Nhiệm vụ và quyền hạn Văn phòng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

Một phần của tài liệu Công tác tham mưu, tổng hợp tại văn phòng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 28)

2.1.1 .Vị trí, chức năng Văn phòng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Văn phòng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

Phụ lục 03: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2.1.1. Vị trí, chức năng Văn phòng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nông thôn

Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc Bộ NN&PTNT, có chức năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ hoạt động của Bộ; giúp Bộ trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ.

- Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ.

- Văn phòng Bộ có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Văn phòng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển nông thôn

- Xây dựng, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ, của Lãnh đạo Bộ và nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; tham mưu, tổng hợp báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ; theo dõi việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ với các cơ quan, tổ chức, địa phương.

- Chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị, tổ chức các cuộc họp, làm việc, tiếp khách, các chuyến đi công tác của Lãnh đạo Bộ; thông báo ý kiến kết luận, giao nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ.

- Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng bộ Quy chế công vụ của Bộ; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện sau khi ban hành.

- Xây dựng các quy định và văn bản hướng dẫn; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; thực hiện các nhiệm vụ về hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin của cơ quan Bộ theo quy định.

- Tham mưu, theo dõi, tổng hợp, báo cáo Bộ về hoạt động báo chí, xuất bản; đầu mối tổ chức thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật và phân công của Bộ trưởng; chủ trì hoặc phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch thông tin, truyền thông về NN&PTNT của Bộ, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

- Đầu mối tổ chức thực hiện công tác triển lãm của Bộ và tham gia thực hiện các hoạt động về tổ chức hội chợ theo phân công của Bộ trưởng.

- Chủ trì xây dựng lịch sử truyền thống của Bộ, ngành.

- Quản lý, tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ, Văn phòng Bộ; đầu mối phối hợp, vận hành hệ thống họp trực tuyến của Bộ.

- Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản; bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Bộ.

- Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, tang lễ theo quy chế của Bộ. - Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy, quân sự, tự vệ, y tế, vệ sinh môi trường và đảm bảo cảnh quan trong cơ quan Bộ.

- Tổng hợp trình Bộ dự án kinh phí hành chính hàng năm phục vụ hoạt động của cơ quan Bộ; quản lý và tổ chức thực hiện nguồn kinh phí hành

chính, sự nghiệp phục vụ hoạt động của cơ quan Bộ; quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản và các nguồn kinh phí khác được giao theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan để đối chiếu, hoàn chỉnh hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ Văn phòng Bộ.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ thuộc nhiệm vụ được giao theo quy định.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức và người lao động của Văn phòng Bộ, thực hiện chế độ tiền lương và chế độ chính sách đào tạo, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Bộ phân cấp của Bộ.

- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ.

2.2.3. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Phụ lục 04: Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

2.2. Tình hình công tác tham mƣu tổng hợp tại văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. nghiệp và Phát triển Nông thôn.

2.2.1. Tham mưu xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch công tác công tác

Việc tham mưu, xây dựng chương trình công tác được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Văn phòng. Văn phòng Bộ Nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, các phòng ban, trung tâm thuộc Bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nội dung mà lãnh đạo Bộ giao phó.

Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác đảm bảo tính thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo BNN trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác năm 2021; Đảm bảo sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các phòng, ban, đơn vị thuộc Bộ; Phát huy tính chủ động, linh hoạt, sẵn sàng ứng phó với những biến động phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ…

Văn phòng Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác để tham mưu giúp lãnh đạo Bộ tổ chức thực hiện tốt các công việc của cơ quan một cách thực sự logic, khoa học và hiệu quả.

Văn phòng BNN&PTNT tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan thường là các chương trình chiến lược như: Chương trình cải cách hành chính; chương trình thực hiện Nghị quyết của Đảng; chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội; Để đảm bảo tính khả thi, chương trình, kế hoạch công tác còn được Văn phòng BNN xây dựng căn cứ vào tình hình thực tế, tình hình nhân lực, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị có liên quan. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tổng hợp thông tin, sự kiện, số liệu các văn bản có liên quan để xác định nội dung, vấn đề bảo đảm hợp lý, đúng trọng tâm, trọng điểm; xây dựng dự thảo chương tình, kế hoạch công tác.

