HÌNH 2.1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BA VÌ
3.6. Một số giải pháp phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì
3.6.7. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp tác động trực tiếp, thường xuyên và liên tục vào môi trường tự nhiên. Do vậy, phát triển nông nghiệp cần phải gắn với các mục tiêu bảo vệ mơi trường vì sự phát triển bền vững.Trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên vào phát triển nông nghiệp cần phải xem xét đảm bảo cân bằng sinh thái, lấy sinh thái làm nền tảng cho sự phát triển.
Xây dựng mơ hình canh tác tổng hợp, thích nghi với từng vùng sinh thái, các mơ hình ln canh, xen canh một cách hợp lí nhằm ngăn sự giảm sút nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, để người dân hiểu và nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế và đời sống.
Tiểu kết chương 3
Ngành trồng trọt huyện Ba Vì trong giai đoạn 2010 – 2019 đã có bước phát triển mạnh mẽ và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên, ngành trồng trọt của huyện Ba Vì trong những năm trở lại đây ngày càng bị thu hẹp về diện tích đất sản xuất nơng nghiệp do q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh đã dẫn tới năng suất, sản lượng các cây trồng cũng bị suy giảm.
Vì vậy, cần phải có những định hướng và giải pháp cụ thể để phát triển ngành trồng trọt của huyện Ba Vì nhằm phát huy lợi thế về tự nhiên và phát triển kinh tế của huyện, trong đó có giải pháp như thay đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng năng suất, cải thiện cơ sở hạ tầng, chính sách, thị trường,...
KẾT LUẬN
Q trình nghiên cứu địa lí ngành trồng trọt đã rút ra một số kết luận sau: Ngành trồng trọt có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Ngành trồng trọt là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, tạo ra lương thực, thực phẩm và một số ngyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Các điều kiện phát triển ngành trồng trọt gồm: vị trí địa lí, nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội.
Việc nghiên cứu địa lí ngành trồng trọt huyện Ba Vì nhằm làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ngành trồng trọt, thực trạng phát triển và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành trồng trọt theo hướng đi đúng đắn, phù hợp tình hình kinh tế đất nước.
Sự phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội: Vị trí địa lí, địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn ảnh hưởng đến sự đa dạng, phân hóa theo các tiểu vùng nơng nghiệp. Huyện Ba Vì có nguồn lao động đơng và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và ngày càng được nâng cao trình độ. Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật ngày càng được hoàn thiện. Điều này giúp cho huyện có nhiều điều kiện để phát triển và sản xuất các loại cây trồng.
Có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ. Năm 2019, tỉ trọng ngành trồng trọt 29,6%, chăn nuôi chiếm 68,1%, dịch vụ là 2,3%. Sự chuyển dịch đó góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn trên địa bàn huyện Ba Vì.
Sự phân bố ngành trồng trọt càng hợp lí hơn theo hướng khai thác tối đa lợi thế của từng tiểu vùng nông nghiệp. Ngành trồng trọt bước đầu đã khắc phục những hạn chế tính chất nhỏ lẻ của sản xuất nơng nghiệp.
Trong quá trình phát triển, ngành trồng trọt huyện Ba Vì đạt được những thành tựu đáng kể và khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế: giá trị sản xuất trồng trọt không ngừng tăng lên, năm 2010 là 1053297
triệu đồng, năm 2019 tăng lên 1150790 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 1,1% năm 2019 so năm 2010.
Trong giai đoạn 2010 – 2019 ngành trồng trọt huyện Ba Vì đã có những bước phát triển mạnh. Cơ cấu cây trồng chuyển biến khá tích cực tỉ trọng cây lương thực chiếm 46,3%, cây ăn quả 21,1%, cây rau, đậu chiếm 17,1% năm 2019, phù hợp với điều kiện sinh thái, các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp được thay thế dần bởi những cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao và hình thành các vùng chuyên canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa có những bước phát triển đáng kể. Người nơng dân đang từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ, lạc hậu sang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, thay đổi cơ cấu mùa vụ với khí hậu thời tiết. Sự phát triển ngành trồng trọt đã có sự chuyển dịch phù hợp bước đầu phát triển theo hướng hàng hóa, thâm canh tập, trung quy mô lớn như cây chè với 3 vùng chè lớn gắn với vùng du lịch sinh thái trong huyện gồm vùng chè ở Ba Trại, Vân Hòa – Yên Bài, Minh Quang – Khánh Thượng. Cây ăn quả như cây ổi, bưởi diễn trồng các xã Minh Quang, Yên Bài cho giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành trồng trọt huyện Ba Vì vẫn cịn những tồn tại, hạn chế đó là: Ruộng đất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa với khối lượng lớn. Trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật của người sản xuất còn thấp, kết hợp với thiếu vốn đầu tư nên hiệu quả sản xuất cịn chưa cao. Thu nhập từ nơng nghiệp ngày càng giảm do chi phí đầu vào tăng cao, đời sống của nhân dân ở khu vực nơng thơn cịn nhiều khó khăn.
Trong thời gian tới, ngành trồng trọt Ba Vì phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, an tồn sinh học, tăng trưởng bền vững. Đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng những công nghệ và tiến bộ mới, hiện đại để sản phẩm nơng sản có năng suất, chất lượng cao, bền vững với mơi trường sinh thái; gắn các hình thức nơng, lâm nghiệp với việc cải tạo cảnh quan phát triển du lịch, dịch vụ từng bước nâng cao đời sống nhân dân, gắn kết chặt chẽ việc phát triển sản xuất nông nghiệp với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Bá Bống (2004), Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới. Hội nghị lần thứ 8 của
Ban điều hành ngày 30 tháng 3 năm 2004.
2. Cục thống kê thành phố Hà Nội ( 2015, 2019), Niên giám thống kê thành phố Hà Nội. Nhà xuất bản Thống kê.
3. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội quý IV và năm 2019. Hà Nội.
4. Lê Đình Hải (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Tạp chí khoa học và cơng
nghệ lâm nghiệp số 4 – 2017.
5. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng (2000), Kinh tế nông nghiệp. Nhà
xuất bản Thống kê.
6. Nguyễn Ngọc Nông (Chủ biên) (2004), Giáo trình quy hoạch phát triển
nơng thơn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội 2004.
7. Đặng Trần Phan (2006), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Phòng Kinh tế huyện Ba Vì (2020), Kế hoạch phát triển sản xuất nơng
nghiệp năm 2020. Ba Vì.
9. Phịng Thống kê huyện Ba Vì (2019), Niên giám thống kê huyện Ba Vì
năm 2018, 2019. Ba Vì.
10. Phịng Thống kê huyện Ba Vì (2019), Báo cáo chính thức và sơ bộ một số cây trồng chính huyện năm 2015, 2016, 2017,2018,2019. Ba Vì
11. Tạ Minh Sơn (2006), Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Tạp chí nơng nghiệp và phát triển
nông thôn kỳ 2, tháng 1 năm 2006.
12. Tổng cục Thống kê (2019), Niên giám thống kê Việt Nam (2018). Nhà xuất bản Thống kê.
13. Lê Thơng (chủ biên) (2016), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
14. Nguyễn Trần Trọng (2012), Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
15. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2006), Địa lí kinh tế - xã hội
Việt Nam (tập một, phần đại cương). Nhà xuất bản Giáo dục.
16. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thơng (2005),
Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
17. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông đồng chủ biên (2013), Địa lý nông, lâm,
thủy sản Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
18. Phùng Hải Trung (2016), Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng
sử dụng đất nơng nghiệp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Nhà xuất bản
Đại học Nông Nghiệp.
19. Phạm Đình Vân, Vũ Thị Kim Chung (2008), Kinh tế nông nghiệp. Nhà xuất bản Nơng Nghiệp.
20. Võ Tịng Xuân (2009), Bài viết nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất thị trường.
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………….
Việt Trì, ngày tháng năm 2020 Giảng viên hướng dẫn