Biện pháp loại trừ sự có mặt của công chúng

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo vệ người làm chứng nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 87 - 95)

Theo Luật tổ chức Tòa án Đức thì Tòa án có thể cân nhắc đến việc tổ chức một phiên tòa không có sự tham gia của công chúng hoặc sẽ loại sự có mặt của công chúng trong một phần của phiên xét xử nếu như sự có mặt của công chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tự do của người làm chứng. Ở Việt Nam, nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam có đề cập “để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”. Tuy nhiên, vấn đề không đặt ra với người làm chứng, người làm chứng không phải là đương sự trong vụ án hình sự. Đương sự chỉ

bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan

đến vụ án hình sự.

Mặc khác, điểm c khoản 1 Điều 279 BLTTHS quy định Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết một số yêu cầu, đề nghịtrước khi phiên tòa được mở, trong đó có “đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xửkín”. Nghĩa là việc “xét xửkín” vẫn có thểđược thực hiện nếu người làm chứng yêu cầu.

Qua nghiên cứu pháp luật Đức, thấy rằng Việt Nam nên ghi nhận đây trở thành biện pháp bảo vệngười làm chứng, đểcơ quan có thẩm quyền chủđộng hơn trong áp dụng khi người làm chứng đáp ứng điều kiện bảo vệ. Theo đó, có thể triển khai biện pháp này như sau:

Một là, trong phiên tòa xét xử chỉ có Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng cần thiết khác. Không cho phép sự có mặt của những người khác ở phiên tòa để theo dõi diễn biến phiên tòa, bao gồm cả báo chí.

Hai là, chỉ loại sự có mặt của báo chí và những người khác trong phần hỏi người làm chứng.

Ba là, hạn chếngười tham dự phiên tòa nhất là những người có khảnăng gây nguy hiểm cho người làm chứng, không hạn chế sự có mặt của báo chí nhưng không được quay phim, chụp hình trong phần với phần hỏi người làm chứng.

Đây là biện pháp cần thiết để bảo vệ người làm chứng trong trường hợp cần giữ bí mật thông tin của người làm chứng cũng như an toàn thân thểngười làm chứng trong và sau phiên tòa.

Tổng kết lại, từ kết quả nghiên cứu, so sánh, phân tích những ưu điểm, hạn chế của pháp luật CHLB về các biện pháp bảo vệ người làm chứng, ý kiến cá nhân tác

giả cho rằng có ba biện pháp bảo vệ người làm chứng của pháp luật Đức mà Việt Nam nên học tập, triển khai thành biện pháp bảo vệ cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự, gồm: lấy lời khai người làm chứng qua đường truyền âm thanh - hình ảnh; cách ly bị cáo khi lấy lời khai người làm chứng; hạn chế công chúng tham dự phiên

tòa. Thật ra, ba hoạt động này đã có đề cập trong BLTTHS 2015 nhưng chưa quy

định cụ thể nó trở thành biện pháp bảo vệ. Một trong những biện pháp bảo vệ mà khoản 1 Điều 486 BLTTHS ghi nhận, có biện pháp “giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật thông tin cá nhân liên quan đến người làm chứng”. Theo phân tích lúc đầu, ba biện pháp đương nói cũng có thể thuộc nội hàm của “giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật thông tin cá nhân liên quan đến người làm chứng”. Nhưng vì nhận định biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 486 mang tính khái quát, chung chung, rất dễ dẫn đến sự áp dụng tùy nghi, không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Nên học tập các biện pháp của Đức để ghi nhận cụ thể, cũng chính là tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thuận tiện cho cơ quan tiến hành tố tụng chủđộng, áp dụng dễ dàng.

Kết luận Chương 3

Các biện pháp bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự của Đức, qua nghiên cứu, có nhiều ưu điểm nổi bật, bên cạnh đó, từng biện pháp cũng có những hạn chế nhất định.

Nói vềưu điểm, các tiêu chí đánh giá bao gồm: mức độ bảo mật danh tính của người làm chứng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ góp phần vào hiệu quả bảo vệ; cân bằng giữa bảo vệngười làm chứng với bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Có thể nói, các biện pháp bảo vệ người làm chứng của Đức có tính bảo mật danh tính cao, có thểđạt đến cấp độ bảo mật cao nhất là ẩn danh hoàn toàn. Đi từ việc người làm chứng được phép không tiết lộ thông tin cá nhân của mình, đến việc người làm chứng có thểđược cấp một danh tính tạm thời và hàng loạt sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan được thực hiện, đểtung tích người làm chứng được bảo vệ. Các biện pháp cũng có thể nói là vận dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ để đạt được mục tiêu bảo vệ. Khi quy định các biện pháp, yêu cầu đặt ra là hiệu quả bảo vệ, đồng thời phải cân nhắc sựảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp người bị buộc tội. Các biện pháp bảo vệngười làm chứng mà pháp luật CHLB Đức quy định có thể cân bằng được hai điều này. Tuy nhiên, bản thân từng biện pháp cũng có những hạn chế nhất định. Đó là khi còn nhiều ý kiến tranh cãi về hiệu quả bảo vệ của biện pháp, về sự phức tạp khi tổ chức thực hiện các biện pháp, ảnh hưởng của biện pháp bảo vệđối với cuộc sống người làm chứng hay biện pháp làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

Từ những đánh giá ưu điểm, hạn chế của các biện pháp bảo vệ người làm chứng theo pháp luật CHLB Đức, tác giảđưa ra quan điểm về những biện pháp phù hợp mà Việt Nam có thể học tập. Việt Nam nên tham khảo quy định của pháp luật Đức đểban hành văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể biện pháp bảo vệ. Nhất là các biện pháp gắn với thủ tục tố tụng như “lấy lời khai qua đường truyền nghe - nhìn, cách ly bịcáo khi người làm chứng cho lời khai, hạn chế sự tham dự của công chúng trong phiên tòa”.

KẾT LUẬN

Bảo vệngười làm chứng không phải là vấn đề mới đặt ra trong tố tụng hình sự các nước trên thế giới, nhưng nó khá mới mẻở Việt Nam cũng như việc lần đầu tiên Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 quy định các biện pháp bảo vệngười làm chứng.

Nhu cầu bảo vệngười làm chứng xuất hiện xuất phát từ thực tiễn người làm chứng bị xâm hại, đe dọa xâm hại từphía người phạm tội nhằm mục đích ngăn chặn họ cho lời khai hoặc trảthù vì đã cung cấp thông tin liên quan đến tội phạm, người phạm tội. Tồn tại thực tiễn đó dẫn đến rất nhiều trường hợp người làm chứng từ chối hợp tác với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi được triệu tập cho lời khai, gây ra thiệt hại không nhỏđến nền tư pháp. Ởgóc độ khác, người làm chứng với tư cách con người trong xã hội có những quyền cơ bản của con người, của công dân, được nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Trên cơ sởđó, chếđịnh bảo vệngười làm chứng trong tố tụng hình sự cụ thể là các biện pháp bảo vệ được đặt ra, giải quyết nhu cầu cấp thiết.

Các biện pháp bảo vệngười làm chứng ra đời không chỉđáp ứng nhu cầu thực tiễn mà còn tạo tâm lý tin tưởng nơi công dân, vì từnay đã có cơ chế pháp luật bảo vệ, họ có thể an tâm, tích cực, chủđộng tố giác tội phạm, cung cấp thông tin liên quan đến tội phạm, hỗ trợcơ quan tiến hành tố tụng trong tiến trình giải quyết vụ án.

Ở Việt Nam, nhu cầu bảo vệ nhìn từ thực tiễn có thể xuất hiện muộn hơn các nước, nhưng cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên của các Điều ước quốc tế về quyền con người, về phòng, chống tội phạm, đến nay, Việt Nam cũng đã quy định liên quan đến vấn đề bảo vệ, các biện pháp bảo vệngười làm chứng vào trong Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015.Tuy nhiên, quy định của Việt Nam vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Trong số các quốc gia trên thế giới có nền khoa học pháp lý phát triển, CHLB Đức là quốc gia có quy định gần như hoàn thiện về các biện pháp bảo vệngười làm chứng trong tố tụng hình sự mà Việt Nam có thể học tập thông qua nghiên cứu, so sánh pháp luật.