Hàng năm, trong hoạt động thường xuyên của cơ quan, Văn phòng BNN&PTNT là đơn vị chủ trì soạn thảo chương trình, kế hoạch công tác của BNN&PTNT. Đó là:

- Chương trình công tác năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chương trình công tác tuần, tháng, quý, 6 tháng của Bộ Nông nghiệp - Kế hoạch thực hiện các sự kiện lớn của BNN

- Kế hoạch xây dựng các đề án, văn bản trình Chính phủ ban hành;

- Kế hoạch công tác của Bộ Nông nghiệp (bao gồm xây dựng các văn bản, hoạt động kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch của Bộ Nông nghiệp và các hoạt động khác…)

Trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác, Văn phòng Bộ đặc biệt chú trọng đến chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Bộ. Đây là văn bản làm cơ sở cho các hoạt động chủ yếu của cơ quan trong cả năm công tác. Việc xây dựng và ban hành văn bản này luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ cũng như các đơn vị cả về nội dung và tiến độ nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo. Yêu cầu đặt ra đối với một chương trình, kế hoạch công tác là phải có hình thức phù hợp và nội dung rõ ràng, đầy đủ như: có các tiêu chí phấn đấu cụ thể, các sản phẩm đầu ra hợp lý, lộ trình thực hiện rõ ràng… Thông thường, một chương trình, kế hoạch công tác được văn phòng Bộ xây dựng gồm ba phần: Phần mở đầu nêu vấn đề, bối cảnh tình hình, những nhân tố tác động, mục đích của việc thực hiện; phần nội dung chính liệt kê theo thứ tự các mặt công tác phải thực hiện theo một trình tự hợp lý; phần tổ chức thực hiện xác định những đơn vị và cá nhân có trách nhiệm thực hiện, bao gồm những vấn đề có liên quan đến tổ chức triển khai như xác định trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành động để triển khai thực hiện, việc tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình theo định kỳ và trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện với các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền. Kế hoạch công tác năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được cụ thể hóa bằng Quyết định số 827/QĐ-VPBNN ngày 13 tháng 12 năm 2020 của BBN&PTNT về việc ban hành kế hoạch công tác năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Với mục tiêu đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác; đảm bảo bám sát các mục tiêu và phương hướng lớn, gắn với quy hoạch định hướng phát triển BNN&PTNT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đảm bảo sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, sự phối hợp chặt, đồng bộ giữa các đơn vị giúp việc Bộ trong quá trình triển khai các nhiệm vụ thường xuyên.

Nhằm đảm bảo cho các nhiệm vụ công tác được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra, định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn phòng chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch công tác của đơn vị mình trên cơ sở bám sát kế hoạch công tác năm của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Tại các cuộc họp giao ban của Văn phòng, lãnh đạo văn phòng sẽ báo cáo việc tổ chức triển khai thực hiện và kết quả các nhiệm vụ theo đúng Kế hoạch công tác năm. Định kỳ hàng quý (03 tháng/lần) lãnh đạo VP sẽ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch công tác năm 2020 của các đơn vị giúp việc lãnh đạo Bộ. Kết quả kiểm tra đánh giá kỳ đối với tiến độ và chất lượng thực hiện các nhiệm vụ công tác năm 2021 của đơn vị sẽ là căn cứ quan trọng phục vụ công tác thi đua, khen thưởng cuối năm của VP BNN & PTNT Nhìn chung, Kế hoạch và các nội dung trong Kế hoạch công tác của VP được đánh giá tốt khi có sự phân công cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ. Điều này giúp cho công việc không bị chồng chéo và đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, đây là cơ sở để Văn phòng có thể tổng hợp, tham mưu các nội dung công tác liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ trong năm 2021.

2.2.2. Tham mưu trong công tác ban hành nội quy, quy chế hoạt động

Trong bất cứ cơ quan, tổ chức nào muốn hoạt động hiệu quả cần phải xây dựng và áp dụng hệ thống các nội quy, quy chế vào hoạt động. Việc áp dụng nội quy quy chế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thực hiện chức năng của mình, trong những năm qua, VP đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành nhiều nội quy, quy chế bao gồm:

+Nội quy tiếp công dân (căn cứ nội quy số 4986/QĐ-BNN-TTr ngày 09/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

Quyết định số 2540/QĐ-BNN-VP ngày 08/06/2021 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Các quy chế sau khi ban hành đã góp phần giúp hoạt động của Bộ đi vào nề nếp, giúp cán bộ thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ tốt hơn. Để tham mưu, ban hành được các quy chế phù hợp VP đã tổng hợp những ý kiến, đề xuất của các cán bộ, công chức và thực tiễn tại Bộ sau đó xây dựng dự thảo, tổ chức lấy ý kiến trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét ký ban hành.

