HÌNH 2.1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BA VÌ
3.3. Tình hình phân bố ngành trồng trọt huyện Ba Vì
Huyện Ba Vì có 3 tiểu vùng nơng nghiệp tương ứng 3 dạng địa hình đặc trưng trên địa bàn huyện Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Tiểu vùng sinh thái nơng nghiệp đồng bằng: Có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ đê sông Hồng đến tả ngạn sơng Tích. Các cây lương thực và hoa màu phân bố các xã Phong Vân, Cổ Đô, Phú Cường, Tản Hồng, Châu Sơn, Phú Phương, Phú Châu, Minh Châu, Cam Thượng, Đông Quang, Chu Minh, thị trấn Tây Đằng. Cây lúa phân bố chủ yếu các xã Phú Cường, Tản Hồng, thị trấn Tây Đằng, Minh Châu. Cây ngô phân bố các xã như Cổ Đô, Phú Cường, Phú Châu, Cam Thượng. Cây rau phân bố xã như Tản Hồng, Phú Phương, Đông Quang, Chu Minh. Cùng với đó có một số cây trồng khác như cây ăn quả, cây đậu tương, cây lạc phân bố một số xã trong vùng.
Tiểu vùng sinh thái gò đồi: gồm xã Sơn Đà, Tòng Bạt, Vạn Thắng, Phú Sơn, Vật Lại, Cẩm Lĩnh, Tiên Phong, Thụy An, Thuần Mỹ, Thái Hịa, Đồng Thái, Phú Đơng. Địa hình của vùng thấp dần từ độ cao 100m xuống khoảng 20m theo hướng Tây Bắc chủ yếu đồi gò xen lẫn ruộng cao. Cây trồng phân bố chủ yếu như cây ngô, cây ăn quả, chè, sắn, rau, cây công nghiệp hàng năn như lạc, đậu tương
Tiểu vùng sinh thái nông nghiệp núi: Gồm 7 xã Tản Lĩnh, Ba Trại, Minh Quang, Ba Vì, Vân Hịa, n Bài, Khánh Thượng. Độ cao trung bình tồn vùng từ 150m đến 300m. Các núi cao trên 700m, trong đó cao nhất là núi Tản Viên cao 1296m, đỉnh núi Vua và Ngọc Hoa cao trên 1000m. Ở đây có các cây trồng phân bố chủ yếu như cây chè xã Ba Trại, cây sắn xã Ba Vì, Yên Bài, Khánh Thượng, Minh Quang,Tản Lĩnh, cây thuốc phân bố xã Khánh Thượng, Ba Vì, ngồi ra cịn có cây rau, ngơ, ăn quả và lúa xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Minh Quang.
Với mỗi tiểu vùng trên đã tạo nên một sắc thái riêng về khả năng đa dạng hóa trong phát triển sản xuất nơng nghiệp huyện Ba Vì.
3.4. Nhận xét chung
3.4.1. Kết quả đạt được
Một số mặt đạt được:
Sản xuất nông nghiệp được huyện ủy, HĐND, UBND huyện quan tâm chỉ đạo tích cực, có cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất.
Cơ cấu giống trong sản xuất đã có chuyển biến tích cực, tỉ lệ giống lúa có năng suất chất lượng cao đạt 80%, tăng giá trị hàng hóa, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa chun canh tập trung .
Một số mơ hình áp dụng các tiến bộ KHKT, giống mới đưa vào sản xuất trồng trọt được triển khai trên địa bàn huyện đạt kết quả cao, làm cơ sở để học tập nhân rộng ra trên địa bàn tồn huyện. Chương trình cơ giới hóa nơng nghiệp khâu làm đất, thu hoạch, gieo cấy đã đưa vào sản xuất đạt hiệu quả cao.
Trong giai đoạn 2010 – 2019 cơ cấu trồng trọt có xu hướng giảm 2015 – 2019. Ngành chăn nuôi xu hướng tăng chiếm tỉ lệ cao trong nông nghiệp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngành dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, song nó đóng vai trị quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Đây là sự chuyển biến tích cực đối với nền nông nghiệp của huyện Ba Vì trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn hiện nay.
Diện tích cây lương thực có hạt năm 2010 – 2019 giảm từ 17239 ha xuống 15699 ha cùng đó sản lượng giảm từ 96381 tấn xuống 91061 tấn. Mặc dù có giảm nhưng huyện vẫn duy trì đảm bảo an ninh lương thực tồn huyện tuy giảm số lượng nhưng giá trị sản xuất đạt giá trị cao có xu hướng tăng.
Diện tích trồng rau đậu của huyện tăng từ 1782 ha năm 2010 lên 2017 ha năm 2019. Hiện nay, do yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và mức sống tăng cao nên nhu cầu tiêu dùng rau cao cấp và rau sạch ở thành phố cao có xu
hướng tăng mạnh, nên huyện Ba Vì đang đẩy mạnh trồng các loại rau đậu phục vụ cho thị trường của huyện và cả cho TP Hà Nội
Diện tích trồng cây ăn quả huyện xu hướng tăng, diện tích gieo trồng cây ăn quả lớn nhất so với các quận, huyện khác của thành phố. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân cải tạo vườn tạp, phát triển cây ăn quả. Phối hợp với trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội thực hiện mơ hình trồng bưởi đỏ diện tích đạt 19 ha tại xã Khánh Thượng, Minh Quang, Vật Lại, Sơn Đà.
Cây chè: Diện tích 1377,7 ha (trong đó 474 ha diện tích chè trồng mới), năng suất 12 tấn/ha/năm; sản lượng đạt 2076 tấn búp tươi (riêng giống chè mới LDP1 đã cho thu hoạch năng suất trung bình đạt: 6-7 tấn/ha/năm. Giá trị đạt 5-6 triệu đồng/năm).
- Kết quả công tác thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai:
Phối hợp với xí nghiệp nghiệp thủy lợi Ba Vì hồn thành kế hoạch nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2019; thực hiện công tác dẫn giữ nước phục vụ sản xuất, phương án chống hạn vụ xuân năm 2019. Phối hợp với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra, tổng hợp, báo cáo đề xuất xử lý chống sạt lở bờ sông trên địa bàn huyện đảm bảo an tồn đê điều, tính mạng và tài sản của nhân dân phục vụ cơng tác phịng chống thiên tai.
- Triển khai công tác xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa: Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của nhân dân, công tác xây dựng nơng thơn mới đã hồn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch năm đề ra, tổ công tác của huyện đã tổ chức chấm điểm 19 tiêu chí theo hướng dẫn của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, 3 xã Minh Quang, Minh Châu, Tòng Bạt dự kiến đạt 96,5/ 100 điểm.
3.4.2. Hạn chế
- Công tác triển khai phát triển sản xuất theo quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi đã từng bước được thực hiện; tuy nhiên tiến độ còn chậm, chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Chưa tạo được nhiều chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm tạo đầu ra ổn định cho hàng hóa nơng sản.
- Cơng tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni cịn gặp nhiều khó khăn, chưa nhân rộng được các mơ hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.
- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đã được chú trọng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, ngoài danh mục, chất cấm trong sản xuất vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.
- Các hợp tác xã nông nghiệp chậm được đổi mới, hoạt động kém hiệu quả,chưa thực hiện tốt vai trò liên kết giưa bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chưa đáp ứng đòi hỏi của sản xuất.