Ảnh hƣởng của nồng độ MS đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trƣởng của giống Đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của giống hoa đồng tiền lùn ( genberra jamesonii bolus) nuôi cấy mô giai đoạn vườn ươm (Trang 51 - 53)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ

3.3.Ảnh hƣởng của nồng độ MS đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trƣởng của giống Đồng

trƣởng của giống Đồng Tiền lùn nuôi cấy mô giai đoạn vƣờn ƣơm.

Cây Đồng Tiền nuôi cấy mô khi còn ở trong phòng thí nghiệm đƣợc cung cấp dinh dƣỡng rất đầy đủ vì vậy khi chuyển cây ra vƣờn ƣơm việc sử dụng thêm phân bón để cung cấp dinh dƣỡng cho cây là cần thiết. Khi đƣợc bón phân hợp lý cây sinh trƣởng nhanh, cây khoẻ mạnh và rút ngắn thời gian xuất vƣờn, nhƣng với mỗi hàm lƣợng phân bón khác nhau sẽ có ảnh hƣởng khác nhau tới sinh trƣởng và phát triển của cây. Cây Đồng Tiền nuôi cấy mô thích hợp với một hàm lƣợng phân bón nhất định, đặc biệt trong thời gian đầu khi cây bắt đầu bén rễ.

MS là một dạng dung dịch dinh dƣỡng, có thể coi là một dạng phân bón dùng để bổ sung dinh dƣỡng cho cây khi cây còn nhỏ. Tùy vào đặc điểm từng loại cây, tuổi cây, khoảng cách giữa các lần bổ sung MS mà sử dụng MS với các nồng độ khác nhau.

3.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của các nồng độ MS đến tăng trƣởng chiều cao của cây Đồng Tiền lùn nuôi cấy mô giai đoạn vƣờn ƣơm

Đơn vị: cm

Công thức 20 ngày 40 ngày 60 ngày

1(Đ/C) 3,6 4,0 4,3 2 4,2 4,5 4,9 3 3,4 3,7 4,0 4 3,2 3,3 3,5 CV% 2,9 4,4 2,7 LSD0,05 0,2 0,3 0,2 (CT1: phun nước lã, CT2: 0,5MS, CT3: 1MS, CT4: 1,5MS).

Hình 3.7. Biểu đồ động thái tăng trƣởng chiều cao cây con

Kết quả ở bảng số liệu 3.7 cho thấy các công thức phun phân bón với nồng độ khác nhau cho kết quả về động thái tăng chiều cao khác nhau.

Khi phân tích phƣơng sai ở 20 ngày sau theo dõi ta thấy các cặp công thức 1 (phun nƣớc lã) với công thức 2 (0,5MS), công thức 1 (phun nƣớc lã) với công thức 4 (1,5MS), công thức 2 (0,5MS) với công thức 3 (1MS) đều có sự sai khác có ý nghĩa. Các cặp công thức còn lại không có sự sai khác

có ý nghĩa.

Ở thời điểm 40 ngày theo dõi, dựa vào phân tích phƣơng sai ta thấy cặp công thức 1 (phun nƣớc lã) với công thức 3 (1MS) không có sự sai khác có ý nghĩa. Tất cả các cặp công thức còn lại đều có sự sai khác có ý nghĩa.

Theo kết quả phân tích phƣơng sai sau 60 ngày theo dõi ta thấy giữa tất cả các công thức thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa. Sau 60 ngày theo dõi, công thức 2 với nồng độ 0,5MS cho chiều cao tốt nhất là 4,9 cm, cao hơn công thức đối chứng (phun nƣớc lã) 0,6 cm. Công thức 4 với nồng độ 1,5MS cho chiều cao cây thấp nhất đạt 3,5 cm, thấp hơn công thức đối chứng (phun nƣớc lã) 0,8 cm.

Nồng độ 0,5MS là tốt nhất cho sự tăng trƣởng chiều cao cây. Ở nồng độ 1,5MS cây con sinh trƣởng rất chậm, nồng độ MS cao gây cháy lá làm ảnh hƣởng đến tốc độ tăng chiều cao cây. Nhƣ vậy, động thái tăng trƣởng chiều cao cây không tỷ lệ thuận với sự tăng nồng độ phân bón.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của giống hoa đồng tiền lùn ( genberra jamesonii bolus) nuôi cấy mô giai đoạn vườn ươm (Trang 51 - 53)