Qua bảng số liệu 3.2 và biểu đồ hình 3.2 cho thấy:
Sau 20 ngày ra ngôi cây con, công thức 2 với rễ dài khoảng 1 cm cho số lá nhiều nhất đạt 8,0 lá, tăng lên so với số lá ban đầu 3 lá và cao hơn công thức đối chứng (mới có mầm rễ) 1 lá. Công thức cho số lá ít nhất là công thức với rễ dài 2 – 3 cm đạt 6,5 lá. Khi so sánh mức sai khác có ý nghĩa LSD0,05 nhận thấy giữa các công thức thí nghiệm đều có sự sai khác.
Kết quả phân tích phƣơng sai sau 40 ngày ra ngôi cho thấy giữa tất cả các cặp công thức thí nghiệm đều có sự sai khác. Trong đó công thức 2 (rễ dài khoảng 1 cm) cho số lá nhiều nhất đạt 8,8 lá, cao hơn công thức đối chứng (mới có mầm rễ) 1,3 lá.
Dựa vào kết quả phân tích ở mức sai khác có ý nghĩa LSD0,05, ta có thể thấy giữa tất cả các cặp công thức đều có sự sai khác. Trong đó công thức 2 (rễ dài khoảng 1 cm) đạt số lá cao nhất là 9,5 lá, công thức 3 (rễ dài 2 – 3cm) cho số lá thấp nhất đạt 7,0 lá.
Nhƣ vậy có thể thấy độ dài rễ cây khi ra ngôi không chỉ ảnh hƣởng đến động thái tăng chiều cao cây mà còn ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng số lá của cây con sau trồng. Cụ thể là ra ngôi cây con khi rễ dài khoảng 1 cm cho số lá nhiều nhất đạt 9,5 lá do cây con có chiều dài rễ vừa phải, bén rễ hồi
xanh nhanh, bộ rễ phát triển khỏe mạnh, cây con xanh tốt.
3.1.3. Tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của cây con sau ra ngôi
Sau khi ra ngôi cây con, tỷ lệ sống có lẽ là chỉ tiêu đƣợc quan tâm nhiều nhất để đánh giá sự thành công của các thí nghiệm.
Bảng 3.3. Tỷ lệ sống và xuất vƣờn của cây con sau ra ngôi.
Đơn vị:%
Công thức Tỷ lệ cây con sống sau 60 ngày
Tỷ lệ cây con xuất vƣờn sau 60 ngày 1(Đ/C) 94,7 79,0 2 97,7 86,0 3 72,7 56,0 CV% 3,6 0,8 LSD0,05 7,2 1,3
(CT1: ra ngôi cây con sau cấy chuyển 10 ngày (mới có mầm rễ), CT2: ra ngôi cây con sau cấy chuyển 15 ngày (rễ dài khoảng 1cm), CT3: ra ngô cây con sau cấy chuyển 20 ngày (rễ dài từ 2 – 3cm)).