Nghĩa của các biện pháp bảo vệ người làm chứng trong tốt ụng hình sự

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo vệ người làm chứng nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 26 - 28)

1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ người làm

1.2.3. nghĩa của các biện pháp bảo vệ người làm chứng trong tốt ụng hình sự

So với thời điểm Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới ghi nhận về vấn đề bảo vệngười làm chứng, cho đến nay, ngày càng nhiều nước quy định các biện pháp bảo vệ vào trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự quốc gia. Quy định sớm hay muộn, một phần do tình hình tội phạm và nhu cầu hoàn thiện pháp luật khác nhau ở các nơi, nhưng chắc chắn bảo vệ người làm chứng sẽ là xu thế chung của thế giới trong tương lai, xuất phát từý nghĩa của các biện pháp bảo vệ đối với tư pháp nói chung, nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người. Cụ thể là:

Th nht, các biện pháp bảo vệngười làm chứng giúp tiến trình giải quyết vụ

án hình sự diễn ra khách quan, hiệu quả, giúp công tác phát hiện và xử lý tội phạm

được nhanh chóng, kịp thời.

Người làm chứng với địa vị pháp lý của mình, tham gia vào quá trình tố tụng mục đích là hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Không liên kết lợi ích với bất kỳ bên nào nên có thể nói những gì mà người làm chứng cung cấp cho cơ quan tố tụng được đánh giá cao về tính khách quan, góp phần giải quyết vụ án một cách hiệu quả. Tuy nhiên, rủi ro mà người làm chứng phải đối mặt chính là nguy cơ bị xâm hại, đe dọa xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp. Nếu pháp luật tố hình sựcác nước quy định đầy đủ, cụ thể các biện pháp bảo vệngười làm chứng, sẽ tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc cho cơ quan có thẩm quyền

áp dụng kịp thời một khi nhu cầu bảo vệ xảy ra. Bên cạnh áp dụng kịp thời, còn tránh sự áp dụng tùy tiện. Pháp luật không thể dừng lại ở mức độ khái quát quy định và trao quyền hoàn toàn cho cơ quan có thẩm quyền quyết định một biện pháp nhân danh mục đích bảo vệ mà biện pháp đó không được ghi nhận trong luật. Bởi nó sẽ dẫn đến nguy cơ vi phạm nguyên tắc tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

Mặt khác, quy định cụ thể biện pháp bảo vệđểngười làm chứng yên tâm phát huy vai trò của mình, tích cực cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tội phạm cho cơ quan tố tụng, thúc đẩy tiến trình giải quyết vụ án hình sự diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, cơ sởpháp lý rõ ràng cũng khuyến khích công dân chủđộng tố giác tội phạm, tham gia tố tụng trởthành người làm chứng, hết mình vì công lý, bớt đi tâm lý lo ngại bị trảthù vì đã có pháp luật với biện pháp, công cụ sẵn sàng bảo vệ cho an toàn của họ.

Th hai, các biện pháp bảo vệngười làm chứng góp phần bảo vệ quyền con

người nói chung, quyền con người trong tố tụng hình sự nói riêng.

Bảo vệ quyền con người nói chung và quyền con người của những người tham gia vào quá trình tố tụng hình sự nói riêng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ghi nhận và bảo vệ các quyền con người là biểu hiện của một nhà nước nhân bản, tiến bộ, dân chủ, văn minh. Bảo vệ quyền con người không chỉ là nội dung, bản chất mà còn trở thành mục tiêu cao nhất trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa5. Quyền con người trong tố tụng hình sựđược bảo vệ cho nhiều chủ thểkhác nhau, trong đó có người làm chứng. Người làm chứng với quyền con người cơ bản vốn đã được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, nay còn tham gia vào quá trình tố tụng hỗ trợ, giúp đỡcơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án, khiến khảnăng quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại xảy ra cao hơn. Các biện pháp bảo vệngười làm chứng đặt ra chính là mang ý nghĩa đóng góp tích cực, đểcơ quan có thẩm quyền chủđộng áp dụng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng trước sự xâm hại, cũng chính là góp phần bảo vệ quyền con người.

5Võ ThịKim Oanh, Đinh Văn Đoàn (2015), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 08, tr. 40.

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo vệ người làm chứng nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)