Cơ sở quy định các biện pháp bảo vệ người làm chứng trong tốt ụng

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo vệ người làm chứng nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 28)

sự

1.3.1. Cơ sở lý lun

Th nht, xuất phát từ vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự.

Khái niệm vềngười làm chứng gần như thống nhất trong pháp luật các quốc gia trên toàn thế giới, đó là người biết được những tình tiết liên quan đến tội phạm, về vụán và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Những gì mà người làm chứng cung cấp, trong sốđó sẽ trở thành chứng cứ nếu đáp ứng đủ ba thuộc tính: khách quan, hợp pháp và liên quan. Bên cạnh thuộc tính chung, lời khai của người làm chứng có đặc điểm riêng so với nguồn chứng cứkhác đó là tính không thể thay thế của nó. Một người không thể đồng thời vừa là người làm chứng, vừa là bị can, vừa là người giám định. Lời khai của người làm chứng là loại chứng cứ mà nguồn của nó là những con người cụ thể - tính cá biệt cao. Những thông tin về vụán được phản ánh và tái hiện qua lời khai của những con người cụ thể hoàn toàn khác nhau về tâm lý, về kinh nghiệm xã hội, về tính cách và nhân cách...6.

Có thể nói, so với những chếđịnh khác, chếđịnh vềngười làm chứng là một trong những chế định xuất hiện rất sớm, lâu đời trong tố tụng hình sự. Từ cổ xưa, quan tòa đã nhìn nhận những gì người làm chứng cung cấp có vị trí quan trọng nhất định trong hệ thống chứng cứ. Tính trung thực, khách quan từ vị trí của người làm chứng đóng góp hiệu quả cho quá trình làm sáng tỏ sự thật vụ án. Ngày nay, hoạt động tố tụng càng đề cao yếu tố tranh tụng, thừa nhận sựbình đẳng về quyền của các bên tham gia tố tụng, nhất là trong hoạt động chứng minh bao nhiêu thì lời khai của người làm chứng càng được sử dụng phổ biến bấy nhiêu. Ngay cả trong tương lai, khoa học kỹ thuật có phát triển, máy móc có thể thay thế, hỗ trợ con người trong nhiều hoạt động, chẳng hạn như máy móc kỹ thuật sẽ giúp cho hoạt động thu thập, xác minh dữ liệu, thông tin trở nên thuận tiện, dễdàng nhưng người làm chứng và lời khai của họ vẫn sẽ giữ vai trò đặc biệt, quan trọng, không thể thay thế trong tố tụng hình sự7.

Căn bản, lời khai của người làm chứng không bị chi phối bởi cảm xúc chủ quan đậm nét như bị hại, bị hại là nạn nhân trực tiếp của hành vi phạm tội nên ít nhiều lời khai của họcũng phản ánh tâm lý chủ quan gắn với quyền lợi mà họ bị xâm phạm.

6Nguyễn Thái Phúc (2008), “Bảo vệngười làm chứng và quyền miễn trừ làm chứng trong tố tụng hình sự”,

Tạp chí Kiểm sát, Số 18&20, tr.32.

Người làm chứng không gắn với bất cứ quyền lợi nào từ kết quả giải quyết vụ án, tham gia hỗ trợtư pháp như một nghĩa vụ công dân mà không phải là vai trò buộc tội.

Đóng góp lời khai của họ mang tính khách quan, trung lập, độ tin cậy cao nhưng trong một thời gian dài, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam tỏra không tương xứng, cụ thểlà nghĩa vụ của họ nặng nềhơn quyền và lợi ích hợp pháp mà họđược hưởng. Người làm chứng có thể bị dẫn giải nếu họ vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Nếu từ chối, trốn tránh hay khai báo gian dối mà gây khó khăn, cản trở cho tiến trình điều tra, xét xử có thể còn phải chịu trách nhiệm hình sự8. Những quy định này tạo cho người làm chứng áp lực hơn là khuyến khích. Mãi cho đến Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, người làm chứng mới được ghi nhận quyền yêu cầu cơ quan triệu tập mình bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm...; quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của người và cơ quan tiến hành tố tụng; quyền được thanh toán chi phí đi lại và chi phí khác theo quy định pháp luật. Đó tuy là bước tiến so với Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 1998, nhất là có đề cập đến vấn đề bảo vệngười làm chứng, nhưng quy định chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc, khái quát, vẫn gây ra khó khăn áp dụng và tâm lý e dè khi hợp tác của người làm chứng.

