1.3.3 .Tham mưu, tổng hợp thông tin phục vụ lãnh đạo
1.5. Nguyên tắc của tham mƣu, tổng hợp
Cùng là chức năng của văn phòng. Công tác tham mưu, tổng hợp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Để công tác tham mưu của văn phòng đảm bảo chất lượng đòi hỏi cần phải tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc sau:
Bảo đảm đúng các quy định hiện hành của pháp luật, các chế độ, chính sách của Nhà nước : Nguyên tắc này yêu cầu quá trình tổng hợp và tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo cơ quan, tổ chức phải dựa trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành. Mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức nào cũng đều phải dựa trên khuôn khổ của pháp luật. Công tác tham mưu, tổng hợp có tốt đến đâu nhưng vi phạm quy định pháp luật của Nhà nước và chủ trương, đường lối của Đảng cũng đều sẽ bị loại bỏ.
Đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác: Nguyên tắc khách quan, trung thực trong tham mưu, tổng hợp phải xuất phát từ thực tế, thực trạng khách quan công việc hay nhiệm vụ đang giải quyết, khả năng hiện thực, điều kiện, năng lực thực tế của đội ngũ nhân sự và điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện. Trung thực để đảm bảo cho các phán quyết, kết luận và quyết định của lãnh đạo chính xác. Nếu tham mưu không trung thực sẽ dẫn đến những sai sót trong nhận định, kết luận và quyết định của lãnh đạo, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả quản lý, đến kết quả chỉ đạo, điều hành công việc và các hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Đảm bảo kính kịp thời, đầy đủ thông tin: Thông tin cung cấp cho lãnh đạo phải là thông tin mang tính kịp thời về mặt thời gian và đầy đủ về mặt nội dung. Tham mưu kịp thời, đầy đủ thông tin giúp nhà quản lý có những quyết định kịp thời và chính xác.
Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi: Yêu cầu này đòi hỏi quá trình tham mưu, tổng hợp văn phòng cần bám sát thực tế, phân tích thực trạng các quy định pháp luật, thực trạng hoạt động và đội ngũ nhân sự… để xác định được
thuận lợi và khó khăn cũng như đề xuất được các giải pháp khắc phục. Chỉ trên cơ sở hiện thực và các luận cứ khoa học đầy đủ thì các kiến nghị, đề xuất mới khả thi.
Đề cao trách nhiệm trong công tác tham mưu, tổng hợp: Việc đề cao tính trách nhiệm của cá nhân trong công tác tham mưu, tổng hợp là việc vô cùng quan trọng. Đòi hỏi người tham mưu phải chịu trách nhiệm về những thông tin mà họ đã cung cấp và tham mưu cho lãnh đạo về tính chính xác, tính kịp thời và tuân thủ pháp luật. Khi tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo về một vấn đề quan trọng thì tập thể và cá nhân tổng hợp, tham mưu phải cẩn trọng cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng và phải lường trước được hậu quả nếu tham mưu, tổng hợp không đúng thì cá nhân, tập thể phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo, trước cơ quan, tổ chức và pháp luật. Đề cao trách nhiệm trong tham mưu, tổng hợp sẽ giúp hạn chế những sai lầm, rủi ro không cần thiết có thể sảy ra.
Tiểu kết
Trong chương 1, tôi đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác tham mưu, tổng hợp dưới một số góc độ gồm khái niệm, nội dung, mối quan hệ, vai trò và nguyên tắc của tham mưu, tổng hợp. Đây là một công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tính chính xác cao. Do đó, muốn làm tốt công tác này trước hết phải hiểu rõ được bản chất và nguyên tắc của nó. Đồng thời, phải căn cứ vào quy mô, tính chất và lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức để lựa chọn nội dung tham mưu cho phù hợp. Đây là những nội dung quan trọng, đóng vai trò là cơ sở lý luận để tôi nghiên cứu thực trạng công tác tham mưu, tổng hợp tại Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong chương 2
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM MƢU
TỔNG HỢP TẠI VĂN PHÕNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN