CHƯƠNG IV : BÀN LUẬN
4.3. Về định lượng puerarin và daidzein trong các mẫu nghiên cứu
Phương pháp định lượng puerarin và daidzein của đề tài tham khảo chuyên luận Dược Điển Trung Quốc (2015) [13] và phương pháp định lượng của Phạm Quốc Tuấn và cộng sự xây dựng và thẩm định năm 2019 [12] tuy nhiên có sự điều chỉnh về hệ dung môi pha động và thể tích tiêm mẫu. Cụ thể phương pháp định lượng của Phạm Quốc Tuấn và cộng sự sử dụng pha động là MeOH - H2O có 0,05% HCOOH và thể tích tiêm mẫu 10 µl trong khi đó nghiên cứu sử dụng hệ dung môi pha động MeOH – H2O và thể tích mẫu tiêm 20 µl. Thiết bị HPLC trong điều kiện nghiên cứu có thể tích buồng tiêm 20 µl vì vậy điều chỉnh thể tích mẫu tiêm và không sử dụng HCOOH trong hệ pha động do dung môi này dễ bay hơi và gây độc tính cao. Bên cạnh đó phương pháp định lượng trong nghiên cứu đã được tiến hành thẩm định với các tiêu chí cơ bản cần thiết như độ đặc điệu, tính thích hợp hệ thống, khoảng tuyến tính, độ lặp lại và độ chụm đạt các yêu cầu theo tiêu chí AOAC .Vì vậy phương pháp này sau khi thẩm định cho thấy có độ tin cậy cao và các số liệu thu được đảm bảo độ tin cậy.
Một số nghiên cứu trên thế giới về hàm lượng puerarin và daidzein các loài thuộc chi Pueraria DC. bảng 4.1:
Bảng 4.1. Bảng tóm tắt hàm lượng puerarin và daidzein các mẫu rễ củ các loài thuộc chi Pueraria DC.
Loài Hàm lượng
puerarin (%)
Hàm lượng
daidzein (%) Địa điểm thu mẫu TLTK
P. montana var. lobata 6,600 0,22200 Zitong, Tứ Xuyên 12/2016 [28] P. montana var. thomsonii 3,043 0,06700 Zitong, Tứ Xuyên 12/2016 [28] P. candollei var. mirifica - 0,00186
Chiang Mai, Thái Lan
02/2011 [18]
P. montana var.
thomsonii 2,280 0,05000
Hong Kong, Trung
Quốc, 12/2002 [20] P. montana var. lobata 12,090 0,00170 Guangzhou, Trung Quốc, 03/2003 [20] P. montana var. thomsonii 0,100 – 1,690 0,08 – 0,41 Phú Thọ, Việt Nam, 12/2017 [12] P. candollei var. mirifica (VN2) 0,139 0,0239 Bắc Giang [9] P. montana var. chinensis (SD1) 0 0,0073
Thái Nguyên, Việt Nam, 09/2020 Mẫu nghiên cứu P. alopecuroides (SD2) 0,024 0,0117
Thái Nguyên, Việt Nam, 09/2020 Mẫu nghiên cứu P. candollei var. mirifica (SD3) 0,079 0,0186
Thái Nguyên, Việt Nam, 09/2020
Mẫu nghiên cứu
Khi so sánh hàm lượng puerarin và daidzein của mẫu SD2 trong đề tài nghiên
cứu và mẫu VN2 trong nghiên cứu của Đỗ Quang Thái [9] trên cùng loài Pueraria
và daidzein giữa hai vùng trồng. Cụ thể, ở vùng trồng Bắc Giang mẫu VN2 có hàm lượng puerarin cao hơn gần gấp đôi, hàm lượng daidzein cao hơn 1,2 lần so với mẫu SD3 tại Thái Nguyên. Tuy mẫu ở Bắc Giang được định lượng bằng phương pháp HPTLC và mẫu tại Thái Nguyên sử dụng phương pháp HPLC nhưng các phương pháp đều được thẩm định nên các kết quả có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu tại Thái Lan đã tiến hành khảo sát sự tác động của yếu tố tự nhiên lên hàm lượng một số flavonoid đối với rể củ loài Pueraria candollei var. mirifica một năm tuổi thu hái từ 4 khu vực khác nhau tại Thái Lan và quy hoạch về cùng 1 địa điểm. Khảo sát cho thấy hàm lượng puerarin và daidzein trung bình của các mẫu thay đổi theo mùa vụ thu hái. Cụ thể hàm lượng puerarin trung bình thu hái vào mùa hè cao hơn 16 lần so với mùa mưa và mùa đông, còn hàm lượng daidzein thu hái vào mùa mưa cao hơn 1,5 – 2 lần mùa đông và mùa hè [28]. Do vậy nhóm nghiên cứu nhận định hàm lượng hoạt chất trong cùng một loài chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên: khí hậu, địa hình, đất đai và dinh dưỡng.
