1.5. Nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp
1.5.7. Đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ········································
Trên thực tế, việc khai sinh cho một cá nhân chỉ dần phổ biến khi xã hội càng
hiện đại, nhu cầu xã hội về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh ngày càng cao, thì đòi
hỏi về Giấy khai sinh khi thực hiện các giao dịch, thủ tục, giấy tờ,…
Xét về khía cạnh lịch sử thì còn một số trường hợp có giấy tờ tùy thân, nhưng vẫn chưa được đăng ký khai sinh theo quy định. Vì, mãi đến năm 2005 pháp luật Việt Nam mới có Nghị định quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đăng ký và quản lý hộ tịch (trong đó có đăng ký khai sinh). Và đến năm 2014, thì Luật Hộ tịch mới được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 20/11/2014 và chính thức có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2016. Trước đó thì Nghị định số 123/2015/NĐ-CP vẫn chưa
quy định cụ thể về trường hợp đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá
nhân. Đến ngày 28/5/2020, Bộ Tư pháp có Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP
ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, trong nội dung Thông tư này, có quy định về thủ tục
đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân. Như vậy, so với những
trường hợp đăng ký lại khai sinh thì đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ
cá nhân có sự khác biệtbởi pháp luật quy định khác nhau.
Người được sinh ra trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai
sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Giấy tờ tùy thân; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm
trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân. Tuy nhiên, về trình tự, nội dung đăng ký khai sinh được thực hiện tương tự như đăng ký lại khai sinh.
Tiểu kết chương 1
Qua phân tích các quy định pháp luật về xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp xã cho thấy pháp luật đã nhận định kịp thời về bản chất quan trọng của các sự kiện hộ tịch. Từ đó, ban hành các quy định về trình tự thủ tục đăng ký và quản lý hộ tịch trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, có quy
định về việc xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp xã.
Bên cạnh đó, việc xác định không đúng nội dung đăng ký khai sinh của Công chức làm công tác Hộ tịch (người giúp cho Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch) sẽ gây ra hệ lụy không nhỏ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân đó,
quyền và lợi ích của những người có liên quan. Ngoài ra, từ cơ sở của việc đăng ký
hộ tịch (trong đó có đăng ký khai sinh và xác định nội dung đăng ký khai sinh) hình thành nên cơ sở dữ liệu hộ tịch (đây là tài sản quốc gia) được lưu giữ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản lý,
hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tóm lại, việc xác định rõ sự kiện hộ tịch cụ thể làm cho công chức làm công tác Hộ tịch có được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xác định nội dung đăng ký khai sinh theo đúng quy định pháp luật về Hộ tịch.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH THUỘC THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN