Kế toán tăng giảm tài sản cố định trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thiết bị y tế việt nhật (Trang 35 - 45)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của đề tài:

1.2. Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp

1.2.2. Kế toán tăng giảm tài sản cố định trong các doanh nghiệp

Trong quá trình Doanh nghiệp hoạt động thì sẽ luôn có sự tăng giảm, thay đổi về giá trị, số lượng TSCĐ. Để đánh giá được và năm bắt được cụ thể về vấn đề tăng giảm TSCĐ thì các doanh nghiệp hiện nay dựa theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014, để làm quy chuẩn có các chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ tài khoản kế toán được sử dụng và được trình bày trên BCTC.

1.2.2.1. Chứng từ kế toán tài sản cố định

- Quyết định tăng giảm TSCĐ

- Biên bản giao nhận TSCĐ: 01-TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ: 02-TSCĐ

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành: 03-TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ: 04-TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ: 05-TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: 06-TSCĐ

Các chứng từ liên quan: hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế….( nếu có)

Chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý thể hiện các giao dịch kinh tế tài chính phát sinh của doanh nghiệp. Chứng từ kế toán cũng giúp theo dõi, kiểm tra đối chiếu với sổ sách kế toán và cân đối tình hình thu chi của doanh nghiệp. Chứng từ kế toán cũng thể hiện rõ ràng được sự chấp hành, thực thi các chỉ đạo, mệnh lệnh của cấp trên giao phó cho cấp dưới: kế toán tài chính, kế toán TSCĐ,…

Phụ lục 1.1: Biên bản giao nhận TSCĐ: 01-TSCĐ

Phụ lục 1.2: Biên bản thanh lý TSCĐ: 02-TSCĐ

Phụ lục 1.3: Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành: 03-TSCĐ

Phụ lục 1.4: Biên bản đánh giá lại TSCĐ: 04-TSCĐ

Phụ lúc 1.5: Biên bản kiểm kê TSCĐ: 05-TSCĐ

Phụ lục 1.6: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: 06-TSCĐ

1.1.2.2. Tài khoản kế toán tài sản cố định sử dụng trong doanh nghiệp

a, Tài khoản kế toán

Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng...

Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ.

Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn.

Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính

Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật nuôi để lấy sản phẩm.

Tài khoản 2118 - TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên.

- Tài khoản 213: tài khoản cố định vô hình Tài khoản 213 có 7 tài khoản cấp 2 gồm:

Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Chỉ phản ánh vào tài khoản này quyền sử dụng đất được coi là tài sản cố định hữu hình theo quy định của pháp luật. Giá trị TSCĐ hữu hình là quyền sử dụng đất gồm toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra liên quan trực tiếp tới quyền sử dụng đất, như: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)... Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.

Tài khoản 2132 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.

Tài khoản 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu, tên thương mại: Phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.

Tài khoản 2135 - Chương trình phần mềm: Phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có chương trình phần mềm.

Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới, ...

Tài khoản 2138 - TSCĐ hữu hình khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ hữu hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên.

b, Nguyên tắc sử dụng tài khoản

- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐT.

- Về nguyên tắc, mọi TSCĐ, BĐSĐT dùng để cho thuê của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao BĐSĐT hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội…), doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà chỉ tính hao mòn TSCĐ và hạch toán giảm nguồn hình thành TSCĐ đó.

- Căn cứ vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong các phương pháp tính, trích khấu hao theo quy định của pháp luật phù hợp cho từng TSCĐ, BĐSĐT nhằm kích thích sự phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp.

Phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng TSCĐ, BĐSĐT phải được thực hiện nhất quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ và BĐSĐT.

- Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong Báo cáo tài chính.

- Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác. Riêng doanh nghiệp Nhà nước được xử lý theo chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước.

- Đối với TSCĐ vô hình, phải tuỳ thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (theo hợp đồng, cam kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Riêng đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thì chỉ trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất xác định được thời hạn sử dụng. Nếu không xác định được thời gian sử dụng thì không trích khấu hao.

Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán tăng-giảm tài sản cố định vô hình

( Công ty Cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật không có TSCĐ cho thuê tài chính)

1.2.2.3. Sổ kế toán tài sản cố định sử dụng trong doanh nghiệp

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh

nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Hiện tại theo quy định chung các doanh nghiệp sử dụng 5 hình thức ghi sổ kế toán:

 Hình thức Nhật ký chung

 Hình thức Kế toán Nhật ký – sổ cái

 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

 Hình thức sổ kế toán Nhật ký – chứng từ

 Hình thức kế toán trên máy vi tính

Mọi hình thức kế toán có một nguyên tắc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng những mẫu sổ kế toán đặc trưng riêng nhưng đều có chung một trình tự ghi sổ kế toán: hàng ngày ghi lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán se đồng thời ghi nhận vào sổ tổng hợp đặc trưng riêng để theo dõi trên các sổ, thẻ chi tiết nếu mọi thông tin trùng khớp sẽ được đưa vào làm căn cứ để lập Bảng cân đối phát sinh và các Báo cáo tài chính.

Còn đối với hình thức ghi sổ máy vi tính thì dựa vào từng phần mềm kế toán mà doanh nghiệp chọn và được thiết kế riêng biệt để kế toán viên dễ dàng sử dụng. Nên hàng ngày kế toán sẽ ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm và cuối tháng sẽ in từ phần mềm các mẫu số lượng tương ứng với hình thức kế toán phù hợp mà phần mềm kế toán thiết kế cho doanh nghiệp.

Hiện tại, các doanh nghiệp quản lý TSCĐ dự theo các hình tức ghi sổ kế toán sau: Hình thức kế toán Nhật ký chung: Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 211,213, 214, và sổ Nhật ký mua bán hàng. Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm, khấu hao…TSCĐ, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc, ghi nội dung nghiệp vụ vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi vào sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái TK 211,213, 214… Nếu đơn vị có mở sổ/thẻ chi tiết TSCĐ thì đồng thời việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ/thẻ chi tiết và sổ Nhật ký mua bán hàng. Cuối tháng số liệu trên sổ cái các TK sẽ được đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết để làm căn cứ lập các Bảng cân đối số phát sinh và BCTC.

Hình thức Kế toán Nhật ký – Sổ cái: Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký sổ cái. Tương tự như hình thức NKC, hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ghi nhận đồng thời vào sổ Nhật ký sổ cái và các sổ/thẻ chi tiết. Cuối kỳ sẽ đối chiếu cân đối số phát sinh và BCTC. Hình thức kế

toán Chứng từ ghi sổ: Sổ tổng hợp là Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái TK 211,213, 214. Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ, sau đó được dùng để vào sổ Cái TK 211,213, 214. Đồng thời ghi nhận vào các sổ/thẻ chi tiết. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu sau khi được đối chiếu giữa Sổ Cái các TK với Bảng tổng hợp chi tiết để lập Bảng cân đối số phát sinh.

Hình thức Kế toán Nhật ký – Chứng từ: sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chứng từ số 9, sổ Nhật ký chứng từ có liên quan 1,2,3,4,7,8,10, sổ cái TK 211,213, 214. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từu gốc ghi trực tiếp vào các Nhật ký – chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết TSCĐ. Cuối tháng, cộng số liệu trên các Nhật ký – chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng tổng hợp chi tiết và lấy số liệu tổng cộng trên sổ Nhật ký chứng từ để ghi trực tiếp vào Sổ cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu trên Nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập BCTC.

Sổ chi tiết TSCĐ gồm có:

+ Sổ tài sản cố định (Mẫu số S21-DN): dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm TSCĐ.

+ Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (Mẫu số S22-DN): dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm TSCĐ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý TSCĐ, làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ. Mỗi đơn vị hoặc bộ phận thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theo dõi TSCĐ.

+ Thẻ TSCĐ (Mẫu số S23-DN): theo dõi chi tiết từng TSCĐ của DN, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, các tài liệu kỹ thuật liên quan.

1.2.2.4. Trình bày thông tin về tài khoản cố định trên báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói

theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm.

Báo cáo tài chính thể hiện rõ rành tình hình kinh doanh của một một doanh nghiệp, thể hiện được dòng tiền ra vào của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp kinh doanh, các giải pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một trong các báo cáo phản ảnh nội dung kinh tế của doanh nghiệp rõ ràng, cụ thể về chính sách kế toán, chế độ kế toán của doanh nghiệp đang sử dụng và sự thay đổi về kinh tế trong năm tài chính của doanh nghiệp.

Dựa theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính thì doanh nghiệp quy đinh nguyên tắc lập báo cáo tài chính đảm bảo thông tin trọng yếu và hợp nhất trong báo cáo, đảm bảo nguyên tắc dồn tích để xác định rõ ràng lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đánh giá khả năng kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thiết bị y tế việt nhật (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w