống cấp, nhưng các dự án tu bổ lại chậm được đầu tư, nâng cấp, đã và đang ảnh hưởng lớn tới khả năng tưới tiêu trong mùa mưa. Cùng với đó, xu thế chuyển đổi đất nơng nghiệp sang cơng nghiệp, dịch vụ tại

nhiều địa phương cịn thiếu quy hoạch, khơng ít dự án phát triển đơ thị khi thi cơng gây ảnh hưởng tới dịng chảy và làm giảm khả năng tưới tiêu của hệ thống thủy lợi. Điều này địi hỏi các cấp chính quyền địa phương quan tâm, huy động nguồn vốn kịp thời để nâng cấp cơ sở hạ tầng, tu sửa hệ thống thủy lợi nhằm khai thác tốt tiềm năng nguồn nước phục vụ cho sản xuất của người dân.

2.3.4. Khoa học công nghệ

Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất tiếp tục phát triển trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt thu được nhiều kết quả khả quan. Việc đưa giống mới vào sản xuất đi đôi với tiến bộ kỹ thuật canh tác được xác định là khâu đột phá thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp.

Ngành trồng trọt: Đẩy mạnh đưa lúa lai, ngô lai vào sản xuất. Đầu tư phát triển cây chè, cây ăn quả tiếp tục mở rộng toàn huyện. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ mà sản xuất lượng thực của huyện trong thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó khăn thiên tai, dịch bệnh, thị trường biến động nhưng nơng nghiệp cũng có những thành tựu đáng kể và phát triển không ngừng. Tuy nhiên, nếu như việc áp dụng khoa học – công nghệ được quan tâm nhiều hơn, rộng rãi và phổ biến hơn thì chắc chắn sẽ tạo ra nhiều đột phá hơn và góp phần làm biến đổi sâu sắc và toàn diện các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

2.3.5. Thị trường

Với dân số đông so với các huyện khác trong thành phố Hà Nội, nên nhu cầu phục vụ thiết yếu cho con người về lương thực, thực phẩm rất lớn. Đồng thời với sự phát triển kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao đã làm nảy sinh nhiều nhu cầu và đòi hỏi mới, nên thị trường tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp ngày càng nhiều. Vì vậy, sản xuất ngành trồng trọt địi hỏi phải sản xuất ra hàng hóa có khối lượng lớn, chất lượng tốt theo cơng nghệ cao.

Nhu cầu của thị trường thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nền nông nghiệp năng động, sáng tạo hơn, giúp người nông dân quan tâm đến thị trường nơng phẩm để tính tốn hiệu quả sản xuất, ngày cơng, vốn; lựa chọn, phát triển các nơng sản có giá trị hàng hóa cao, khối lượng lớn.

2.4. Nhận xét chung

2.4.1. Thuận lợi

Huyện ủy ban hành nghị quyết và kết luận chỉ đạo sản xuất nông nghiệp; UBND huyện Ba Vì sớm triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2019, chỉ đạo điều hành tưới tiêu hợp lí phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng; tập trung chỉ đạo thực hiện cơ chế hỗ trợ các mơ hình trong sản xuất nông nghiệp, mơ hình liên kết chuỗi sản xuất và cơng tác phịng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Quy hoạch phát triển nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp được phê duyệt và từng bước triển khai thực hiện; công tác dồn điền đổi thửa đã tạo tiền đề cho việc xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

2.4.2. Khó khăn

Sản xuất nơng nghiệp 2019 triển khai trong điều kiện thời tiết phức tạp vụ xuân ấm, nhiệt độ các tháng đầu vụ cao hơn 120C thế nên mạ, lúa sinh trưởng phát triển nhanh. Đầu tháng 3,4 có đợt khơng khí lạnh, mưa phùn. Vụ mùa tháng 6, 7 liên tục nắng nóng kéo dài đặc biệt đợt nắng nóng đầu tháng 6 có ngày lên 39 - 400C trúng thời điểm gieo mạ, cấy lúa mùa, một số diện tích gặp khó khăn về nước nên phát triển chậm; cuối tháng 8, 9 ảnh hưởng cơn bão số 3 gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Tổng lượng mưa trung bình tính đến 30/10/2019 là 1046mm, thấp hơn so với trung bình nhiều năm, thấp hơn lượng mưa cùng kỳ năm 2018 là 124mm.

- Tình hình sâu bệnh: xuất hiện một số loài sâu bệnh phát sinh và gây hại trên đồng ruộng như: sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn,… làm ảnh hưởng năng suất lúa. Chuột phát triển mạnh nguyên nhân chính là do nhân

dân bỏ ruộng nhiều nên tạo điều kiện thuận lợi cho chuột liên tục có thức ăn, trú ngụ.

