Nguyên giá TSCĐ 1.100.000

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thiết bị y tế việt nhật (Trang 46)

Thời gian trích khấu hao

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định.

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản

cố định

= Giá trị còn lại của tài sản cố định x

Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu khao

nhanh (%)

= Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x

Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) = 1 x 100 Thời gian trích khấu hao

của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 năm (t > 4 năm) 2,0

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm là tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

+ Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

+ Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.

+ Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho

một đơn vị sản phẩm =

Nguyên giá của tài sản cố định Sản lượng theo công suất thiết kế

- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố

định

= Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị

sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

1.2.3.2. Chứng từ kế toán hao mòn tài sản cố định

Công ty sử dụng chứng từ khấu hao tài sản cố định là bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Phụ lục 1.6)

Bên cạnh đó Công ty theo dõi khấu hao tài sản cố định trên phần mềm kế toán máy tính.

1.2.3.3. Vận dụng tài khoản

Tài khoản khấu hao TSCĐ là tài khoản 214. Tài khoản 214 có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.

- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.

- Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình.

- Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐSĐT: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐSĐT dùng để cho thuê hoạt động của doanh nghiệp.

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐT.

Nguyên tắc sử dụng tài khoản

- Mọi TSCĐ, BĐSĐT dùng để cho thuê của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao BĐSĐT hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội...), doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà chỉ tính hao mòn TSCĐ và hạch toán giảm nguồn hình thành TSCĐ đó.

- Căn cứ vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong các phương pháp tính, trích khấu hao theo quy định của pháp luật phù hợp cho từng TSCĐ, BĐSĐT nhằm kích thích sự phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp.

1.2.3.4. Sổ kế toán hao mòn tài sản cố định và trình bày thông tin về hao mòn tài sản trên báo cáo tài chính

a, Sổ kế toán hao mòn tài sản cố định

Các doanh nghiệp sử dụng sổ kế toán để theo dõi hao mòn tài sản cụ thể như sau:

 Hình thức Nhật ký chung

 Hình thức Kế toán Nhật ký – sổ cái

 Hình thức kế toán trên máy vi tính ( sẽ theo dõi trực tiếp trên phần mềm kế toán)

Hình thức kế toán Nhật ký chung: Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 214, và sổ Nhật ký mua bán hàng. Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm, khấu hao…TSCĐ, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc, ghi nội dung nghiệp vụ vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi vào sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái TK 214… Nếu đơn vị có mở sổ/thẻ chi tiết TSCĐ thì đồng thời việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ/thẻ chi tiết và sổ Nhật ký mua bán hàng. Cuối tháng số liệu trên sổ cái các TK sẽ được đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết để làm căn cứ lập các Bảng cân đối số phát sinh và BCTC.

Hình thức Kế toán Nhật ký – Sổ cái: Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký sổ cái. Tương tự như hình thức NKC, hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ 29 thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ghi nhận đồng thời vào sổ Nhật ký sổ cái và các sổ/thẻ chi tiết. Cuối kỳ sẽ đối chiếu cân đối số phát sinh và BCTC. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Sổ tổng hợp là Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái TK 214. Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ, sau đó được dùng để vào sổ Cái TK 214. Đồng thời ghi nhận vào các sổ/thẻ chi tiết. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu sau khi được đối chiếu giữa Sổ Cái các TK với Bảng tổng hợp chi tiết để lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sổ chi tiết TSCĐ chính sổ ghi chép hao mòn tài sản cố định (Mẫu số S21- DN): dùng theo dõi và quản lý hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng.

Khấu hao TSCĐ chỉ thể hiện trên thuyết minh báo cáo tài chính như sau: doanh nghiệp phải trình bày nguyên tắc ghi nhận và phương pháp khấu hao TSCĐ tại mục 3 phần IV “Các chính sách kế 31 toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục”. Thông tin bổ sung phản ánh tình hình biến động tăng giảm cho các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán được trình bày tại phần V mục 08 – Tăng giảm TSCĐ trên Thuyết minh Báo cáo Tài chính.

1.2.4. Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định

1.2.4.1. Chứng từ kế toán

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành ( Phụ lục 1.6)

1.2.4.2. Tài khoản kế toán a, Tài khoản kế toán

- Tài khoản 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

b, Nguyên tắc kế toán

- Tài khoản này chỉ dùng ở đơn vị không thành lập ban quản lý dự án để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ.

- Công tác đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.

- Trường hợp dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán dự án chưa được duyệt thì doanh nghiệp ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá tạm tính (giá tạm tính phải căn cứ vào chi phí thực tế đã bỏ ra để có được TSCĐ) để trích khấu hao, nhưng sau đó phải điều chỉnh theo giá quyết toán được phê duyệt.

- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Đối với các TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải sửa chữa, bảo trì, duy tu định kỳ, kế toán được trích lập dự phòng phải trả và tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh để có nguồn trang trải khi việc sửa chữa, bảo trì phát sinh.

c, Sơ đồ hạch toán tài khoản

Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán Sửa chữa lớn tài sản cố định

1.2.4.3. Sổ kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định

Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam đều dùng các loại sổ kế toán sau để theo dõi chi phí sửa chữa, bảo dưỡng các loại TSCĐ của doanh nghiệp như sau:

 Hình thức Nhật ký chung

 Hình thức Kế toán Nhật ký – sổ cái

 Hình thức kế toán trên máy vi tính ( sẽ theo dõi trực tiếp trên phần mềm kế toán)

Hình thức kế toán Nhật ký chung: Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 2413 và sổ Nhật ký mua bán hàng. Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm, khấu hao…TSCĐ, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc, ghi nội dung nghiệp vụ vào sổ Nhật

ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi vào sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái TK 2413… Nếu đơn vị có mở sổ/thẻ chi tiết TSCĐ thì đồng thời việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ/thẻ chi tiết và sổ Nhật ký mua bán hàng. Cuối tháng số liệu trên sổ cái các TK sẽ được đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết để làm căn cứ lập các Bảng cân đối số phát sinh và BCTC.

Hình thức Kế toán Nhật ký – Sổ cái: Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký sổ cái. Tương tự như hình thức NKC, hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ 29 thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ghi nhận đồng thời vào sổ Nhật ký sổ cái và các sổ/thẻ chi tiết. Cuối kỳ sẽ đối chiếu cân đối số phát sinh và BCTC. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Sổ tổng hợp là Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái TK 2413. Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ, sau đó được dùng để vào sổ Cái TK 2413. Đồng thời ghi nhận vào các sổ/thẻ chi tiết. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu sau khi được đối chiếu giữa Sổ Cái các TK với Bảng tổng hợp chi tiết để lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sổ chi tiết TSCĐ ghi chép sửa chữa lớn TSCĐ (Mẫu số S21-DN): dùng theo dõi và quản lý TSCĐ được sửa chữa, bảo dưỡng, tu sửa trong quá trình sử dụng chưa được đưa vào thanh lý, nhượng bán.

Kết luận chung chương 1: Từ những kiến thức trên, tác giả đã khái quát được

các vấn đề lý luận chung về kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Để từ đó làm nền tảng cho việc phân tích, tìm hiểu thực trạng kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật và làm rõ được những vấn đề thiếu sót, vướng mắc phải trong quá trình quản lý tài sản cố đinh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠICÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán TSCĐ Công ty Cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật

2.1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật

Giới thiệu về Công ty Cổ phần thiết bị Y tế Việt Nhật

- Tên đầy đủ : Công ty cổ phần thiết bị Y tế Việt Nhật - Tên viết tắt : JVC.,JSC

- Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp tư nhân

- Hình thức hoạt động: chuyên phân phối, bảo hành, sửa chữa các thiết bị chẩn đoán hình ảnh công nghệ hiện đại, chất lượng cao của hãng.

- Địa chỉ văn phòng và địa chỉ liên lạc: Tầng 24, tòa nhà Icon 4, 243A Đê La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

- Địa chỉ ĐKKD: Tầng 22 và tầng 24, tòa nhà Icon 4, 243A Đê La Thành, Phường Láng Thượng, Q.Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.

- VP đại diện: Tầng 5 – Tòa nhà Central Garden, Lô C - Số 328 Võ Văn Kiệt - Phường Cô Giang - Quận 1 - Hồ Chí Minh.

- Phòng khám tại Hà Nội: Tầng 7, tòa nhà Đồng Lợi số 2+4 ngõ 1160 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

- Số điện thoại: 028.3920.7283 và 028.3920.7184 - Số fax: 028.3920.5873

- Mã số thuế: 0101178800 cấp ngày 16 tháng 2 năm 2017 - Website: http://www.ytevietnhat.com.vn.

- Quy mô vốn: Công ty Cổ phần thiết bị Y tế Việt Nhật có vốn điều lệ 1.125.001.710 ( Một tỷ một trăm hai mươi triệu không trăm linh một nghìn bảy trăm đồng).

- Công ty con gồm có 2 công ty:

 Công ty TNHH Kyoto Medical Science ( Công ty con thành lập tại Hà Nội)

 Công ty Cổ phấn thiết bị Y tế Việt Tín ( Công ty liên kết thành lập tại Hồ Chí Minh)

Quá trình hình thành và phát triển:

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thiết bị y tế việt nhật (Trang 46)