Nghiên cứu ảnh hƣởng của chiều dài rễ khi ra ngôi đến tỷ lệ sống và khả năng sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của giống hoa đồng tiền lùn ( genberra jamesonii bolus) nuôi cấy mô giai đoạn vườn ươm (Trang 40 - 45)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ

3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của chiều dài rễ khi ra ngôi đến tỷ lệ sống và khả năng sinh

và khả năng sinh trƣởng của cây Đồng Tiền lùn nuôi cấy mô ở giai đoạn vƣờn ƣơm.

Rễ cây là cơ quan sinh dƣỡng của thực vật thực hiện các chức năng quan trọng nhƣ bám giữ, hút nƣớc, hút muối khoáng, hô hấp... Ngoài ra rễ cây cũng có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp nên cytokinin, chất có khả năng kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ. Vì vậy chiều dài rễ khi ra ngôi có ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng của cây con trong giai đoạn vƣờn ƣơm.

3.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của cây con sau ra ngôi.

Theo dõi ảnh hƣởng của chiều dài rễ khi ra ngôi đến sự tăng trƣởng chiều cao của cây Đồng Tiền lùn nuôi cấy mô giai đoạn vƣờn ƣơm, chúng tôi thu đƣợc số liệu ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của chiều dài rễ khi ra ngôi đến tăng trƣởng chiều cao của cây Đồng Tiền lùn nuôi cấy mô giai đoạn vƣờn ƣơm.

Đơn vị: cm

Công thức 20 ngày 40 ngày 60 ngày

1(Đ/C) 3,6 4,0 4,3

2 3,9 4,6 5,0

3 3,2 3,4 3,5

CV% 5,1 2,3 2,3

LSD0,05 0,4 0,2 0,2

(CT1: ra ngôi cây con sau cấy chuyển 10 ngày (mới có mầm rễ), CT2: ra ngôi cây con sau cấy chuyển 15 ngày (rễ dài khoảng 1cm), CT3: ra ngô cây con sau cấy chuyển 20 ngày (rễ dài từ 2 – 3cm)).

Hình 3.1. Biểu đồ động thái tăng trƣởng chiều cao cây con sau ra ngôi.

Qua bảng số liệu 3.1 và biểu đồ hình 3.1 cho thấy:

Khi phân tích mức sai khác ý nghĩa LSD0,05 cho thấy sau 20 ngày ra ngôi cây con, cặp công thức 2 (rễ dài 1 cm) với công thức 3 (rễ dài 2 – 3 cm) có sự sai khác có ý nghĩa. Các cặp công thức còn lại đều cho kết quả không sai khác với nhau.

Sau 40 ngày ra ngôi, dựa vào mức sai khác có ý nghĩa LSD0,05 nhận thấy giữa tất cả các công thức thí nghiệm đều có sự sai khác. Trong đó công thức 2 (rễ dài khoảng 1cm) cho chiều cao tốt nhất đạt 4,6 cm, cao hơn công thức đối chứng (mới có mầm rễ) 0,6cm. Chiều dài rễ khoảng 2 – 3cm cho chiều cao thấp nhất đạt 3,4cm.

Sau 60 ngày theo dõi, công thức 2 (rễ dài khoảng 1 cm) cho chiều cao tốt nhất đạt 5,0 cm, cao hơn so với công thức đối chứng (bắt đầu có mầm rễ) 0,7 cm. Công thức 3 (rễ dài 2 – 3 cm) đạt chiều cao thấp nhất đạt 3,5 cm. Tất cả các công thức đều có sự sai khác với nhau khi phân tích mức sai khác ý nghĩa LSD0,05.

Nhƣ vậy có thể thấy độ dài rễ cây khi ra ngôi có ảnh hƣởng rất rõ ràng đến sự tăng trƣởng chiều cao của cây con sau trồng. Ra ngôi cây con khi rễ dài khoảng 1 cm cây sinh trƣởng đạt chiều cao tốt do rễ dài vừa phải, dễ

trồng, bén rễ và đẻ thêm rễ mới nhanh. Ra ngôi khi rễ dài 2 – 3 cm, rễ quá dài, già, rễ đã qua giai đoạn sinh trƣởng mạnh nhất ở giai đoạn nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, khó thích nghi và khó khăn khi trồng làm cây sinh trƣởng chậm và kém.

3.1.2. Động thái ra lá của cây con sau trồng

Lá chính là cơ quan chính thực hiện chức năng quang hợp, hô hấp, trao đổi khí ở thực vật. Vì vậy, để đánh giá sự sinh trƣởng của cây con trong vƣờn ƣơm, ngoài chỉ tiêu về chiều cao thì chỉ tiêu về tăng trƣởng số lá cũng rất quan trọng. Sau khi thực hiện thí nghiệm chúng tôi thu đƣợc số liệu ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của chiều dài rễ khi ra ngôi đến động thái ra lá của cây Đồng Tiền lùn nuôi cấy mô giai đoạn vƣờn ƣơm

Đơn vị: lá

Công thức 20 ngày 40 ngày 60 ngày

1(Đ/C) 7,0 7,5 8,0

2 8,0 8,8 9,5

3 6,5 6,8 7,0

CV% 3,4 2,0 2,7

LSD0,05 0,5 0,3 0,5

(CT1: ra ngôi cây con sau cấy chuyển 10 ngày (mới có mầm rễ), CT2: ra ngôi cây con sau cấy chuyển 15 ngày (rễ dài khoảng 1cm), CT3: ra ngô cây con sau cấy chuyển 20 ngày (rễ dài từ 2 – 3cm)).

