Sơ đồ hạch toán tăng-giảm tài sản cố định vô hình

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thiết bị y tế việt nhật (Trang 41 - 50)

( Công ty Cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật không có TSCĐ cho thuê tài chính)

1.2.2.3. Sổ kế toán tài sản cố định sử dụng trong doanh nghiệp

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh

nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Hiện tại theo quy định chung các doanh nghiệp sử dụng 5 hình thức ghi sổ kế toán:

 Hình thức Nhật ký chung

 Hình thức Kế toán Nhật ký – sổ cái

 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

 Hình thức sổ kế toán Nhật ký – chứng từ

 Hình thức kế toán trên máy vi tính

Mọi hình thức kế toán có một nguyên tắc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng những mẫu sổ kế toán đặc trưng riêng nhưng đều có chung một trình tự ghi sổ kế toán: hàng ngày ghi lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán se đồng thời ghi nhận vào sổ tổng hợp đặc trưng riêng để theo dõi trên các sổ, thẻ chi tiết nếu mọi thông tin trùng khớp sẽ được đưa vào làm căn cứ để lập Bảng cân đối phát sinh và các Báo cáo tài chính.

Còn đối với hình thức ghi sổ máy vi tính thì dựa vào từng phần mềm kế toán mà doanh nghiệp chọn và được thiết kế riêng biệt để kế toán viên dễ dàng sử dụng. Nên hàng ngày kế toán sẽ ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm và cuối tháng sẽ in từ phần mềm các mẫu số lượng tương ứng với hình thức kế toán phù hợp mà phần mềm kế toán thiết kế cho doanh nghiệp.

Hiện tại, các doanh nghiệp quản lý TSCĐ dự theo các hình tức ghi sổ kế toán sau: Hình thức kế toán Nhật ký chung: Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 211,213, 214, và sổ Nhật ký mua bán hàng. Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm, khấu hao…TSCĐ, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc, ghi nội dung nghiệp vụ vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi vào sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái TK 211,213, 214… Nếu đơn vị có mở sổ/thẻ chi tiết TSCĐ thì đồng thời việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ/thẻ chi tiết và sổ Nhật ký mua bán hàng. Cuối tháng số liệu trên sổ cái các TK sẽ được đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết để làm căn cứ lập các Bảng cân đối số phát sinh và BCTC.

Hình thức Kế toán Nhật ký – Sổ cái: Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký sổ cái. Tương tự như hình thức NKC, hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ghi nhận đồng thời vào sổ Nhật ký sổ cái và các sổ/thẻ chi tiết. Cuối kỳ sẽ đối chiếu cân đối số phát sinh và BCTC. Hình thức kế

toán Chứng từ ghi sổ: Sổ tổng hợp là Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái TK 211,213, 214. Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ, sau đó được dùng để vào sổ Cái TK 211,213, 214. Đồng thời ghi nhận vào các sổ/thẻ chi tiết. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu sau khi được đối chiếu giữa Sổ Cái các TK với Bảng tổng hợp chi tiết để lập Bảng cân đối số phát sinh.

Hình thức Kế toán Nhật ký – Chứng từ: sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chứng từ số 9, sổ Nhật ký chứng từ có liên quan 1,2,3,4,7,8,10, sổ cái TK 211,213, 214. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từu gốc ghi trực tiếp vào các Nhật ký – chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết TSCĐ. Cuối tháng, cộng số liệu trên các Nhật ký – chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng tổng hợp chi tiết và lấy số liệu tổng cộng trên sổ Nhật ký chứng từ để ghi trực tiếp vào Sổ cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu trên Nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập BCTC.

Sổ chi tiết TSCĐ gồm có:

+ Sổ tài sản cố định (Mẫu số S21-DN): dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm TSCĐ.

+ Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (Mẫu số S22-DN): dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm TSCĐ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý TSCĐ, làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ. Mỗi đơn vị hoặc bộ phận thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theo dõi TSCĐ.

+ Thẻ TSCĐ (Mẫu số S23-DN): theo dõi chi tiết từng TSCĐ của DN, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, các tài liệu kỹ thuật liên quan.

1.2.2.4. Trình bày thông tin về tài khoản cố định trên báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói

theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm.

