CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đặc điểm giải phẫu của Pueraria alopecuroides Craib
Tiến hành làm vi phẫu thân theo mục 2.4.1, kết quả thu được:
3.3.1. Đặc điểm giải phẫu thân
Vi phẫu thân tiết diện gần tròn, cấu tạo cấp 2. Từ ngoài vào trong có: Biểu bì (2) gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, vách ngoài hóa cutin dày, có lỗ khí, lông che chở đa bào (1). Mô dày góc (3) 3-5 lớp tế bào hình đa giác không đều. Mô mềm vỏ đạo (5) gồm 4-6 lớp tế bào hình bầu dục hơi dài, kích thước không đều, bên trong rải rác các tinh thể calci oxalat hình khối (4). Mô cứng (6) gồm 3-4 lớp tế bào vách dày thành vòng. Libe cấp 1 (7) tế bào hình đa giác xếp lộn xộn thành cụm nhỏ, libe cấp 2 (8) tế bào hình chữ nhật, mạch rây khá to. Tầng phát sinh libe - gỗ (9), bên trong gồm các mạch gỗ cấp 2 (10) to, hình tròn hoặc đa giác tròn, xếp bên trên các bó gỗ 1 (11), tế bào mô mềm gỗ hình đa giác; các bó gỗ cấp 1(12) xếp thành cụm rải rác quanh thân. Tia tủy gồm 1-2 dãy tế bào. Mô mềm ruột (13) gồm các tế bào hình đa giác, kích thước không đều, sắp xếp lộn xộn là các mô mềm đạo (Hình 3.15).
Hình 3.15. Đặc điểm vi phẫu thân Pueraria alopecuroides Craib
Chú thích: 1. Lông che chở; 2. Biểu bì; 3. Mô dày vỏ ; 4. Tinh thể calci oxalat; 5. Mô mềm; 6. Mô cứng, 7. Libe cấp 1;8. Libe cấp 2; 9. Tầng phát sinh libe - gỗ;10. Gỗ cấp 2; 11. Sợi gỗ;12. Gỗ cấp 1; 13. Mô mềm ruột.
2 1 3 5 5 7 6 8 10 11 9 12 4 13
3.3.2. Đặc điểm giải phẫu lá
Hình 3.16. Đặc điểm vi phẫu lá Pueraria alopecuroides Craib
Chú thích:
A. Phần gân lá: 1. Biểu bì dưới; 2. Mô dày dưới; 3.Tinh thể calci oxalat hình khối; 4. Mô mềm; 5. Vòng mô cứng; 6. Libe; 7. Gỗ; 8. Mô dày trên; 9. Biểu bì trên; 10. Lông che chở; 11. Lông tiết
B. Phần phiến lá: a. Biểu bì dưới,; b. Mô khuyết; c. Mô giậu; d. Biểu bì trên
Phần gân lá: Lồi cả 2 mặt, mặt dưới nổi rõ hơn mặt trên. Từ dưới lên gồm: Biểu bì dưới (1) gồm 1 lớp tế bào xếp sít nhau, vách hóa cutin. Mô dày dưới (2) gồm 2 – 4 lớp tế bào, các tế bào hình đa giác có vách dày lên ở các góc, rải rác các tinh thể
1 2 3 4 5 6 10 7 8 9 11 b c d a A B
đều, sắp xếp lộn xộn, có nhiều gian bào. Mô cứng (5) gồm 4 – 5 lớp tế bào vách dày tạo thành vòng mô cứng bao bọc phần libe - gỗ ở phía trong. Libe (6) gồm những tế bào có kích thước bé, rải rác có các mạch rây kích thước to, nằm thành từng đám bên dưới gỗ. Gỗ (7) gồm những tế bào xếp thẳng hàng, vách dày, 1 hàng gỗ xếp xen kẽ với 2 – 3 hàng mô mềm gỗ. Phía trên là mô dày trên (8) gồm 4 – 5 lớp tế bào vách dày nằm sát dưới biểu bì dưới. Biểu bì dưới (9) gồm một lớp tế bào vách ngoài hóa cutin. Trên biểu bì trên và biểu bì dưới có các lông che chở (10) nằm rải rác, thỉnh thoảng có lông tiết (11).