Khi khảo sát hàm lượng puerarin và daidzein của 2 loài Pueraria montana var.
thomsonii, Pueraria montana var. lobata thu hái tháng 12 năm 2016 tại cùng địa điểm Zitong, Tứ Xuyên kết quả có sự khác biệt giữa hàm lượng puerarin và daidzein [28], điều này tương quan với 3 mẫu nghiên cứu tại Thái Nguyên, sự khác biệt này quyết định chính bởi đặc tính loài.
Dựa vào các kết quả thu được cho thấy sự khác biệt về hàm lượng puerarin và daidzein giữa các loài là do đặc tính loài và một phần do yếu tố tự nhiên. Việc phân tích định lượng các hợp chất làm cơ sở góp phần tiêu chuẩn hóa các loài nghiên cứu và phân biệt giữa các loài.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện, đề tài đã đi đến các kết luận sau:
a/ Đã mô tả đặc điểm thực vật về: cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá), vi phẫu rể, thân, lá, bột rễ của 3 mẫu nghiên cứu,đặc điểm cơ quan sinh sản hoa, quả, hạt của 2 trong 3 mẫu nghiên cứu. Đã giám định tên khoa học của ba loài thuộc chi Pueraria
tại vùng trồng Thái Nguyên, Việt Nam là: SD1 là Pueraria montana var. chinensis
(Ohwi) Sanjappa & Pradeep, SD2 là Pueraria alopecuroides Craib, SD3 là Pueraria candollei var. mirifica (Airy Shaw & Suvat.) Niyomdham.Trong đó loài Pueraria alopecuroides Craib là loài mới của hệ thực vật Việt Nam.
b/ Đã định tính flavonoid của rễ ba loài SD1 - Pueraria montana var. chinensis
(Ohwi) Sanjappa & Pradeep, SD2 - Pueraria alopecuroides Craib, SD3 - Pueraria candollei var. mirifica (Airy Shaw & Suvat.) Niyomdham thu tại Thái Nguyên, Việt Nam bằng phương pháp TLC, định lượng một vài flavonoid bằng phương pháp HPLC cụ thể:
o Đã xác định sự có mặt thành phần hóa học flavonoid trong các mẫu bằng phương pháp định tính bằng phản ứng hóa học.
o Sắc kí TLC của 3 mẫu đối chiếu với chất chuẩn puerarin và daidzein cho thấy
chất đối chiếu daidzein xuất hiện ở tất cả các mẫu, còn puerarin chỉ xuất hiện ở mẫu SD2 và SD3.
o Đã định lượng puerarin và daidzein trong 3 mẫu rễ Sắn dây có độ tuổi 12 tháng, với SD1 - Pueraria montana var. chinensis (Ohwi) Sanjappa & Pradeep
hàm lượng puerarin 0,000%, daidzein 0,0073%; SD2 - Pueraria
alopecuroides Craib hàm lượng puerarin 0,02395%, daidzein 0,0117%; SD3 - Pueraria candollei var. mirifica (Airy Shaw & Suvat.) Niyomdham hàm lượng puerarin 0,07855%, daidzein 0,0186% tính theo khối lượng khô tuyệt đối của dược liệu.
KIẾN NGHỊ
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, để phát triển thêm đề tài, nhóm nghiên cứu có một số đề xuất như sau:
o Tiếp tục thu thêm mẫu sẵn dây Pueraria alopecuroides Craib tại khu vực thu
hái ban đầu Sơn La để nghiên cứu rõ hơn về thực vật của loài mới tại Việt Nam.
o Tiếp tục những nghiên cứu giúp tiêu chuẩn hóa cho loài mới Pueraria alopecuroides tại Việt Nam.
o Tiếp tục thu thêm mẫu sắn dây Pueraria montana var. chinensis (Ohwi) Sanjappa & Pradeep, Pueraria alopecuroides Craib, Pueraria candollei var.
mirifica (Airy Shaw & Suvat.) Niyomdham tại Thái Nguyên để đánh giá động thái tích lũy hàm lượng hoạt chất chính theo hàng năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
- Tập 2, tr. 680 - 686.
