Thực trạng đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ············

Một phần của tài liệu Xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố cần thơ (Trang 41 - 43)

2.1. Thực trạng xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của

2.1.7. Thực trạng đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ············

Nếu xét đến các yếu tố đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân thì yếu tố đầu tiên được nói đến là cá nhân đó chưa được đăng ký khai sinh, và đã được cấp giấy tờ tùy thân, có hồ sơ theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số

123/2015/NĐ-CP là: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy

tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

của Việt Nam cấp58.

Số lượng công chức làm công tác hộ tịch

cấp xã

Nhầm lẫn giữa xác định loại đăng ký lại khai sinh và loại đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá

nhân

Có nhầm lẫn Không nhầm lẫn

83 68 15

Bảng 8: Số liệu khảo sát năm 2021

Có một thực tế rằng trong quá trình xác định cá nhân đăng ký khai sinh, công

chức Tư pháp – Hộ tịch dễ nhầm lẫn đối với trường hợp đăng ký lại khai sinh và

đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân. Cụ thể là qua khảo sát 83 công chức làm công tác hộ tịch, có 68 người trả lời là có sự nhầm lẫn trong việc xác

57Qua thời gian công tác lĩnh vực Hộ tịch, bản thân nhận thấy có một số trường hợp đăng ký lại khai sinh; đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân; bổ sung hộ tịch cho những khai sinh không có ngày tháng sinh. Người yêu cầu ít cung cấp hoặc cung cấp theo hướng có lợi cho việc sử dụng thông tin đối với hồ sơ, giấy tờ chứng minh ngày tháng sinh để đăng ký hoặc bổ sung hộ tịch. Khi Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành cấp Giấy khai sinh hoặc bổ sung ngày tháng sinh thì đến cơ quan công an để làm thủ tục cấp mới căn cước công dân thì nhận được kết quả là thông tin ngày tháng sinh không trùng với hồ sơ lưu của cơ quan công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Lúc này mới yêu cầu cải chính theo hồ sơ lưu của cơ quan công an. Vì cá nhân khó tiếp cận và sử dụng hồ sơ lưu của cơ quan công an nên việc người dân không thể cung cấp đầy đủ hồ sơlà việc bình thường. Chính vì vậy, sẽ gây ảnh hưởng đến các thông tin có trong khai sinh đối với những trường hợp này.

định hai loại hình đăng ký này, chỉ có 15 trường hợp cho rằng pháp luật đã có quy định thì là căn cứ xác định loại hình đăng ký, nên không thể có sự nhầm lẫn này. Tuy nhiên, khi được hỏi về phương pháp phân biệt để không xuất hiện tình trạng nhầm lẫn, thì có 13/15 người nói rằng nếu người được khai sinh cung cấp được bản sao giấy khai sinh thì được xem là đăng ký lại, còn ngược lại thì đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân, 2 người còn lại vẫn thống nhất về việc bản sao giấy khai sinh là cơ sở để xác định đăng ký lại, tuy nhiên, nếu có trường hợp không cung cấp được bản sao giấy khai sinh được cấp hợp lệ thì công chức làm công tác

hộ tịch vẫn phải tiến hành xác minh, và trường hợp đó vẫn được xem là đăng ký lại.

Trường hợp đăng ký lại khai sinh, qua phân tích Điều 9 Thông tư

04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 thì bản thân nhận thấy “Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh” bao gồm: Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thầm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ; Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam; Trường hợp cá nhân đó không có bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ có giá trị thay

thế Giấy khai sinh như vừa nêu thì các giấy tờ như sau lại vẫn được xem xét đưa

vào tình huống đăng ký lại khai sinh: Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân. Đối chiếu với Giấy tờ, tài liệu để được xem xét đưa vào tình huống đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân thì Khoản 1 Điều 8 và

Khoản 3 Điều 9 của Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 là tương đồng với

nhau. Và xét đến trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký thì cũng tương đồng, vì trình tự thủ tục và xác định nội dung đăng ký lại khai sinh nằm ở Khoản 2, Khoản 3, Khoản

5 Điều 26 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 và Khoản 3, Khoản 4

Điều 9 và Điều 10 của Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 lại được tham

chiếu để xác định trình tự giải quyết và nội dung đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân.

Như vậy, trên thực tế công chức làm công tác hộ tịch khó thể phân biệt tình huống nào là đăng ký lại khai sinh và tình huống nào là đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân. Việc này xảy ra khó thể nào xác định được nội dung đăng ký khai sinh hoặc có thể sẽ dẫn đến tình huống xác định không đúng nội dung đăng

Một phần của tài liệu Xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố cần thơ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)