Thực chất, bảo vệngười làm chứng không phải đợi đến nhu cầu thực tiễn, về mặt lý luận, đầy đủcơ sởđể nhìn nhận sự cần thiết của nhu cầu này trước khi đòi hỏi thực tế xảy đến. Quyền và lợi ích của người làm chứng không đối trọng trực tiếp với quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội nhưng nắm bắt của người làm chứng về vụán cũng như sự hợp tác tư pháp của họ có thểđe dọa đến quyền lợi của người bị buộc tội. Người bị buộc tội vì những gì mà người làm chứng cung cấp bất lợi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự tăng nặng, hình phạt, trách nhiệm bồi thường... nên sự tồn tại của người làm chứng trở thành gai trong mắt người bị buộc tội, băng nhóm tội phạm, thậm chí là bất cứ thế lực nào muốn cản trở công lý. Để bảo vệ cho an toàn và lợi ích của mình, những người phạm tội sẽ không ngần ngại dùng thủđoạn phi pháp, tàn ác để cản trở sự hợp tác của người làm chứng. Băng nhóm tội phạm càng quy mô, tiềm lực, khảnăng mua chuộc, chi phối, tác động càng cao. Không còn quan tâm mạng người, chỉ hướng tới mục đích ngăn chặn, trả thù, cảnh cáo những người có ý định tương tựngười làm chứng. Với bất cứ ai ở vào vị trí của người làm chứng trước nguy cơ bị đe dọa, dù tinh thần trách nhiệm xã hội cao

đến đâu cũng cân nhắc lại với an toàn và lợi ích cá nhân. Suy cho cùng, không tự bảo

vệ mình bằng cách không vướng vào vụán thì cũng khó mà trông chờ người khác

bảo vệ. Tư duy này tuy có thể gây thiệt hại cho nền tư pháp nói chung, tố tụng hình sựnói riêng, nhưng nó dễ hiểu để thông cảm. Nếu pháp luật tố tụng không tạo ra cơ chế bảo vệ hợp lý để đảm bảo an tâm và cải thiện niềm tin nơi công dân, động viên họ sẵn sàng trởthành người làm chứng thì thiệt hại mà nhà nước phải chịu còn khó có thểhình dung hơn: về tiến trình và hiệu quả giải quyết vụ án, khảnăng bỏ lọt để tội phạm tiếp tục lộng hành gây thiệt hại cho xã hội, thời gian, nhân lực và tiền của...

Th hai, xuất phát từgóc độ bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Với tư cách một con người trong xã hội, con người có những quyền cơ bản gắn liền, trong số đó là “quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân” theo Điều 3 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948. Đây là những quyền bẩm sinh, mang tính phổ quát vì con người dù ở bất cứđâu trên trái đất này đều là thành viên của cộng đồng nhân loại. Một người từkhi sinh ra đã phát sinh những quyền cơ bản mà không đợi bất kỳ ai, bất kỳcơ quan tổ chức, nhà nước nào ban phát. Con người có quốc tịch, trở thành công dân của một quốc gia. Với tư cách công dân, được pháp luật quốc gia cho hưởng các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Đồng thời, nhà nước có trách nhiệm bảo vệcông dân mình cũng như chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Trên thực tế, quyền con người nói chung, quyền công dân nói riêng của một cá nhân là đối tượng nhạy cảm, dễ bị xâm phạm. Nó càng đúng khi bước vào lĩnh vực tố tụng, đặc biệt là tố tụng hình sự. Chẳng hạn, kết quả giải quyết một vụ án có thể tước đi quyền tự do, quyền sống, một số quyền dân sự, chính trị của người phạm tội; áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn tố tụng làm hạn chế quyền tựdo đi lại, tự do cư trú, xâm phạm thân thể của cá nhân; hay quá trình điều tra, thu thập chứng cứ không phải lúc nào quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật thư tín, bí mật gia đình, bí mật cá nhân cũng được đảm bảo.

Với một người biết thông tin về tội phạm, vụán và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng, nguy cơ họ đối diện với việc bị xâm hại, đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm... là tồn tại. Cụ thể, để cảnh cáo, trả thù, ngăn chặn hợp tác tư pháp, đối tượng nguy hiểm có thể tấn công, tước đoạt tính mạng; gây thương tích, tổn hại sức khỏe; phá hủy, chiếm đoạt tài sản; làm nhục, vu khống; gây khó khăn, cản trở người làm chứng phát huy, thực hiện quyền

và lợi ích hợp pháp khác; hay đơn giản chỉ gửi thông điệp đe dọa gây áp lực tâm lý cho người làm chứng.

Như đã nói, trách nhiệm bảo vệ công dân, bảo vệ quyền của công dân là thuộc vềnhà nước. Để quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung, quyền con người của người làm chứng khi tham gia tố tụng nói riêng được bảo vệ tốt nhất, pháp luật phải quy định chặt chẽ công cụ bảo vệ họ. Không chỉ dừng lại ở việc trao cho họ những quyền tố tụng nhất định, còn phải đặt ra những biện pháp bảo vệ cụ thểđểcơ quan có thẩm quyền kịp thời áp dụng, bảo vệ họtrước sự xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những đối tượng nguy hiểm.

