Điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng theo pháp luật

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo vệ người làm chứng nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 40 - 85)

2.1. Điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng

2.1.1. Điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng theo pháp luật

tng hình s Vit Nam

Để cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người làm chứng phải đáp ứng hai điều kiện:

- Thứ nhất,điều kiện về mặt thủ tục: có yêu cầu, đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ(điều kiện cần);

- Thứ hai, xét thấy có căn cứxác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng bị xâm hại hoặc bịđe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm (điều kiện đủ).

Điều kin th nht: Đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định Cơ quan điều tra là cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ. “Đây là cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn tố tụng có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án (giai đoạn thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm, người phạm tội, lập hồsơ, đề nghị truy tố) nên là giai đoạn xuất hiện nhu cầu được bảo vệ cao nhất. Cơ quan này cũng đồng thời là cơ quan có khả năng và điều kiện tốt nhất về lực lượng, phương tiện và nghiệp vụđể áp dụng các biện pháp bảo vệ, cũng như bảo đảm hiệu quả thực hiện tốt nhất các biện pháp này không chỉ trong giai đoạn điều tra mà trong suốt quá trình tố tụng”14.

Theo thủ tục, để cơ quan điều tra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, phải có đề nghị, yêu cầu từ các chủ thể. Người làm chứng có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệmình. Trong văn bản, ghi rõ ngày, tháng, năm làm văn bản; họvà tên, địa chỉngười làm chứng; lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; chữký người làm chứng. Trường hợp vì không biết chữ hoặc lý do bất khảkháng mà người làm chứng không thểký tên vào văn bản, họ có thểđiểm chỉ. Trong tình huống khẩn cấp, người làm chứng có thể trực tiếp đề nghị hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc đề nghịcơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệnhưng sau đó vẫn phải thể hiện bằng văn bản đề nghị.

Ngoài trường hợp người làm chứng có đề nghị, yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ (Cơ quan điều tra), trong quá trình tiến hành tố tụng, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nếu nhận được đề nghị, yêu cầu của người làm chứng, xét thấy cần áp dụng biện

14Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, tr.919.

pháp bảo vệ thì lập văn bản đề nghịcơ quan điều tra xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Tóm lại, có yêu cầu, đề nghị bằng văn bản từ các chủ thểlà điều kiện cần về mặt thủ tục đểcơ quan điều tra đi đến các bước xác minh, kiểm tra căn cứ, cân nhắc tính cấp thiết mà quyết định có áp dụng hay không các biện pháp bảo vệ.

Điều kin th hai: Có căn cứxác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng bị xâm hại hoặc bịđe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm.

Cơ quan điều tra dựa trên nội dung của đơn yêu cầu sẽ xác thực việc tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại, tức xác thực có tồn tại thực tế hay không hành vi xâm hại, hành vi đe dọa xâm hại người làm chứng, quan trọng nhất, việc đó phải có liên quan, xuất phát từ việc người làm chứng cho lời khai.

Xét về trình tự logic, phải có sự kiện một người vì biết những tình tiết liên quan đến tội phạm và được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến cho lời khai trước, thì mới dẫn đến khảnăng họ có thể bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do có bên thứ ba muốn trả thù hoặc ngăn chặn sự hợp tác tư pháp. Nên quy định trên cũng có thể diễn đạt lại thành: Khi có căn cứxác định một người vì cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm mà tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại, thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ...

Thông qua quy định tại khoản 1 Điều 486 BLTTHS 2015 nhà làm luật muốn nhấn mạnh rằng nếu sự xâm hại, đe dọa xâm hại hướng đến người làm chứng nhưng không liên quan, không xuất phát từ việc họ trởthành người làm chứng thì không đáp ứng điều kiện để áp dụng các biện pháp bảo vệ. Như vậy, sẽ tiến hành quy trình tố tụng như thông thường, không có những hoạt động, thủ tục tố tụng “ngoại lệ” với mục đích bảo vệ hay thực hiện các biện pháp bảo vệ. Thay vào đó, cơ quan nào đúng thẩm quyền sẽ tiếp nhận căn cứngười làm chứng bị xâm hại, bị đe dọa xâm hại, tùy mức độ mà xửlý theo quy định của pháp luật.

Về căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng bị xâm hại hoặc bịđe dọa xâm hại, Cơ quan điều tra cần xác định:

Thứ nhất, hành vi xâm hại hướng đến người làm chứng.

Xâm hại người làm chứng là hành vi xâm phạm và gây tổn hại cho người làm chứng về thể chất, vật chất và tinh thần mà cụ thể là tính mạng, sức khỏe, tài sản,

danh dự và nhân phẩm. Mỗi người vốn có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm nên bất kể hành vi xâm hại nào đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Xâm hại người làm chứng nhằm hướng đến một trong hai mục đích hoặc là trả thù hoặc ngăn chặn việc cho lời khai:

- Xâm hại nhằm mục đích trả thù được xem như sự trút giận, trừng phạt của phía người gặp bất lợi từ lời khai của người làm chứng dành cho người làm chứng, chủ yếu là để giải tỏa tâm lý bất bình trước sự hợp tác giải quyết vụ án. Sự xâm hại vì mục đích trả thù đến sau khi người làm chứng cung cấp lời khai, thậm chí sau khi vụán đã khép lại bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Người gặp bất lợi từ kết quả giải quyết vụ án chủ yếu là bị cáo nên chủ thể thực hiện hành vi trả thù thường là phía bị cáo, người thân thích của bị cáo.

