Giải pháp hoàn thiện việc xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc

Một phần của tài liệu Xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố cần thơ (Trang 47 - 55)

2.2. Đánh giá thực trạng xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm

2.2.2. Giải pháp hoàn thiện việc xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc

thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Cần Thơ

Tiếp tục phát huy những mặt tích cực của phương thức quản lý thông tin để hỗ trợ công chức làm công tác hộ tịch trong việc xác định đúng nội dung đăng ký hộ tịch (trong đó có đăng ký khai sinh), thực tiễn trên địa bàn thành phố Cần Thơ về công tác xác định nội dung đăng ký khai sinh đã dần dần được ổn định qua thời gian áp dụng Luật hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đội ngũ công

chức làm công tác hộ tịch ở cấp xã đã có sự hỗ trợ hiệu quả từ ngành Tư pháp cấp

trên trong việc chỉ đạo, hướng dẫn những vấn đề pháp luật còn bỏ ngõ, hoặc sự việc áp dụng chưa thật sự đảm bảo đúng theo tinh thần của điều luật. Tuy nhiên, việc áp dụng mỗi nơi một kiểu là vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình áp dụng pháp luật, điển hình là trong tình huống đăng ký khai sinh và xác định nội dung đăng ký khai sinh. Việc này tạo ra một hệ quả pháp lý khi áp dụng pháp luật trên diện rộng một cách không kiểm soát. Chính vì vậy, qua nghiên cứu đề tài này, bản thân đề xuất một số giải pháp cho những hạn chế, bất cập nêu trên.

- Giải pháp cho bất cập về vấn đề xác định họ cho con theo cha hay theo mẹ:

Đối với việc xác định họ cho con theo quy định của pháp luật dân sự cho thấy sự tiến bộ, bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc thỏa thuận lựa chọn họ cho con trong trường hợp họ của cha và mẹ khác nhau. Đối với địa phương cần quan tâm quán triệt các quy định pháp luật trong đó có quy định về việc thỏa thuận của cha

mẹ trong việc lựa chọn họ cho con, đồng thời tuyên truyền pháp luật để người dân

hiểu rõ việc con phải mang họ cha khi đăng ký khai sinh là tư tưởng lạc hậu. Đối với công chức làm công tác hộ tịch, cần nắm rõ quy định pháp luật về việc lựa chọn họ cho con để đảm bảo giải thích cho người đi đăng ký khai sinh hiểu rõ và lựa chọn họ cho trẻ theo tinh thần thỏa thuận của cha mẹ. Trong trường hợp không có sự lựa chọn hoặc có xung đột trong phương thức lựa chọn thì áp dụng phong tục nơi đăng ký khai sinh (đảm bảo không trái với nguyên tắc của pháp luật về hộ tịch).

- Giải pháp cho bất cập về vấn đề xác định dân tộc cho con: Dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đa số trong 54 dân tộc của Việt Nam. Đối với những trường hợp phổ

biến thì áp dụng phương pháp thỏa thuận, hoặc theo phong tục tập quán. Tuy nhiên,

đối với những trường hợp không phổ biến, ví dụ như cha mẹ thuộc hai dân tộc ít người và việc áp dụng các quy định trên không phù hợp nữa, thì việc căn cứ vào thứ tự ít người hơn để xác định lựa chọn dân tộc cho con là biện pháp cuối cùng trong vấn đề lựa chọn dân tộc khi đăng ký khai sinh. Bộ Tư pháp cần có danh sách các dân tộc được sắp theo thứ tự (tăng dần hoặc giảm dần) dựa trên số liệu thống kê của các đợt tổng điều tra dân số để công chức làm công tác hộ tịch có cơ sở xác định dân tộc cho trẻ dựa trên danh sách này. Đối với vai trò của địa phương trong phạm vi quyền hạn của mình, có phương pháp quản lý các cộng đồng dân tộc trên địa bàn, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng là dân tộc ít người để có phương án hỗ trợ

kịp thời, đảm bảo sự bìnhđẳng trong các quan hệ pháp luật. Đối với công chức làm

công tác hộ tịch cần hiểu rõ các quy định của pháp luật, đảm bảo giải thích rõ cho các bên về việc tự nguyện thỏa thuận vấn đề xác định dân tộc cho con.