Hình 3.2. Biểu đồ động thái tăng số lá cây con

Qua bảng số liệu 3.2 và biểu đồ hình 3.2 cho thấy:

Sau 20 ngày ra ngôi cây con, công thức 2 với rễ dài khoảng 1 cm cho số lá nhiều nhất đạt 8,0 lá, tăng lên so với số lá ban đầu 3 lá và cao hơn công thức đối chứng (mới có mầm rễ) 1 lá. Công thức cho số lá ít nhất là công thức với rễ dài 2 – 3 cm đạt 6,5 lá. Khi so sánh mức sai khác có ý nghĩa LSD0,05 nhận thấy giữa các công thức thí nghiệm đều có sự sai khác.

Kết quả phân tích phƣơng sai sau 40 ngày ra ngôi cho thấy giữa tất cả các cặp công thức thí nghiệm đều có sự sai khác. Trong đó công thức 2 (rễ dài khoảng 1 cm) cho số lá nhiều nhất đạt 8,8 lá, cao hơn công thức đối chứng (mới có mầm rễ) 1,3 lá.

Dựa vào kết quả phân tích ở mức sai khác có ý nghĩa LSD0,05, ta có thể thấy giữa tất cả các cặp công thức đều có sự sai khác. Trong đó công thức 2 (rễ dài khoảng 1 cm) đạt số lá cao nhất là 9,5 lá, công thức 3 (rễ dài 2 – 3cm) cho số lá thấp nhất đạt 7,0 lá.

Nhƣ vậy có thể thấy độ dài rễ cây khi ra ngôi không chỉ ảnh hƣởng đến động thái tăng chiều cao cây mà còn ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng số lá của cây con sau trồng. Cụ thể là ra ngôi cây con khi rễ dài khoảng 1 cm cho số lá nhiều nhất đạt 9,5 lá do cây con có chiều dài rễ vừa phải, bén rễ hồi

xanh nhanh, bộ rễ phát triển khỏe mạnh, cây con xanh tốt.

3.1.3. Tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của cây con sau ra ngôi

Sau khi ra ngôi cây con, tỷ lệ sống có lẽ là chỉ tiêu đƣợc quan tâm nhiều nhất để đánh giá sự thành công của các thí nghiệm.

Bảng 3.3. Tỷ lệ sống và xuất vƣờn của cây con sau ra ngôi.

Đơn vị:%

Công thức Tỷ lệ cây con sống sau 60 ngày

Tỷ lệ cây con xuất vƣờn sau 60 ngày 1(Đ/C) 94,7 79,0 2 97,7 86,0 3 72,7 56,0 CV% 3,6 0,8 LSD0,05 7,2 1,3

(CT1: ra ngôi cây con sau cấy chuyển 10 ngày (mới có mầm rễ), CT2: ra ngôi cây con sau cấy chuyển 15 ngày (rễ dài khoảng 1cm), CT3: ra ngô cây con sau cấy chuyển 20 ngày (rễ dài từ 2 – 3cm)).

Qua bảng số liệu 3.3 và biểu đồ hình 3.3 ta có thể thấy

Đối với tỷ lệ cây sống, khi phân tích phƣơng sai ta thấy cặp công thức 1 (mới có mầm rễ) và công thức 2 (rễ dài khoảng 1cm) không có sự sai khác, đều cho tỷ lệ sống cao. Các cặp công thức công thức còn lại đều có sự sai khác. Công thức 3 (rễ dài 2 – 3cm) cho tỷ lệ cây sống thấp nhất đạt 72,7%.

Tuy nhiên ở chỉ tiêu tỷ lệ cây xuất vƣờn, giữa tất cả các công thức đều có sự sai khác khi so sánh ở mức ý nghĩa LSD0,05. Sau 60 ngày ra ngôi, công thức 2 (ra ngôi khi rễ dài khoảng 1 cm) cho tỷ lệ xuất vƣờn đạt 86%, cao hơn hẳn so với đối chứng (mới có mầm rễ) chỉ đạt 79%. Khi ra ngôi cây con có rễ dài 2 – 3cm cho tỷ lệ cây xuất vƣờn thấp nhất đạt 56%.

Điều đó cho thấy khi ra ngôi cây con mới có mầm rễ và rễ dài khoảng 1 cm đều cho tỷ lệ sống cao nhƣng ra ngôi cây con khi rễ dài khoảng 1 cm cho cây con khỏe mạnh và đồng đều hơn nên tỷ lệ xuất vƣờn cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của giống hoa đồng tiền lùn ( genberra jamesonii bolus) nuôi cấy mô giai đoạn vườn ươm (Trang 40 - 45)