Biện pháp này ở Đức đặt ra khi lo sợ có căn cứ cho rằng tình trạng sức khỏe ổn định của người làm chứng sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu trực tiếp đối diện bị cáo tại phiên tòa. Nên khi người làm chứng cho lời khai, bị cáo tạm rời phòng xử án và sẽ quay lại ngay sau khi làm chứng cho lời khai xong. Việt Nam cũng có đặt ra vấn đề cách ly bị cáo với người làm chứng. Đó là với trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau, chứ chưa đặt vấn đề về“bảo vệngười làm chứng” trong trường hợp này. Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sựĐức có thể tiếp
thu biện pháp này, mở rộng trường hợp cách ly bị cáo với người làm chứng để bảo mật danh tính người làm chứng.
Theo đó, người làm chứng ngồi ởphòng riêng trong tòa cho đến lúc được mời vào cho lời khai. Lúc này, bị cáo tạm thời di chuyển ra khỏi phòng xửán. Người làm chứng hoàn thành việc cho lời khai của mình sau khi trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử, Chủ tọa phiên tòa, Kiểm sát viên, người bào chữa... Sau đó, quay lại phòng cách ly, bị cáo quay trở lại phiên tòa. Khi được thông báo về những gì đã diễn ra trong lúc tạm lánh mặt, bị cáo muốn đặt thêm câu hỏi cho người làm chứng, tòa án có thể chấp nhận. Việc cách ly bị cáo sẽ tiếp tục thực hiện để người làm chứng có mặt trả lời.
Biện pháp này nên được chấp nhận và quy định cụ thể là biện pháp bảo vệ người làm chứng, vì những lý do sau:
Thứ nhất, nó đảm bảo tính khách quan khi người làm chứng xuất hiện trực tiếp tại tòa cho lời khai.
Thứ hai, mặc dù bị cáo tạm rời đi khi người làm chứng cho lời khai nhưng người bào chữa vẫn có thểđặt câu hỏi cho người làm chứng. Thậm chí khi quay trở lại, bịcáo được thông báo về lời khai người làm chứng và cũng không giới hạn quyền đặt câu hỏi, nếu điều đó cần thiết để làm rõ sự thật khách quan và được Chủ tọa phiên tòa đồng ý. Như vậy, quyền bào chữa của bị cáo không bị vi phạm.
Thứ ba, cách thức này cũng thuận tiện khi Kiểm sát viên hay người bào chữa cần người làm chứng xác nhận một số chứng cứ, tài liệu cần thiết.
Thứtư, biện pháp này không cần bố trí phức tạp nếu như tòa án địa phương không đủ điều kiện vềcơ sở vật chất.
Thứnăm, nó có thể bảo mật danh tính người làm chứng khi người làm chứng có mặt cho lời khai tại tòa nhưng không phải tiếp xúc trực tiếp với bị cáo trong phiên tòa. Tuy nhiên, bảo mật với bịcáo nhưng cũng có thể trong số những người tham dự phiên tòa công khai có người thân thích của bị cáo, tiềm ẩn nguy cơ trả thù. Nên trong trường hợp cần thiết bảo vệ danh tính, có thể kết hợp thêm biện pháp bảo vệ khác, ví dụ: hạn chế công chúng tham dự phiên tòa; cấm quay phim, chụp ảnh; hóa trang cho người làm chứng...
Tóm lại, nếu như hiện tại BLTTHS 2015 chỉ ghi nhận việc cách ly bị cáo trong trường hợp lời khai của người làm chứng và bị cáo có ảnh hưởng đến nhau, thì tương lai nên ghi nhận thêm đây trở thành một trong những biện pháp bảo vệngười làm chứng.