- Giải pháp cho bất cập về đặt tên cho con: Đối với Bộ Tư pháp cần quy định rõ hơn về một số trường hợp được xem là tên khó sử dụng và quá dài để công chức có cơ sở khách quan hơn trong việc xác định tên có phù hợp với quy định pháp luật hay không. Đối với vai trò của địa phương cần nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch, nhằm hiểu rõ yêu cầu đặt tên của người đăng ký khai sinh, đồng thời có hướng dẫn để người dân lựa chọn tên vừa phù hợp với yêu cầu của gia đình, vừa phù hợp với quy định pháp luật về đặt tên.

- Giải pháp cho bất cập về xác định họ tên, dân tộc, quê quán cho trẻ bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định được cha mẹ: Bộ Tư pháp cần quy định rõ hơn việc xác định họ tên, dân tộc, quê quán cho trẻ bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định được cha mẹ, trong đó

quy định rõ người đang nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm xác định các nội dung này

(và thực tế hiện nay đang áp dụng), và việc xác định nơi sinh và quê quán dựa trên nơi phát hiện trẻ và có trình báo về việc phát hiện trẻ bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định

được cha mẹ. Nhằm đảm bảo có sự quản lý chặt chẽ về đối tượng này, Bộ Tư pháp

cần quy định việc lập biên bản phát hiện trẻ bị bỏ rơi (hiện nay quy định pháp luật áp dụng cho trẻ bị bỏ rơi và trẻ chưa xác định được cha mẹ) đảm bảo niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp xã và phải có thông báo niêm yết đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp về trường hợp được lập biên bản phát hiện trẻ bị bỏ rơi.

- Giải pháp cho bất cập về xác định nội dung khai sinh đối với trường hợp đăng ký lại khai sinh:Với dữ liệu hộ tịch điện tử đang dần dần được hoàn thiện, thì

trong tương lai không xa, toàn bộ người dân có giấy tờ tùy thân được đăng ký khai sinh. Khi đó, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đăng ký khai sinh và xác định nội dung đăng ký khai sinh cho trẻ mới sinh ra, như vậy, việc quy định về đăng ký lại khai sinh hoặc đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân xem như không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên, giải pháp để có những kết quả này là các cấp địa

phương phải tiến hành số hóa toàn bộ dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy thành dữ liệu hộ tịch

điện tử song song với việc tiến hành khuyến khích đăng ký khai sinh (như khai sinh là một yếu tố gần như bắt buộc trong thủ tục đăng ký cấp thẻ Căn cước công dân hiện nay). Đó là giải pháp toàn diện cho phương pháp quản lý, xác định các vấn đề

liên quan đến hộ tịch (trong đó có nội dung đăng ký khai sinh). Đang trong giai

đoạn hiện nay, số lượng hồ sơ đăng ký lại khai sinh là rất lớn, chính vì vậy, công chức làm công tác hộ tịch cần hiểu rõ các quy định của pháp luật về đăng ký lại khai sinh để có hướng giải quyết vừa đảm bảo đúng quy định pháp luật, vừa thuận tiện đối với người dân trong việc giải quyết nhu cầu đăng ký khai sinh. Hạn chế việc luân chuyển công chức làm công tác hộ tịch, đây là quan điểm của tác giả qua công tác thực tế tại địa phương, vì, bản thân công chức làm công tác hộ tịch là người trải qua quá trình công tác tại địa phương, dựa trên các quy định pháp luật, tiến hành xác minh, tìm kiếm dữ liệu,… đã biết một số trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, những trường hợp này vì một số lý do cá nhân, có thể không tiến hành đăng ký hộ tịch (khai sinh) theo hướng dẫn của công chức làm công tác

