HÌNH 2.1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BA VÌ
3.6. Một số giải pháp phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì
3.6.2. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật
- Thực hiện tốt các biện pháp thâm canh: Cấy 1-2 dảnh/ khóm, mật độ từ 30-36 khóm/m2. Vụ xuân thực hiện chống rét cho mạ bằng nilon 100% diện tích, cấy khi tuổi mạ đạt từ 4-5 lá đối với mạ được 2,5-3 lá đối mạ nền. Vụ mùa cấy có mạ non từ 12-15 ngày. Vụ đông áp dụng biện pháp gieo trồng bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Thực hiện bón thúc sớm để cây phát triển mạnh trong thời gian đầu còn ấm, tăng khả năng chống đỡ giai đoạn sau gặp rét.
- Khuyến khích và hướng dẫn nơng dân áp dụng tiến bộ KHKT, nhằm thay đổi tập quán sản xuất, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất lúa, biện pháp 3 giảm 3 tăng, tăng hiệu quả sử dụng phân bón chú trọng khâu bón lót và bón thúc sớm, bón cân đối.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT trong trồng trọt như hỗ trợ các giống cây trồng năng suất, chất lượng cao. Thực hiện tốt kế hoạch phát triển cơ giới hóa giai đoạn 2017-2020 ủy ban nhân dân huyện đã phê duyệt, mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh cho giá trị kinh tế cao gắn với tiêu thụ sản phẩm như: vùng sản xuất rau an toàn tại Chu Minh, Minh Châu, Tây Đằng, vùng lúa hàng hóa chất lượng cao tại xã Vật Lại, Đồng Thái,Tản Hồng, Phong Vân, vùng ngơ Sơn Đà, Tịng Bạt, Phú Phương, Minh Quang, Khánh Thượng, vùng khoai lang xã Đồng Thái, Thái Hòa, Phú Sơn, Cổ Đô, Vật
Lại…, vùng sản xuất cây ăn quả tại Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài, Phú Sơn, Cẩm Lĩnh…Tập trung phát triển các sản phẩm hữu cơ lúa, rau, quả, chè…
- Mở rộng các hình thức dịch vụ của doanh nghiệp, HTX nhóm hộ nơng dân trong việc cung ứng vật tư, dịch vụ làm đất, gieo mạ tập trung, cấy, phun thuốc, tưới tiêu, thu hoạch… đảm bảo chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Tổ chức các hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa các tổ chức đại diện cho người nông dân (HTX nông nghiệp) với doanh nghiệp. Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp để nâng cao hiệu quả điều hành, tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm (OCOP) từ nơng nghiệp có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến tiêu dùng.