- Giá cả các loại vật tư, hàng hóa đầu vào phục vụ sản xuất ngành trồng trọt, ở mức cao nhưng ổn định hơn so cùng kỳ năm 2018, giá cả sản phẩm hàng hóa nơng sản thấp ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, thu nhập của người dân.

- Chưa tạo được nhiều chuỗi liên kết tiêu thụ đối với các sản phẩm cây trồng, thủy sản, nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của người nơng dân.

2.4.3. Ngun nhân khó khăn

Do biến đổi khí hậu toàn cầu, gây thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của huyện còn hạn chế.

Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tự nhiên, thời tiết. Hệ thống tưới tiêu trên địa bàn huyện đã được xây dựng từ lâu nhưng không được cải tạo, nâng cấp. Tuyến sơng Tích đang đầu tư xây dựng nhưng tiến độ chậm, nhiều vị trí thi công đắp bờ quây cắt ngang các trục tiêu nên việc tiêu úng chưa được kịp thời. Từ 2018 xí nghiệp thủy lợi Ba Vì chính thức phục vụ tưới tiêu đến tận mặt ruộng cho nhân dân theo QĐ số 41/2016/ QĐ – UBND ngày 19/9/2016 của UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên công tác vận hành tưới tiêu, phục vụ sản xuất nơng nghiệp của xí nghiệp thủy lợi Ba Vì chưa được kịp thời, gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến sản xuất trên địa bàn.

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến chỉ đạo phát triển sản xuất, không xây dựng kế hoạch ban đầu về sản xuất nông nghiệp theo từng vụ, loại cây trồng, chăn ni, thủy sản, có nơi cịn khốn trắng cho hợp tác xã…

- Ruộng đất tuy đã được dồn đổi nhưng vẫn còn manh mún, tập quán canh tác nhỏ lẻ của nhân dân khó thay đổi nên chưa tạo ra được vùng sản xuất hàng hóa lớn.

- Nguồn lực đầu tư cho nơng nghiệp (bao gồm cả hạ tầng và phát triển sản xuất) tuy đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, trọng công tác bảo vệ thực vật và phòng trừ dịch bệnh.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã phân tích hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ngành trồng trọt của huyện Ba Vì là nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội. Huyện Ba Vì nằm phía tây thủ đơ Hà Nội, là vùng bán sơn địa, có diện tích đất tự nhiên lớn nhất của thành phố, nằm trên các tuyến đường giao thông quan trọng của thành phố, đặc biệt là quốc lộ 32 chạy qua huyện. Huyện có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển ngành trồng trọt. Các điều kiện về tự nhiên và xã hội như: đất, nước, khí hậu,… lao động ngành trồng trọt của huyện dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển ngành trồng trọt.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở HUYỆN BA VÌ

3.1. Khái qt ngành nơng nghiệp huyện Ba Vì

Cho đến nay, nông – lâm – thủy sản của huyện vẫn được coi là một ngành kinh tế cơ bản. Điều đó được thể hiện giá trị sản xuất nơng – lâm – thủy sản vẫn chiếm 24,0% GDP ( năm 2019). Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nơng thơn theo hướng tích cực là điều kiện hết sức quan trọng để huyện phát triển kinh tế cách toàn diện.

Trong cơ cấu ngành kinh tế của huyện có xu hướng chung của huyện Ba Vì cũng như của Việt Nam là tỉ trọng ngành nông – lâm – thủy sản giảm dần. Đây là một xu thế tất yếu, phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Mặc dù vậy, nơng nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân do vai trị của nó đối với xã hội – nuôi sống con người là không thể thay thế được.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế phân theo ngành huyện Ba Vì giai đoạn 2010 - 2019 Năm Tổng số (triệu đồng) Tổngsố (%) Chia ra Nông - lâm nghiệp

và thủy sản Công nghiệp Dịch vụ

2010 7127113 100 53,7 9,7 36,6

2015 12758641 100 33,1 19,1 47,8

2018 16750960 100 25,2 25,4 49,4

2019 17241697 100 24,0 26,3 49,7

Nguồn: Phịng thống kê huyện Ba Vì[9]

Giai đoạn 2010 – 2019 cơ cấu kinh tế huyện Ba Vì đã có những thay đổi. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thủy sản giảm từ 53,7% xuống 24% giảm 29,7%. Trong khi vẫn khai thác triệt để để lợi thế của khu vực này, cơ

Một phần của tài liệu Phát triển ngành trồng trọt huyện ba vì (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)