Quan hệ di truyền giữa các cá thể trong các quần thể và tổng thể loài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài Đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron moulmainense Hook. f.) tại Lâm Đồng (Trang 111 - 114)

6. Bố cục luận án

3.2. Đa dạng di truyền của các quần thể Đỗ quyên lá nhọn

3.2.3. Quan hệ di truyền giữa các cá thể trong các quần thể và tổng thể loài

Dựa trên dữ liệu phối hợp có được từ việc sử dụng cả hai kỹ thuật ISSR và SCoT, mức tương đồng di truyền giữa từng cặp các cá thể khảo sát thuộc ba quần thể Đỗ quyên lá nhọn và tổng thể lồi trong khu vực nghiên cứu được chỉ ra thơng qua các phụ lục 4.1 - 4.4 và hình 3.16-3.18. Hệ số tương đồng di truyền giữa các cá thể khảo sát thuộc quần thể Tuyền Lâm là từ 0,841 - 0,985, trung bình là 0,937. Trong đó các cặp cá thể RhC6 với RhC8, RhC16, RhC17 và RhC18 là khác biệt di truyền cao nhất, trong khi các cặp RhC14-RhC18 và RhC19-RhC20 là tương đồng di truyền cao nhất.

Tại quần thể Hòn Nga, hệ số tương đồng di truyền giữa các cá thể khảo sát là từ 0,727 - 1,000, trung bình là 0,911. Cặp RhB4-RhB18 có khác biệt di truyền cao nhất, trong khi cặp RhB12-RhB13 lại có tương đồng di truyền cao nhất. Tại quần thể Bidoup, hệ số tương đồng di truyền giữa các cá thể khảo sát là từ 0,705 - 0,985, trung bình là 0,889, thấp hơn hệ số tương đồng trong các cặp cá thể trong quần thể Tuyền Lâm và Hòn Nga. Các cặp cá thể RhA6-RhA4; RhA6-RhA5 là khác biệt di truyền cao nhất, trong khi RhA1-RhA2 và RhA4-RhA5 các là tương đồng di truyền cao nhất.

Đối với quần thể tổng, hệ số tương đồng di truyền giữa các cá thể khảo sát biến động từ 0,644 - 1,000, trung bình là 0,894. Trong tổng thể nghiên cứu chỉ có 1 cặp cá thể không thể phân biệt nhau về mặt di truyền, đó là RhB12 và RhB13. Hầu hết các cặp cá thể trong quần thể tổng đều có hệ số tương đồng di truyền cao. Điều này chứng tỏ khả năng thụ phấn chéo cao giữa các cá thể và giữa các quần thể đã xảy ra trong quá khứ. Giữa ba quần thể đã có sự trao đổi nguồn gen, bởi các tác nhân như gió hoặc động vật đưa hạt phấn hay hạt giống phát tán từ quần thể này sang quần thể khác. Đây chính là động lực thúc đẩy việc duy trì và gia tăng các biến dị di truyền trong quần thể tổng tại cao nguyên Lâm Viên, nếu hạt lai giữa ba quần thể này có khả năng nảy mầm để hình thành thế hệ mới với số lượng nhiều. Tuy

nhiên, qua điều tra khảo sát ở 3 quần thể các cá thể Đỗ quyên lá nhọn vẫn ra hoa kết quả nhưng hạt bị lép. Vậy nên để sự tồn tại và phát triển cho loài Đỗ quyên lá nhọn cần tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường sống, xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng trồng bổ sung những cây hom từ các cá thể khác biệt di truyền cao nhằm gia tăng số lượng cá thể trong quần thể, từ đó gia tăng thụ phấn tự do và tạo ra hạt giống tốt.

Trong quần thể tổng, cặp cá thể RhA6-RhC15 có mức độ tương đồng gen thấp nhất (0,64). Cá thể RhA6 thuộc quần thể Bidoup và RhC15 thuộc quần thể Tuyền Lâm. Mặt khác, các cá thể thuộc các quần thể khơng xếp thành từng nhóm riêng mà xếp xen kẽ nhau (hình 3.19). Điều đó thể hiện đặc điểm sinh sản hữu tính kéo dài suốt từ khi trưởng thành đến hết chu trình sống của cây đã diễn ra trong quá khứ. Tuy nhiên sự xen kẽ là khơng đều và có sự biệt hóa nhỏ giữa các quần thể. Quần thể Hịn Nga có mức độ giao thoa giữa các cá thể trong quần thể này với các quần thể khác rất ít, nghĩa là biệt hóa di truyền lớn. Điều này cho thấy quần thể Hòn Nga đang đối mặt với nguy cơ suy giảm đa dạng di truyền.

Hình 3.16: Sơ đồ dạng cây về quan hệ di truyền của các cá thể Đỗ quyên lá nhọn

Hình 3.17: Sơ đồ dạng cây về quan hệ di truyền của các cá thể Đỗ quyên lá nhọn

thuộc và Hòn Nga dựa trên dữ liệu phối hợp

Hình 3.18: Sơ đồ dạng cây về quan hệ di truyền của các cá thể Đỗ quyên lá nhọn

Hình 3.19: Sơ đồ dạng cây về quan hệ di truyền của các cá thể Đỗ quyên lá nhọn

thuộc cả ba quần thể khảo sát dựa trên dữ liệu phối hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài Đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron moulmainense Hook. f.) tại Lâm Đồng (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)