hộ tịch. Và khi có đợt luân chuyển thì công chức mới tiếp nhận phải tiến hành xác

minh lại, hoặc tìm kiếm thông tin, và không phải mọi việc xác minh hoặc tìm kiếm thông tin theo phương pháp thủ công là hiệu quả, hoặc khi thay đổi môi trường làm việc sẽ dẫn đến việc công chức làm công tác hộ tịch chưa quen với môi trường, cũng như việc xác định nội dung đăng ký khai sinh theo tập quán nơi tiếp nhận công tác, chính vì vậy có thể sẽ sót một số trường hợp vừa nêu làm ảnh hưởng đến việc xác định nội dung đăng ký hộ tịch (trong đó có nội dung đăng ký khai sinh), dẫn đến dữ liệu hộ tịch chưa thống nhất, không có giá trị cao khi khai thác sử dụng, trích lục,… Công tác quản lý thông tin là rất quan trọng, và việc áp dụng phương thức quản lý bằng dữ liệu hộ tịch điện tử là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết phần lớn những bất cập mà thực tiễn công tác hộ tịch ở các cấp đang gặp phải. Nếu như phần mềm hoạt động hiệu quả, và dữ liệu hộ tịch của toàn dân cư được cập nhật đầy đủ, kịp thời thì sẽ không có phát sinh thủ tục đăng ký lại khai sinh, không có trường

hợp đăng ký khai sinh sai với quy định pháp luật (đăng ký khai sinh ở hai nơi), và sẽ không có những tình huống tiêu cực liên quan đến bất cập trong quản lý dữ liệu hộ tịch truyền thống,…

- Giải pháp cho bất cập về việc bổ sung ngày, tháng trong giấy khai sinh:

Hiện nay quy định pháp luật về bổ sung ngày, tháng sinh trong giấy khai sinh là đã rõ ràng, việc của công chức làm công tác hộ tịch là cần giải thích rõ các quy định pháp luật đối với người dân về việc cung cấp đầy đủ giấy tờ nhằm đảm bảo có đủ cơ

sở làm căn cứ bổ sung, đồng thời đảm bảo thực thi quy định của pháp luật về giá trị

của giấy khai sinh.

- Giải pháp cho bất cập về đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân: Về giải pháp tạm thời cho việc chồng lấn giữa đăng ký lại khai sinh và đăng

ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân, thì tác giả cho rằng cần phải loại bỏ một trong hai thủ tục để công chức làm công tác hộ tịch dễ dàng xác định nội dung đăng ký khai sinh dựa trên một loại thủ tục cụ thể. Xét trên phạm vi tác động thì đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân bao hàm luôn thủ tục đăng ký lại khai sinh.

Tiểu kết chương 2

Qua phân tích thực trạng và đánh giá tác động của thực trạng xác định nội dung đăng ký khai sinh từ thực tiễn thành phố Cần Thơ, nhận thấy rằng, việc pháp luật mở ra nhiều lựa chọn cho các chủ thể tham gia vào quá trình xác định nội dung đăng ký khai sinh, sẽ tạo nên cơ sở pháp lý cho các bên để xác định nội dung đăng ký khai sinh đúng quy định của pháp luật.

Tuy việc xác định nội dung đăng ký khai sinh từ thực tiễn thành phố Cần Thơ chưa phát sinh nhiều khó khăn cho công chức làm công tác hộ tịch, nhưng vẫn còn tình trạng quy định pháp luật vẫn còn mập mờ, chưa có điển hình cụ thể, ví dụ như trường hợp đăng ký lại khai sinh và đăng ký khai sinh tương đối đồng nhất cả về nội dung lẫn hình thức thì việc suy xét nên loại bỏ một trong hai loại đăng ký này (trường hợp nào bao hàm hơn thì được ưu tiên chọn).

