Chân dung của tập đoàn Sapporo Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường marketing quốc tế cho sản phẩm bia của Công ty TNHH SAPPORO BREWERIES NHẬT BẢN tại thị trường VIỆT NAM (Trang 35 - 38)

3. Kết cấu của khóa luận

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1. Chân dung của tập đoàn Sapporo Nhật Bản

Thương hiệu bia lâu đời nhất Nhật Bản “Sapporo”.

Năm 1876, hãng bia Kaitakushi ra đời do Nakagawa, một người được đạo tạo sản xuất bia tại Đức. Ngay từ đầu, Sapporo đã được đông đảo người yêu thích bia lựa chọn – nhờ mùi vị ngon mát lạnh và nhờ quy trình sản xuất tiên tiến.

Một năm sau, một công ty khác có tên là Japan Beer tung ra thị trường bia Yebisu cạnh tranh cùng Sapporo và các hang khác là Osaka(ngày nay là Asahi), Kirin.

Năm 1906, các công ty Sapporo, Japan Beer, Osaka hợp tác cho ra công tybia gần như độc quyền chi phối toàn bộ thị trường là Dai Nippon. Mãi đến tháng 9 năm 1949, dưới luật chống độc quyền, Dai Nippon chia tách thành 2 công ty nước giải khát là Nippon và Asahi. Trong đó, Công ty TNHH Dai Nipon Beer đã bắt đầu công việc kinh doanh của mình bằng cách đưa ra thị trường tên một thương hiệu bia mới, Nippon Beer. Mặc dù vấp phải sự phản đối của khách hàng ưa chuộng thương hiệu bia Sapporo Beer, nên năm 1956, thương hiệu Sapporo đã đưa được trở lại nơi nó đã ra đời – Hokkaido – theo yêu cầu của khách hàng và một lần nữa tiếp tục được phân bố trên toàn Nhật Bản. Cuối cùng, vào tháng 1 năm 1964, Công ty TNHH Nippon

Breweries đã đổi tên thành Công ty TNHH Sapporo Breweires và bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ.

Năm 1971: Phục hồi thương hiệu Yebisu Beer.

Tháng 12 năm 1971, Yebisu Beer, thương hiệu bia cao cấp chính của Công ty TNHH Dai Nippon Beer, được tung ra bán lại trên thị trường sau 28 năm gián đoạn.

Đến năm 1984, Sapporo U.S.A, INC được thành lập để duy trì chất lượng của bia và phân phối sản phẩm trên toàn nước Mỹ. Tiếp đến, Sapporo nhanh chóng thiết lập vị thế loại bia châu Á bán chạy nhất tại Mỹ.

Nhà máy bia Sapporo được liệt kê trong số các nhà sản xuất bia hàng đầu tại Nhật Bản, chiếm 12% doanh thu thị trường bia trong nước năm 2017. Cùng năm đó, công ty đã ghi nhận doanh thu ròng lên tới khoảng 279 tỷ Yên Nhật trong phân khúc đồ uống có cồn.

Các thương hiệu dưới sự bảo trợ của Sapporo bao gồm, ngoài các thương hiệu khác, nhãn hiệu bia cốt lõi, các nhãn hiệu bia Yebisu, Sleeman và Anchor, nhà sản xuất nước giải khát Pokka, các nhãn hiệu rượu vang Grande Polaire và Penfold, các nhãn hiệu rượu mạnh Bacardi và Dewar cũng như nhiều loại của các thương hiệu thực phẩm như Blue Seal và Soyfarm.

Năm 2014 tập đoàn bia lâu đời này đạt doanh thu tới hơn 518 tỷ yên, cao nhất trong giai đoạn 2010-2015.

Hình 2.1 Doanh thu của Công ty TNHH Sapporo Breweries Nhật Bản giai đoạn 2012 - 2019

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Sapporo Nhật Bản các năm 2012 - 2019

Mặc dù được biết đến với thương hiệu bia Sapporo nhưng tập đoàn này còn có hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất khác như rượu, thực phẩm và nước ngọt, nhà hàng và bất động sản.

Trong đó doanh thu chính đến từ các sản phẩm rượu truyền thống của Nhật với 281,8 tỷ yên, chiếm hơn 54% doanh thu thuần của cả tập đoàn.

Trên nền tảng là hãng sản xuất bia, rượu lớn tại Nhật Bản, tập đoàn này còn tận dụng lợi thế để mở chuỗi nhà hàng bia lớn nhất Nhật Bản gồm Ginza Lion và Yebisu Bar.

Hình 2.2 Tỷ lệ doanh thu thuần 5 mảng kinh doanh của Công ty TNHH Sapporo Breweries Nhật Bản năm 2019.

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Sapporo Nhật Bản các năm 2012 - 2019

Thế nhưng nhìn vào báo cáo của tập đoàn này, thương hiệu bia cao cấp Sapporo và Sleeman (doanh thu quốc tế) tăng trưởng không mấy ấn tượng khi doanh thu 2019 tăng 3% nhưng thu nhập hoạt động sụt giảm 85% so với năm trước.

Trong những thị trường chính gồm Bắc Mỹ, Canada, Việt Nam, Hàn Quốc, Australia, Singapore, Việt Nam là nơi có tiềm năng lớn để tạo giúp tập đoàn này cải thiện lợi nhuận của thương hiệu trên.

Quay lại hoạt động của Sapporo tại Việt Nam, mặc dù xuất hiện từ năm 2010 nhưng chưa có năm nào thoát lỗ mặc dù kết quả kinh doanh tăng trưởng hai con số, theo thông ty từ chính công ty này.

Nguyên nhân được Sapporo giải thích là chi phí đầu tư lớn vào thị trường, quảng bá nhằm xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra việc đầu tư xây dựng nhà máy với vốn lớn kèm theo tỷ giá tăng khiến giá trị đầu tư vượt 1.000 tỷ đồng so với mức ước tính ban đầu.

Là người gia nhập thị trường khá muộn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc Sapporo đẩy mạnh chi phí quảng bá hình ảnh dẫn tới hiện tượng lỗ cũng là điều không quá khó hiểu.

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường marketing quốc tế cho sản phẩm bia của Công ty TNHH SAPPORO BREWERIES NHẬT BẢN tại thị trường VIỆT NAM (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w