- Xâm hại nhằm mục đích ngăn chặn việc cho lời khai. Hành vi xâm hại này diễn ra trước khi người làm chứng cho lời khai. Đó có thể là ngăn chặn người làm chứng lần đầu hợp tác hoặc tiếp tục hợp tác với cơ quan có thẩm quyền. Cũng có thể vụ án có nhiều hơn một người làm chứng, xâm hại một người để cảnh báo những người còn lại, nếu cho lời khai bất lợi sẽ có kết cục tương tự.

Hình thức xâm hại có thể tồn tại ở dạng hành động (lời nói hoặc việc làm) hoặc không hành động:

Dạng hành động:

- Hành động xâm hại đến tính mạng, sức khỏe người làm chứng bao gồm những hành vi tước đoạt tính mạng, gây thương tích, gây suy giảm tình trạng ổn định của sức khỏe. Cụ thể: đâm, chém, bắn, bóp cổ, dìm nước, đánh, đập, đầu độc, hiếp dâm, gây tại nạn giao thông...

- Hành động xâm hại đến tài sản của người làm chứng như chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép, sử dụng trái phép tài sản; hủy hoại, cốý làm hư hỏng tài sản. Cụ thể: đột nhập vào nhà người làm chứng đểđánh cắp, phá hủy tài liệu liên quan đến vụ án; đập phá nhà cửa, vật dụng trong nhà; đốt tài sản...

- Hành động xâm hại đến danh dự, nhân phẩm bao gồm: làm nhục người làm chứng (bằng lời nói mang tính thóa mạ, sỉ nhục, miệt thị hay bằng hành vi bỉổi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm); vu khống người làm chứng.

Dạng không hành động, là bất kỳ sự“không hành động” nào ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm lẽ ra họđược hưởng nhưng đã không được hưởng.

Thứ hai, hành vi đe dọa xâm hại đến người làm chứng.

Theo Từđiển luật học, “Đe dọa là hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng những cách khác nhau sẽ làm hoặc không làm những việc bất lợi cho họ hoặc người thân của họ nếu không thỏa mãn những đòi hỏi nhất định”15. Vậy đe dọa xâm hại người làm chứng là hành vi uy hiếp tinh thần người làm chứng, thông báo trước về sự xâm hại thực sự có thể sẽ xảy ra nếu người làm chứng cho lời khai bất lợi cho họ với cơ quan có thẩm quyền. Đe dọa xâm hại chỉ có một mục đích là ngăn cản người làm chứng hợp tác tư pháp.

Có hai cách thức đe dọa: trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Đe dọa xâm hại trực tiếp là người đe dọa thể hiện thông điệp đe dọa rõ ràng tới người làm chứng bằng lời nói, gọi điện thoại, nhắn tin, email, thư từ, qua người trung gian... với nội dung đe dọa sẽ thực tế hóa hành vi xâm hại đến người làm chứng, sẽ tiết lộ bí mật cá nhân, hành vi vi phạm của người làm chứng trong công việc thậm chí là hành vi vi phạm pháp luật...

- Đe dọa xâm hại gián tiếp, thông điệp đe dọa được ngụ ý qua những hành vi bềngoài không liên quan vì không đề cập đến sự xâm hại nhưng người làm chứng có thể nhận biết sự liên hệ của nó với việc họ trở thành người làm chứng của vụ án. Chẳng hạn, có người lạ mặt (có thể có dáng vẻ nguy hiểm, côn đồ) liên tục xuất hiện, lãng vãng gần nơi ở, nơi làm việc của họ, có thể nhìn chằm chằm, gây gổ, đánh nhau, mang theo hung khí... cốtình để họ phát hiện; người làm chứng nhận được cuộc gọi với âm thanh kỳ lạ; nhận được bưu phẩm chứa hình ảnh, đồ vật mang thông điệp bạo lực; nhận được hình ảnh của bản thân đang trong tình trạng bị theo dõi...

Trên thực tế, phía người bị buộc tội có thể có những tác động khác đến người làm chứng nhằm mục đích ngăn chặn người làm chứng cho lời khai nhưng hành vi khách quan không mang tính chất xâm hại hoặc đe dọa xâm hại. Những hành vi mang tính chất thao túng cảm xúc, dụ dỗ, mua chuộc người làm chứng thì không đáp ứng điều kiện bảo vệ. Ví dụ: tranh thủ sựthương hại, yếu đuối của người làm chứng (kể lể về hoàn cảnh đáng thương của bản thân, viễn cảnh tồi tệhơn mà người đó hoặc gia đình phải chịu nếu bị kết tội, hứa hẹn sẽthay đổi, hoàn lương hay hứa hẹn bù đắp cho tổn thương, tổn thất của bị hại bằng một lợi ích, một việc tốt khác); hứa hẹn vật chất cho người làm chứng (cho, tặng tiền, tài sản khác); hứa hẹn lợi ích công việc (thăng cấp, tăng lương cho người làm chứng)...