Và xét trên diện rộng của đề tài này, từ việc xác định họ, đặt tên,… cho đến

thực trạngcủa các vấn đề này, tác giả nhận thấy công tác hộ tịch mặc dù được thực

hiện theo một chuỗi hoạt động có tính chất khuôn mẫu, nhưng khi áp dụng công tác vào thực tiễn, khi phát sinh tình huống không phù hợp hoặc điều kiện hoàn cảnh

không tương ứng với quy định pháp luật (tình huống pháp luật mới) thì công chức

tư pháp hộ tịch hoặc là vận dụng theo lối mòn, kinh nghiệm hoặc mạo hiểm thực hiện mà pháp luật chưa quy định thì sẽ dẫn đến hệ quả pháp lý của việc xác định không đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên, dù ở góc độ nào thì với cương vị là người giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch (trong đó có công việc xác định nội dung đăng ký khai sinh), công chức làm công tác hộ tịch phải thực hiện nhiệm vụ với tinh thần thương tôn pháp luật, lấy nguyên tắc của luật làm thước đo cho các giá trị xung quanh, vô tư, khách quan trong việc xác định nội dung đăng ký khai sinh thì đảm bảo nội dung đăng ký khai sinh đã được xác định sẽ phục vụ cho

lợi ích của Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ, người được

KẾT LUẬN

Quyền con người được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, và đăng ký khai sinh là một hoạt động của việc thực hiện quyền này của con người, thông qua đăng ký khai sinh thì con người tự nhiên trở thành con người pháp lý, và là tiền đề để con người thực hiện các quyền và nghĩa vụ về dân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…

Tuy nhiên, để thực thi công tác đăng ký khai sinh thì nhà nước phải trao cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh bằng quy định của pháp luật. Và hiện nay tùy vào chức năng, vai trò của từng cấp mà nhà nước trao cho cấp đó có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho từng loại khác nhau như: Cơ quan đại diện được quyền đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em có yếu tố nước ngoài (cha hoặc mẹ mang quốc tịch nước ngoài hoặc không quốc tịch, hoặc nơi sinh của trẻ em ở nước ngoài); Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em không mang yếu tố nước ngoài. Việc nhà nước trao quyền đăng ký khai sinh cho Ủy ban nhân dân cấp xã làm cho công tác đăng ký khai sinh được phổ biến hơn.

Như đã phân tích ở trên, các nội dung đăng ký khai sinh phần lớn phụ thuộc

vào thông tin và sự thống nhất lựa chọn của cha, mẹ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh. Bên cạnh đó, không phải tất cả các thông tin được cha, mẹ thống nhất là được xác định nội dung đăng ký khai sinh, mà sự thống nhất lựa chọn đó phải phù hợp với quy định của pháp luật thì mới được xem là nội dung để ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh. Như vậy, nhiệm vụ của cơ quan đăng ký khai sinh chính là đảm bảo cho các nội dung đăng ký khai sinh được thống nhất lựa chọn phù hợp với quy định pháp luật.

Qua nghiên cứu thực tiễn của công tác xác định nội dung đăng ký khai sinh tại thành phố Cần Thơ cho thấy hầu hết các quy định pháp luật hiện hành về xác định nội dung đăng ký khai sinh phù hợp với thực tiễn đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số quy định chưa sát với thực tiễn, nên dẫn đến có một số công chức làm công tác hộ tịch thực hiện chưa đúng với bản chất của vấn đề xác định nội dung đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Để đảm bảo cho công tác này được thực hiện hiệu quả hơn, tác giả đã nêu lên một số bất cập hiện hữu của vấn đề xác định nội dung đăng ký khai sinh, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xác định nội dung đăng ký khai sinh của đội ngũ công chức làm công tác hộ

tịch. Đảm bảo quyền lợi đăng ký khai sinh của người dân được thực hiện một cách công bằng, kịp thời và phù hợp với quy định của pháp luật.

Nội dung đăng ký khai sinh là những thông tin cơ bản của một cá nhân, từ những thông tin cơ bản này, cá nhân mới có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện các quan

Một phần của tài liệu Xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố cần thơ (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)