2. Bộ Y Tế (2019), Dược Điển Việt Nam V - Tập 2, tr. 1310.
3. Võ Văn Chi (1997), Từ Điển Thực Vật thông dụng - Tập 2, tr. 2076 - 2077.
4. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học
cây thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 19 - 23, 43 - 52, 58 - 74, 243 - 283.
5. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam - quyển I, tr. 947 - 948.
6. Nguyễn Quốc Huy, Đỗ Quang Thái và cộng sự (2016), "Nghiên cứu đặc điểm
thực vật và giám định tên khoa học loài sắn dây củ tròn thu hái tại Bắc Giang",
Tạp chí Dược Học - Số 488 Năm 56, tr. 36 - 40.
7. Phạm Thanh Kỳ (2007), Dược Liệu học - Tập II, Nhà xuất bản Y học, tr. 15 -
19.
8. Trần Văn Ơn (2005), Thực tập thực vật và nhận thức cây thuốc, Trung tâm
thông tin - Thư viện, Đại học Dược Hà Nội, tr. 3 - 7, 11 - 15, 19 - 51.
9. Đỗ Quang Thái (2016), Đánh giá hàm lượng một số isoflavonoid trong cây
sắn dây củ tròn (Pueraria candollei var. mirifica ( Airy Shaw & Suvat) Niyomdham) trồng tại Bắc Giang bằng phương pháp HPTLC, , Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ - Đại Học Dược Hà Nội, tr 14, 37, 38.
10. Nguyễn Viết Thân (2010), Thực tập dược liệu, Bộ môn Dược Liệu, Trường
Đại Học Dược Hà Nội, Hà Nội, tr. 1 - 7, 64 - 133.
11. Ngô Văn Thu, Trần Hùng (2011) Dược liệu học - Tập 1, Nhà xuất bản Y học,
tr. 90 - 91, 152 - 153, 205 - 208, 317, 374 - 377, 483 - 484.
12. Phạm Quốc Tuấn, Hà Thanh Hòa và cộng sự (2019), "Xây dựng phương pháp
định lượng đồng thời Puerarin, Daidzin và daidzein trong rễ củ sắn dây trên hệ thống máy HPLC-PDA", Tạp chí Dược Liệu, tập 24, số 4/2019, tr. 216 - 220.
TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
13. Administration China Food and Drug (2015), Pharmacopoeia of the People's
Republic of China, Volume I, China, pp. 379 - 380.
14. Chen Si-Bao, Liu He-Ping, et al. (2006), "High-performance thin-layer chromatographic fingerprints of isoflavonoids for distinguishing between Radix Puerariae Lobate and Radix Puerariae Thomsonii", Journal of Chromatography A, ScienceDirect, 1121(1), pp. 114-119.
15. Chen Yan-Gan, Song Yue-Lin, et al. (2014), "Metabolic differentiations of Pueraria lobata and Pueraria thomsonii using 1H NMR spectroscopy and multivariate statistical analysis", Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 93, pp. 51-58.
16. Cherdshewasart Wichai, Sriwatcharakul Suttijit (2007), "Major isoflavonoid contents of the 1-year-cultivated phytoestrogen-rich herb, Pueraria mirifica",
17. Cherdshewasart Wichai, Subtang Subongkoj, et al. (2007), "Major isoflavonoid contents of the phytoestrogen rich-herb Pueraria mirifica in comparison with Pueraria lobata", Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 43(2), pp. 428-434.
18. Cho Jin-Gyeong, Park Hee-Jung, et al. (2014), "Flavonoids from Pueraria mirifica roots and quantitative analysis using HPLC", Food Science and Biotechnology, 23(6), pp. 1815-1820.
19. DONG Hua-qiang, LIU Fu-lai, et al. (2008), "Quantitative Analysis of Isoflavones in Heshui Pueraria thomsonii by Ultraviolet Spectrophotometry and HPLC [J]", Food Science, 10, pp. 30 - 34.
20. Jiang Ren-Wang, Lau Kit-Man, et al. (2005), "A comparative study on aqueous root extracts of Pueraria thomsonii and Pueraria lobata by antioxidant assay and HPLC fingerprint analysis", Journal of Ethnopharmacology, 96(1- 2), pp. 133-138.
21. Keung Wing Ming (2002), Pueraria: the genus Pueraria, CRC Press, pp. 4, 6
- 11, 17.
22. Maji Amal K, Banerjee Debdulal, et al. (2012), "A validated RP-HPLC-UV
method for quantitative determination of puerarin in Pueraria tuberosa DC tuber extract", Pharmaceutical methods, 3(2), pp. 79-83.
23. Manonai Jittima, Chittacharoen Apichart, et al. (2007), "Effect of Pueraria mirifica on vaginal health", Menopause, 14(5), pp. 919-924.
24. Okamura Shinichi, Sawada Yoshie, et al. (2008), "Pueraria mirifica phytoestrogens improve dyslipidemia in postmenopausal women probably by activating estrogen receptor subtypes", The Tohoku journal of experimental medicine, 216(4), pp. 341-351.
25. Trisomboon Hataitip, Malaivijitnond Suchinda, et al. (2004), "Long-term treatment effects of Pueraria mirifica phytoestrogens on parathyroid hormone and calcium levels in aged menopausal cynomolgus monkeys", Journal of Reproduction and Development, 50(6), pp. 639-645.
26. Van der Maesen LJG (1985), Revision of the genus Pueraria DC with some
notes on Teyleria Backer (Leguminosae), Taylor & Francis, pp. 13 - 16, 26, 30, 38, 43, 53 - 56, 59 - 61, 64, 71 - 80.
27. WANG Jin-hua, YAO Zhong-qing (2013), "Studies on Chromatographic
Fingerprints of Pueraria lobata and Pueraria thomsonii [J]", 医药导报, 4, pp. 44 - 47.
28. Wei-feng XU, Chun-yan DU, et al. (2019), "Quantitative determination of 4
isoflavones of Pueraria lobata and Pueraria thomsonii from Zitong in Sichuan
province by HPLC", HUBEI AGRICULTURAL SCIENCES, 58(9), pp. 114.
29. Wong Ka H, Li George Q, et al. (2011), "Kudzu root: traditional uses and potential medicinal benefits in diabetes and cardiovascular diseases", Journal of Ethnopharmacology, 134(3), pp. 584-607.
30. Wu Delin Mats Thulin (2010), Flora of China 10, London, pp. 244 - 248.
31. Yang Junlin, Fan Qingfei, et al. (2016), "A new isoflavone glycoside from Pueraria alopecuroides", Natural product research, 30(1), pp. 100-104.
TÀI LIỆU INTERNET
32. "Catalogue of life", Retrieved, from
https://www.catalogueoflife.org/data/taxon/6WQ38.
33. "Chinese Medicine Regulatory Office", Retrieved, from
https://www.cmro.gov.hk/html/eng/important_info/regulation.html.
34. "International Plant Name Index (IPNI)", Retrieved, from
https://www.ipni.org/.
Phụ lục 1.3. Ảnh tiêu bản các mẫu trong nuớc và trên thế giới
Pueraria montana var. chinensis (Ohwi) Sanjappa & Pradeep
Mẫu SD1
MSTB: HINP/18631/21
Pueraria montana var. chinensis
(Ohwi) Sanjappa & Pradeep
MSTB: K001121171, Royal Botanic Gardens Kew
Pueraria montana var. chinensis (Ohwi) Sanjappa & Pradeep
MSTB: 0655871, Chinese Virtual Herbarium
Pueraria montana var. chinensis
(Ohwi) Sanjappa & Pradeep
MSTB: K000883266, Royal Botanic Gardens Kew
Pueraria alopecuroides Craib Mẫu SD2
MSTB: HNIP/18630/21
Pueraria alopecuroides Craib
MSTB: K000264093, Royal Botanic Gardens Kew (Mẫu type)
Pueraria alopecuroides Craib MSTB: HITBC 0014004, Chinese Virtual Herbarium
Pueraria alopecuroides Craib MSTB: IBSC 0192650, Chinese Virtual Herbarium
Pueraria candollei var. mirifica (Airy Shaw & Suvat.) Niyomdham
Mẫu SD3
Pueraria candollei var. mirifica (Airy Shaw & Suvat.) Niyomdham
MSTB: K000264069, Royal Botanic Gardens Kew
Pueraria candollei var. mirifica (Airy
Shaw & Suvat.) Niyomdham
MSTB: QBG No:17533, Queen Sirikit Thái Lan
Phụ lục 2.1. Phản ứng hóa học
Phụ lục 2.2. Sắc kí dồ một số hệ khảo sát CHCl3: MeOH: H2O: HCOOH 30:6:1:0,05 CHCl3: CHCl: MeOH: H2O: HCOOH 30:6:0,25:0,05 CHCl3: MeOH: H2O 6:1,5:0,5 SD1 SD2 SD3 D P SD1 SD2 SD3 SD1 SD2 SD3 D P SD1 SD2 SD3 CHCl3: MeOH: H2O: HCOOH 30:6:0,25:0,25