Giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng tại bộ nội vụ (Trang 55 - 58)

8. Bố cục bài nghiên cứu

3.2. Giải pháp về nhận thức

Nhận thức là hành động, quá trình tiếp thu kiến thức và những hiểu biết thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

48

Ý thức con người phản ánh quá trình biện chứng của thế giới khách quan từ đó con người tư duy và không ngừng tiếp cận đối tượng là khái niệm nhận thức trong Từ điển Bách khoa Việt Nam.

Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn vào bộ não con người.

3.2.1. Về vai trò của cán bộ, công chức và viên chức

Yếu tố nguồn nhân lực, con người rất quan trọng quyết định tới sự phát triển của một tổ chức, lãnh đạo cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nhân lực vì máy móc công nghệ có hiện đại vẫn cần dùng đến tác động của con người. Vì vậy CB, CC cần thấy rằng mình có vai trò quan trọng, quyết định trong tổ chức, thấy được vai trò của mình sẽ thay đổi tích cực để thích ứng với xu thế phát triển của xã hội. Mỗi vị trí đều có những đặc điểm riêng nên vai trò và tầm quan trọng cũng khác nhau.

Cần thực hiện các hành động để nâng cao nhận thức và chuyển kết quả từ công việc thủ công kém hiệu quả sang các ứng dụng CNTT hiệu quả. Tuy nhiên, ứng dụng phải phù hợp với công việc, không phải toàn bộ lực lượng lao động và công chức của cơ quan phải ứng dụng CNTT vào công việc vì một số công việc không thể áp dụng nó và không hiệu quả hơn khi áp dụng.

Đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan, phải thể hiện rằng các quyết định của họ có tác động đáng kể đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, để cơ quan hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nhất quán.

CB, CC, VC được chia thành chức vụ quản lý và chuyên viên nghiệp vụ, chức danh quản lý là người trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của văn phòng với vai trò đó đã giúp việc ứng dụng CNTT được thực hiện đúng quy trình và đảm bảo tính thống nhất trong quá trình hoạt động. Chuyên viên là người ứng dụng CNTT vào công việc văn phòng, trực tiếp sử dụng các thiết bị kỹ thuật và phần mềm ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn, giúp sử dụng tốt các thiết bị và phần

49

mềm phần mềm, vì khi hiểu chức năng của nó thì họ thực hiện theo đúng quy trình, từ đó hạn chế hỏng hóc hoặc lỗi trong việc chạy các chương trình máy tính.

Nâng cao nhận thức về giá trị vai trò của mỗi người trong tổ chức là một trong những giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với các giải pháp sau này.

Nhằm nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT trong công tác văn phòng em xin đề xuất một số giải pháp sau:

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về mối quan hệ phát triển CNTT trong công tác văn phòng cho CB, CC, VC.

- Chủ trì xây dựng đề án ứng dụng CNTT trong công tác văn phòng, lựa chọn ưu điểm và loại bỏ những khiếm khuyết của các đơn vị.

- Chỉ đạo các Vụ, Cục, đơn vị, nhất là Văn phòng Bộ Nội vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác của cơ quan, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho cơ quan và các đơn vị trực thuộc.

- Chỉ đạo, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị, phòng ban; sử dụng thống nhất tệp tin điện tử trong hoạt động nội bộ; khởi động trang thiết bị và đồng bộ, đường truyền tốc độ cao cho các phòng ban, đơn vị và cá nhân.

3.2.2. Về công tác đào tạo, bỗi dưỡng.

Đội ngũ, lãnh đạo và lãnh đạo CNTT của từng bộ phận và đảm bảo mỗi bộ phận, đơn vị đều có lãnh đạo CNTT.

Tập huấn cho CB, CC, VC trong tổ chức về an toàn thông tin mạng và vận hành, sử dụng, khai thác các chức năng CNTT.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng kiến thức, ứng dụng và sáng tạo vào công việc để tăng hiệu quả. Tập trung đào tạo nội dung quản lý hệ thống thông tin, thư mục và tệp tin, đặc biệt là sử dụng phần mềm xử lý văn bản Microsoft Word, sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm thông tin, thư điện tử, trực tuyến và các kỹ năng, kỹ thuật khác giao tiếp trong công việc.

50

Chương trình đào tạo nên tập trung vào các chủ đề ngắn, viết giáo trình phù hợp sử dụng phương pháp đào tạo điện tử, nghiên cứu phần mềm hướng dẫn cài đặt trên máy.

CB. CC, VC cần chấp hành nghiêm túc quy chế hoạt động của hệ thống mạng văn phòng điện tử liên thông.

Thường xuyên rà soát mức độ ứng dụng và sử dụng các thủ tục CNTT trong giải quyết vướng mắc để có hướng giải quyết kịp thời.

Giúp tận dụng hết chức năng hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả làm việc trên các chương trình phần mềm ứng dụng CNTT.

Tùy vào vị trí làm việc của từng CB, CC mà có các nội dung, hướng dẫn phổ biến phù hợp với từng vị trí.

3.2.3. Về hoạt động thanh tra, kiểm tra

Trong công tác văn phòng ngày nay, việc tổ chức đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo là rất quan trọng.

Đầu tư vào phát triển nguồn lực phải luôn đi kèm với việc kiểm tra và đánh giá kết quả để việc đầu tư có hiệu quả. Bộ Nội vụ cần thường xuyên đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bị, ứng dụng vào công việc văn phòng.

Việc kiểm tra sẽ giúp cơ quan này đánh giá năng lực, hoạt động của thiết bị để đưa ra giải pháp khắc phục, nâng cao những điểm mạnh hiện có.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng tại bộ nội vụ (Trang 55 - 58)