1.3.2. Cơ s pháp lý

Trước khi tìm hiểu vấn đề bảo vệngười làm chứng ghi nhận như thế nào trong BLTTHS 2015 ở Việt Nam, cùng nhìn lại những những văn bản pháp lý đầu tiên trên thế giới đặt nền móng cho chếđịnh này.

Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị, kinh tế, văn hóa năm 1966 nói rằng “Mọi người đều có quyền sống, quyền tựdo và an toàn cá nhân”, “Mọi người đều có quyền được Tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họmà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định”. Dưới góc độ những mưu cầu cơ bản của con người, quốc gia có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình bằng công cụ pháp luật. Bước vào tiến trình tố tụng hình sự, quyền con người càng dễ bị xâm phạm hơn khi không chỉ kết quả giải quyết vụ án mới ảnh hưởng đến cá nhân cụ thểnhư bịcáo, mà người tham gia tố tụng với tư cách hỗ trợ tư pháp như người làm chứng cũng đối diện với nguy cơ xâm hại từ bất kể thế lực nào muốn cản trở công lý. Vấn đề bảo vệ nạn nhân, người làm chứng bắt đầu được quan tâm hơn, bên cạnh khía cạnh bảo vệ quyền con người còn là hướng đến hiệu quả phòng, chống tội phạm. Bước ngoặt lớn của luật quốc tế về bảo vệngười làm chứng đó là sựra đời của Tuyên ngôn những nguyên tắc cơ bản về hoạt động xét xửđối với nạn nhân của tội phạm và nạn nhân của sự lạm dụng quyền lực do Liên Hiệp Quốc ban hành năm 1985. Liên Hiệp Quốc yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng những biện pháp cần thiết giảm thiểu tối đa những khó khăn mà người bị hại có thể phải đương đầu trong quá trình giải quyết vụ án, những biện pháp đảm bảo an ninh cho họ, cho người làm chứng và người thân của họ không bị trả thù từ phía kẻ phạm tội và đồng bọn. Có thểnói văn kiện này của Liên Hiệp Quốc đã khẳng định vai trò to

lớn và địa vị pháp lý của nạn nhân tội phạm và người làm chứng trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Với xu hướng toàn cầu hóa, tình hình tội phạm có những diễn biến phức tạp với sự gia tăng của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm tham nhũng, tội phạm mua bán ma túy, tội phạm buôn người... Sự nguy hiểm của những tội phạm này là tiềm lực có thể khống chế, mua chuộc, đe dọa người làm chứng bất chấp, bằng những thủđoạn tinh vi. Trước tình hình đó, tại khoản 1 Điều 24 Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000, tại khoản 1 Điều 32 Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng năm 2003 đều kêu gọi: “Mỗi quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp thích hợp, căn cứ vào pháp luật quốc gia và trong khảnăng có thể, bảo vệtrước nguy cơ trả thù hoặc đe dọa có thể xảy đến với nhân chứng và chuyên gia, những người đã đưa ra bằng chứng hoặc chứng thực liên quan đến các tội phạm quy định theo Công ước này và nếu phù hợp, bảo vệ cả thân

nhân và những người gần gũi với họ”. Tại khoản 2 Điều 32 Công ước còn “gợi ý”

các quốc gia có thể cân nhắc “thiết lập các quy trình bảo vệ an toàn thân thể những người này, chẳng hạn, trong phạm vi cần thiết và khảthi, tái định cư cho họ và quy định, nếu phù hợp, không tiết lộ hoặc tiết lộ hạn chế thông tin liên quan đến nhận dạng hoặc nơi ở của những người này; đưa ra các quy định về chứng cứ cho phép người làm chứng và chuyên gia có thể làm chứng hoặc chứng thực được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc như video hay các phương tiện thích hợp khác”.

Việt Nam sau khi trở thành thành viên của các Điều ước quốc tế về quyền con người hay về phòng, chống tội phạm đã từng bước nội luật hóa tinh thần, quy định vào trong pháp luật quốc gia. “Hiến pháp 2013 là một bước đột phá trong tư duy nhà nước pháp quyền về tôn trọng và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cũng như bảo vệ các quyền đó trên thực tiễn”9. Trên cơ sở Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung nguyên tắc, quy định về bảo vệ quyền con người của những người tham gia tố tụng trong đó có người làm chứng.

Về bảo vệngười làm chứng, trước Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có đề cập tại Điều 7 Chương Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự: “Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bịđe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định pháp luật”. Tại điểm a khoản 3 Điều 55, trong các quyền ghi nhận, người làm chứng có quyền “yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng”. Quy định mang tính nguyên tắc, khái quát trong thời gian dài mãi cho đến năm 2013, mới có Thông tư liên tịch số

13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày 26/12/2013 hướng dẫn thực

hiện một sốquy định của Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo vệ người làm chứng nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)