Báo cáo tài chính thể hiện rõ rành tình hình kinh doanh của một một doanh nghiệp, thể hiện được dòng tiền ra vào của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp kinh doanh, các giải pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một trong các báo cáo phản ảnh nội dung kinh tế của doanh nghiệp rõ ràng, cụ thể về chính sách kế toán, chế độ kế toán của doanh nghiệp đang sử dụng và sự thay đổi về kinh tế trong năm tài chính của doanh nghiệp.

Dựa theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính thì doanh nghiệp quy đinh nguyên tắc lập báo cáo tài chính đảm bảo thông tin trọng yếu và hợp nhất trong báo cáo, đảm bảo nguyên tắc dồn tích để xác định rõ ràng lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đánh giá khả năng kinh doanh liên tục và lập báo cáo tài chính phải dựa trên cơ sở kinh doanh liên tục, đối với nguyên tắc bù trừ thì một số thông tin có thể được bù trừ cho nhau, còn một số thông tin lại không được phép bù trừ cho nhau khi lập báo cáo tài chính. Mỗi kỳ kế toán được bắt đầu từ ngày 1/1 năm dương lịch và kết thúc 31/12 của năm dương lịch đó, trên Bảng cân đối kế toán số dư cuối kì của năm cũ sẽ được kết chuyển sang làm số dư đầu kì của năm kế toán kế tiếp.

Đối với TSCĐ, trên các BCTC phải trình các thông tin sau:

- Trên Bảng Cân đối kế toán (mã số B01 – DN): Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết; và Bảng cân đối kế toán năm trước mục Tài sản cố định để ghi nhận thông tin về TSCĐ trên Bảng Cân đối kế toán. Mục TSCĐ với mã số 220: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (Nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo. Với TSCĐ hữu hình phản ánh đầy đủ thông tin 2 chỉ tiêu Nguyên giá và Giá trị hao mòn lũy kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào 2 chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 211, 213 và số dư Có TK 2141, 2143 được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

- Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mã số B03 – DN): Với luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được lập theo phương pháp trực tiếp thì thông tin về tiền thu từ Thanh lý, nhượng bán TSCĐ được trình bày trên mục Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01). Với luồng tiền từ hoạt động đầu tư thì thông tin về tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ được phản ánh tại mục “Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác” (Mã số 21) ghi theo số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Cũng với hoạt động đầu tư thì số tiền thuần thu được từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào mục “Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác” (Mã số 22).

- Trên Thuyết minh Báo cáo Tài chính: Doanh nghiệp phải trình bày nguyên tắc ghi nhận và phương pháp khấu hao TSCĐ tại mục 3 phần IV “Các chính sách kế 31 toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục”. Thông tin bổ sung phản ánh tình hình biến động tăng giảm cho các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán được trình bày tại phần V mục 08 – Tăng giảm TSCĐ trên Thuyết minh Báo cáo Tài chính.

1.2.3. Kế toán khấu hao tài sản cố định

1.2.3.1. Phương pháp khấu hao tài sản cố định

Nguyên tắc khấu hao:

- Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong Báo cáo tài chính.

- Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp

bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác. Riêng doanh nghiệp Nhà nước được xử lý theo chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước.

- Đối với TSCĐ vô hình, phải tuỳ thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (theo hợp đồng, cam kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Riêng đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thì chỉ trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất xác định được thời hạn sử dụng. Nếu không xác định được thời gian sử dụng thì không trích khấu hao.

Căn cứ vào điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp trích khấu hao với từng loại TSCĐ sao cho phù hợp nhất, các phương pháp trích khấu hao:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản

cố định

=

Nguyên giá TSCĐThời gian trích khấu hao Thời gian trích khấu hao

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định.

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản

cố định

= Giá trị còn lại của tài sản cố định x

Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu khao

nhanh (%)

= Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x

Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) = 1 x 100 Thời gian trích khấu hao

của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 năm (t > 4 năm) 2,0

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm là tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

+ Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

+ Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.

+ Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho

một đơn vị sản phẩm =

Nguyên giá của tài sản cố định Sản lượng theo công suất thiết kế

- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố

định

= Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị

sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

1.2.3.2. Chứng từ kế toán hao mòn tài sản cố định

Công ty sử dụng chứng từ khấu hao tài sản cố định là bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Phụ lục 1.6)

Bên cạnh đó Công ty theo dõi khấu hao tài sản cố định trên phần mềm kế toán máy tính.

1.2.3.3. Vận dụng tài khoản

Tài khoản khấu hao TSCĐ là tài khoản 214. Tài khoản 214 có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.

- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.

- Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thiết bị y tế việt nhật (Trang 41 - 50)