Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần thiết bị Y tế Việt Nhật

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thiết bị y tế việt nhật (Trang 64 - 68)

(Nguồn Phòng Kế toán- văn phòng)

Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận trong bộ máy kế toán tại công ty:

- Kế toán trưởng là người được Ban Giám đốc cho vị trí kế toán trưởng; chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị, thay mặt Nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính; chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính. Nhiệm vụ kế toán trưởng tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh tế - tài chính cho sự phát triển của công ty; chỉ ra những sai sót, lãng phí thiệt hại của công ty, những việc làm

KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ CÔNG NỢ PHẢI THU KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TẠM ỨNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN MUA HÀNG VÀ CÔNG NỢ PHẢI TRẢ

không có hiệu quả để có biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo kết quả hoạt động và doanh lợi ngày càng tăng.

- Kê toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu kế toán, lập BCTC, căn cứ vào số liệu phản ánh trên sổ chi tiết của kế toán phần hành, kế toán tổng hợp tiến hành tập hợp-phân bổ các số liệu liên quan để ghi sổ tổng hợp.

- Kế toán bán hàng và công nợ phải thu: theo dõi các hoa đơn bán hàng và số lượng hàng hóa được bán ra; kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng; kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá hạn và tiến hành thu tiền hàng tháng khi đến hạn ghi theo trên hợp đồng.

- Kế toán mua hàng và công nợ phải trả: Theo dõi và quản lý hoá đơn mua hàng,theo dõi công nợ tạm ứng; theo dõi công nợ phải trả của từng nhà cung cấp, theo dõi công nợ phải trả đến từng hoá đơn mua hàng và thời hạn trả tiền, ngày nợ của từng phiếu mua hàng đến hạn.

- Kế toán kho: Khi có phát sinh các nghiệp vụ phải lập đầy đủ và kịp thời các chứng từ như: Nhập, xuất hàng hóa, vật tư; theo dõi công nợ nhập xuất vật tư, lập biên bản xác minh công nợ theo định kỳ; tính giá nhập xuất vật tư hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan; kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất; phối hợp với thủ kho nhanh chóng làm các thủ tục trong việc xuất hàng hóa cho khách hàng; theo dõi lượng nhập, xuất, tồn vật tư ở tất cả các khâu, thường xuyên kiểm tra lượng hàng tồn kho tại kho, đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê; lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn.

- Kế toán tài sản cố định là tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp; Nhận và cập nhật chứng từ về TSCĐ, kiểm tra xác nhận TSCĐ khi nhập; lập biên bản bàn giao và bàn giao tài sản cho đơn vị (bộ phận) công ty; lập và giao biên bản bàn giao trách nhiệm sử dụng tài sản; tập hợp chi phí xây dựng cơ bản, chi phí sửa TSCĐ, chi phí sửa chữa nhà xưởng, lập quyết toán xây dựng cơ bản, chi phí sửa

chữa hoàn thành; cập nhật tăng giảm TSCĐ, lập danh sách tăng giảmTSCĐ từng tháng, năm; xác định thời gian khấu hao TSCĐ (theo khung qui định nhà nước), tính khấu hao TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao tháng cho từng bộ phận để hạch toán; lập biên bản thanh lý TSCĐ; lập thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, Hồ sơ TSCĐ; lập danh mục hồ sơ, tài liệu tài sản, sắp xếp và lưu hồ sơ TSCĐ; kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc cuối năm; cung cấp số liệu và tài liệu liên quan về TSCĐ khi có yêu cầu của phòng kế toán.

- Kế toán ngân hàng là người làm nhiệm vụ thanh toán các khoản phải chuyển khoản qua ngân hàng, hàng tháng đến ngân hàng lấy sổ quỹ, sổ cái và sổ chi tiết tại ngân hàng để về hạch toán; làm việc với nhân viên ngân hàng khi có phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch với bên mua hoặc bên bán; lo các thủ tục vay vốn tại ngân hàng; làm các thủ tục trả lương cho nhân viên qua thẻ ATM tại ngân hàng.

- Kế toán tạm ứng là theo dõi, phản ánh số tiền tạm ứng khi tạm ứng tới lúc thanh toán từ các chứng từ gốc hợp lý, hợp pháp; ghi chép nghiệp vụ tạm ứng theo lần tạm ứng, đối tượng tạm ứng trên sổ kế toán chi tiết, tổng hợp; thực hiện nghiêm ngặt công tác quản lý giám sát số tiền tạm ứng từ khi chi tới lúc thanh toán; báo cáo thường xuyên tình hình chi tiêu thanh toán tạm ứng trong đơn vị.

- Thủ quỹ: Căn cứ phiếu thu chi do kế toán thanh toán lập, tiến hành thu chi tiền mặt để ghi vào sổ quỹ, đối chiều số liệu trên sổ quỹ với sổ cái và sổ chi tiết tiền mặt tương ứng.

Các quy định kế toán

- Chính sách, chế độ kế toán:

Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014; các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung hướng dẫn ban hành kèm theo; các văn bản khác có liên quan khác. Công ty thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Tài chính về việc lập Báo cáo tài chính.

Chế độ kế toán được áp dụng như sau:

+ Niên độ kế toán: bắt đầu từ 31/3 năm trước đến 01/4 năm sau năm Dương lịch. + Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).

+ Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ. Chính sách kế toán:

- Tổ chức hạch toán và các tài khoản có liên quan:

Công ty đã và đang sử dụng chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất theo Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành.

Hệ thống chứng từ sử dụng trong Công ty được phân hệ theo từng phần hành kế toán như sau:

+Hệ thống chứng từ kế toán về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy báo nợ, giấu báo có, bảng sao kê tài khoản của Ngân hàng, Biên bản kiểm kê quỹ.

+ Hệ thống chứng từ kế toán về hàng tồn kho: hoá đơn mua hàng, biên bản giao hàng, biên bản nghiệm hàng tồn kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho và hợp đồng mua bán.

+ Hệ thống chứng từ kế toán về lao động và tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội.

+ Hệ thống chứng từ kế toán về Tài sản cố định: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và trích khấu hao TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ.

Hệ thống tài khoản được vận dụng trong Công ty theo Thông tư 200/2014/TT- BTC do Bộ tài chính ban hành như sau:

 Tài khoản cho khách hàng: TK 111, 112, 156, 131.

 Tài khoản cho nhà cung cấp: TK 138, 141 ,154, 156 ,311, 331.

 Tài khoản cho TSCĐ: TK 211, 212, 214, 217, 221, 241 và các tài khoản cấp 2 có liên quan khác.

 Tài khoản khác: TK 333, 334, 335, 511, 515, 521, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911.

 Cùng các tài khoản cấp 2 hoặc cấp 3 khác tương ứng với phân hệ kế toán phù hợp.

Công ty Cổ phấn thiết bị Y tế Việt Nhật sử dụng hình thức kế toán sổ Nhật ký chung để hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Và vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thiết bị y tế việt nhật (Trang 64 - 68)