Kết quả khảo sát tại Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tác giả nhận thấy quy trình xây dựng nội quy, quy chế tại đây được thực hiện như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản liên quan và từ thực tế hoạt động tại Bộ

Bước 2: Xử lý thông tin: Dự thảo nội quy, quy chế

Bước 3: Lấy ý kiến đóng góp

Bước 4: Hoàn thiện, trình lãnh đạo ký

Bước 5: Tổ chức thực hiện nội quy, quy chế

Sau khi ban hành, Văn phòng có trách nhiệm giám sát thực hiện theo quy trình, nếu phát hiện sai phạm sẽ tiến hành kỷ luật theo quy định.

Việc ban hành nội quy, quy chế góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công nhân viên từ đó nâng cao chất lượng hoạt động. Nhìn chung, công tác tham mưu và ban hành nội quy, quy chế tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện rất nghiêm túc, kỷ luật và hiệu quả. Nhờ có các nội quy, quy chế mà cán bộ, công chức làm việc thống nhất, tuân thủ đúng các quy tắc về thời gian, quy trình. Lãnh đạo có cơ sở để kiểm tra, đánh giá chính xác hơn. Ngoài ra, nó còn tạo ra nét văn hóa riêng của Bộ Nông nghiệp mà không cơ quan nào có được. Tham mưu ban hành quy chế, nội quy hoạt động của Bộ đã giúp Văn phòng khẳng định được sự đa dạng trong tầm nhìn cũng như chuyên môn, nghiệp vụ của mình trong

hoạt động chung của cơ quan.

2.2.3. Tham mưu trong công tác tổ chức nhân sự

Công tác tổ chức cán bộ, cụ thể là đội ngũ nhân sự làm công tác tham mưu, tổng hợp luôn được Văn phòng và lãnh đạo Bộ Nông nghiệp quan tâm, xác định rõ đây là khâu đột phá nhằm hướng tới một mục tiêu chuyên nghiệp và hiện đại.

Về số lượng

Tính đến tháng 6 năm 2020, số lượng nhân sự làm việc tại Văn phòng Bộ Nông nghiệp có tổng số: 110 cán bộ, công chức và nhân viên.

Về trình độ đào tạo

Trình độ đào tạo của đội ngũ nhân sự làm việc trong Văn phòng BNN được thống kê trong biểu đồ dưới đây:

Bảng 2.1. Bảng thống kê trình độ học vấn của CBNV tại văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PHÕNG TRÌNH ĐỘ Biên

chế Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Trung

cấp nghề học phổ Trung thông

Hành chính - Tổng hợp

2 10 4 0 0 15

Văn thư - Lưu trữ 0 3 6 3 0 12

Truyền thông 0 5 2 0 0 7 Tin học 0 3 2 0 0 5 Kế toán 0 2 5 1 0 8 Quản trị y tế 0 4 4 3 0 11 Bảo vệ 0 0 3 12 8 15 Đoàn xe 0 1 2 3 2 8

VP đại diện phía Nam 0 3 6 3 0 12

Tổng số 2 31 32 34 10 110

Qua số liệu thống kê trình độ học vấn của CBCC tại Văn phòng Bộ NN & PTNT năm 2020 cho thấy, hiện tại đội ngũ nhân sự cố định làm việc tại Văn phòng Bộ đều có trình độ khá cao thấp nhất từ Trung học phổ thông trở lên trong khối bảo vệ vì đây là ngành nghề không đòi hỏi cần quá nhiều trình độ chuyên môn. Quan quan sát tại Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết các CBNV làm việc rất nhiệt tình, sáng tạo, và nghiêm túc. Trong quá trình làm việc Lãnh đạo cần tạo cơ hội cho CBCC, người lao động thường được tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành

Một phần của tài liệu Công tác tham mưu, tổng hợp tại văn phòng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)