Phần phiến lá: Phiến lá hướng chếch lên trên một góc 30˚ so với mặt phẳng nằm ngang. Biểu bì dưới (a) gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, sếp sít nhau, mỏng hơn biểu bì trên, bề mặt có lỗ khí, lông che chở. Mô mềm khuyết (b) là các tế bào vách mỏng, xếp lộn xộn để hở nhiều khoảng trống chứa khí, thỉnh thoảng có vài tinh thể calci oxalat, mô mềm khuyết chiểm khoảng ½ bề dày của phiến lá. Mô giậu (c) ngay sát biểu bì trên, là một hàng tế bào hình chữ nhật, sếp sít nhau theo chiều dọc, chứa nhiều lục lạp. Biểu bì trên (d) là một lớp tế bào thành mỏng có lông che chở và phủ cutin mỏng (Hình 3.16).
3.3.3 Đặc điểm giải phẫu rễ
Vi phẫu tiết diện gần tròn, cấu tạo cấp 2. Từ ngoài vào trong có: Bần (1) gồm 2 – 3 lớp tế bào hình chữ nhật vách dày, xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm, ở rễ trưởng thành lớp bần thường nứt ra tạo thành lỗ vỏ. Lục bì (2) nằm dưới lớp bần gồm 5 – 7 lớp tế bào hình chữ nhật, vách mỏng xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Lớp mô mềm vỏ (3) gồm 4 – 5 lớp tế bào vách mỏng, hình đa giác, xếp sít nhau, rải rác có các hạt tinh thế calci oxalat hình khối. Sợi libe (4) hóa mô cứng nằm rải rác thành từng chùy. Libe cấp 2 (5) tạo thành chùy có nhiều cụm sợi libe, các tế bào hình đa giác, giữa các chùy libe là tia tủy rộng. Gỗ cấp 2 (7) gồm các mạch gỗ hình tròn, một số mạch bị chia đôi, kích thước giảm dần từ ngoài vào trong, tạo thành các dãy xuyên tâm bị chia cắt bởi các tia ruột, gỗ cấp 2 chiếm tâm. Mô mềm gỗ (8) gồm các tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm, vách dày hóa gỗ 1-2 lớp bao quanh mạch gỗ hay tạo thành những cụm sợi rải rác trong gỗ. Trong cùng là mô mềm ruột (8) là các tế bào nhỏ, mỏng, chứa tinh bột (Hình 3.17).
Hình 3.17. Đặc điểm vi phẫu rễ Pueraria alopecuroides Craib
Chú thích:1. Bần; 2. Lục bì; 3. Mô mềm vỏ; 4. Sợi libe; 5. Libe cấp 2; 6. Sợi gỗ; 7. Gỗ cấp 2; 8. Mô mềm
3.3.4 Đặc điểm bột rễ củ
Bột màu trắng hơi vàng có lẫn các hạt màu nâu, vị ngọt đắng nhẹ, mùi thơm. Soi dưới kính hiển vi thấy: mô mềm (1) gồm các tế bào hình đa giác, thành mỏng, chứa nhiều hạt tinh bột, mảnh bần (2) màu nâu gồm các tế bào hình đa giác vách dày, các mảnh mang màu nâu (3) nằm rải rác, sợi vách dày (4) thường tập trung thành bó, không có hoặc có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ tạo thành sợi tinh thể, các tinh thể calci oxalat rời hình khối (5) nằm rải rác, Nhiều hạt tinh bột (6), hạt đơn hình chỏm cầu, hình gần tròn hoặc nhiều cạnh, đường kính 25-300 µm, rốn hình chấm hoặc hình khe nứt, hạt kép (7) gồm 2-10 hạt; mảnh mạch điểm (8) (Hình 3.18). 1 2 3 4 5 6 7 8
Hình 3.18. Bột rễ củ Pueraria alopecuroides Craib
Chú thích: (1) Mảnh mô mềm; (2) Mảnh bần; (3) Mảnh mang màu; (4) Sợi kèm tinh thể calci oxalat; (5) Tinh thế calci oxalat;(6) Nhiều tinh bột đơn; (7) Tinh bột kép; (8)Mảnh mạch