Thêm nữa, quy định vềcăn cứ ở khoản 1 Điều 486 bắt buộc phải có hành vi xâm hại hoặc hành vi đe dọa xâm hại, vậy còn “nguy cơ sẽ xảy ra”? Tức là chưa tồn tại hành vi xâm hại hay hành vi đe dọa xâm hại nào đến người làm chứng nhưng đánh giá thêm nhiều yếu tố xung quanh tội phạm, cho phép người làm chứng và cơ quan có thẩm quyền lo ngại xác suất mối nguy hiểm sẽ xảy ra rất cao, vậy có được áp dụng biện pháp bảo vệ không?

Trước đây, Thông tư liên tịch số 13/2003/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC- TANDTC ngày 26/12/2013 khi hướng dẫn thực hiện một sốquy định của Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2003 liên quan đến bảo vệngười tốgiác, người làm chứng, bị hại, đã giải thích: “Người được bảo vệđược các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản khi có căn cứ về việc họđã hoặc sẽ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do việc người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại cung cấp chứng cứ, vật chứng, thông tin, tài liệu, có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội trong vụ việc, vụ án hình sự. Căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại được hiểu là đã bị xâm hại hoặc có sựđe dọa xâm hại ở mức độ nguy hiểm đáng kể hoặc căn cứ vào tính chất đặc biệt nguy hiểm của loại tội phạm và vai trò quan trọng của người làm chứng, người tố giác tội phạm, người bị hại trong tố tụng hình sự cần phải có biện pháp bảo vệđểđảm bảo an toàn cho người được bảo vệ và yêu cầu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử”. Như vậy, Thông tư hướng dẫn có công nhận về“nguy cơ sẽ xảy ra” dựa trên đánh giá các yếu tố xung quanh tội phạm và vai trò người làm chứng, cũng là căn cứ để áp dụng biện pháp bảo vệ. Nhưng BLTTHS 2015, với cách quy định căn cứnhư vậy, muốn đi đến cách hiểu thống nhất, chắc chắn phải có văn bản đểhướng dẫn cụ thểhơn.

Tóm lại, hiện nay, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015, để áp dụng các biện pháp bảo vệngười làm chứng phải có đơn yêu cầu, đề nghị bằng văn bản của chủ thể có quyền yêu cầu, đề nghị. Cơ quan điều tra sẽ tiến hành bước kiểm tra, xác thực. Khi có căn cứxác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng bị xâm hại hoặc bịđe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ.

2.1.2. Điều kin áp dng các bin pháp bo vngười làm chng theo pháp lut t

tng hình s CHLB Đức

Ở CHLB Đức, các biện pháp bảo vệngười làm chứng trong tố tụng hình sự chủ yếu phân loại thành hai nhóm: Nhóm các biện pháp bảo vệ gắn với thủ tục tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (Code of Criminal Procedure - StPO) năm 1987 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), Luật Tổ chức Tòa án (Courts Constitution Act - GVG) năm 1975 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và nhóm các biện pháp bảo vệ ngoài thủ tục tố tụng quy định trong Luật Hòa hợp bảo vệ người làm chứng (Act to Harmonise Witness Protection - ZSHG) năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Điều kiện áp dụng các biện pháp ở hai nhóm này, ngoài yêu cầu một sự nguy hiểm có cơ sởđang hướng đến người làm chứng vì họ hợp tác cho lời khai với cơ quan có thẩm quyền, thì nhóm các biện pháp bảo vệ theo Luật Hòa hợp bảo vệ người làm chứng còn yêu cầu chặt chẽhơn ở một sốđiều kiện cần đáp ứng khác vì đây là cấp độ bảo vệ phức tạp, có thể phải vận động nhiều nhân lực và hao tốn kinh phí. Biện pháp quy định ở hai luật có thể được kết hợp áp dụng, chỉ cần người làm chứng đáp ứng điều kiện bảo vệ.

* Điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệngười làm chứng theo Bộ luật Tố

tụng hình sự (StPO) và Luật Tổ chức Tòa án (GVG) CHLB Đức

Vì các biện pháp bảo vệ trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Tòa án CHLB Đức không quy định tập trung tại một chương cụ thể, mà quy định rải rác, tùy theo biện pháp đó gắn với hoạt động tố tụng của giai đoạn tố tụng nào, nên điều kiện áp dụng cũng quy định kèm theo khi quy định biện pháp. Các biện pháp bảo vệ trong

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo vệ người làm chứng nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 40 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)