Định hướng bảo vệ mà các biện pháp theo quy định cảhai nước hướng tới chủ yếu: nếu việc để lộdanh tính người làm chứng khiến họ gặp nguy hiểm thì giữ bí mật, bảo vệ thông tin liên quan đến người làm chứng; nếu để sự có mặt của người làm chứng cùng với người bị buộc tội gây ra nguy hiểm cho an toàn sức khỏe, tính mạng người làm chứng thì tác động để hạn chế sự chạm mặt đó; nếu cần thiết bảo vệngười

làm chứng trước sự truy tìm tung tích từ phía người phạm tội, thì thực hiện những thay đổi thích hợp để đảm bảo an toàn cho họ. Cùng định hướng đó, cách tác động của biện pháp bảo vệ cảhai nước có điểm tương đồng nhưng cũng có khác biệt.

So với CHLB Đức, các biện pháp bảo vệ người làm chứng theo Bộ luật Tố

tụng hình sự Việt Nam năm 2015 quy định còn mang tính khái quát, chưa có hướng

dẫn cụ thể khiến việc hiểu và áp dụng bởi các chủ thể còn nhiều lúng túng. Thực tiễn đã có vụ án áp dụng biện pháp bảo vệ người làm chứng, được phương tiện truyền thông đưa tin vì xảy ra nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc áp dụng.

Trong khi đó, CHLB Đức quy định rõ ràng và cụ thểhơn các biện pháp bảo vệ, đặc biệt là các biện pháp gắn với thủ tục tố tụng. Ngoài ra còn có luật riêng quy định về bảo vệngười làm chứng. CHLB Đức bắt đầu quy định về việc bảo vệngười làm chứng trong tố tụng hình sựtrước Việt Nam rất nhiều năm. Một quá trình dài có những thay đổi, bổsung quy định đểđến nay các biện pháp có được hiệu quả bảo vệ tốt nhất. So với Việt Nam, pháp luật Đức quy định cụ thể, rõ ràng nội dung các biện pháp đã là ưu điểm lớn. Mặc dù bản thân mỗi biện pháp có những hạn chế nhất định nhưng nhìn từưu điểm vẫn thích hợp để Việt Nam có thể học tập. Nhất là khi các biện pháp đặt ra cân bằng được nhu cầu bảo vệngười làm chứng với quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị buộc tội, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự.

Từ những nghiên cứu, đánh giá, học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của CHLB Đức, tác giảđã kiến nghị những biện pháp bảo vệngười làm chứng cụ thể dựa trên quan điểm cá nhân mà Việt Nam có thể tiếp thu. Hi vọng kết quả của luận văn có thểđóng góp một phần nào đó vào quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về các biện pháp bảo vệngười làm chứng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT Văn bản pháp lut tiếng Vit

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam năm 2013.

2. Bộ luật hình sự năm 1999 (Luật số: 15/1999/QH10) ngày 21 tháng 12 năm

1999 (sửa đổi, bổsung năm 2009).

3. Bộ luật hình sựnăm 2015 (Luật số: 100/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm

2015.

4. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Luật số: 19/2003/QH11) ngày 26 tháng 11 năm 2003.

5. Bộ luật tố tụng hình sựnăm 2015 (Luật số: 101/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015.

6. Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 (Luật số: 63/2014/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2014.

7. Luật Công an nhân dân năm 2005 (Luật số: 54/2005/QH11) ngày 29 tháng 11 năm 2005.

8. Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (Luật số: 23/2000/QH10) ngày 09 tháng 12 năm 2000.

9. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (Luật số: 55/2005/QH11) ngày 29

tháng 11 năm 2005.

10. Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 (Luật số: 66/2011/QH12) ngày

29 tháng 3 năm 2011.

11. Thông tư số 09/2004/TT-BCA(V19) của BộCông an ngày 16 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số biện pháp bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án ma túy.

12. Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày 26 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một sốquy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe tài sản của người tố giác, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự.

Văn bản pháp lut tiếng Anh

Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948.

14. Tuyên ngôn những nguyên tắc công lý cơ bản cho nạn nhân của tội phạm và nạn nhân của sự lạm dụng quyền lực do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua theo Nghị quyết 40/34 ngày 29/11/1985.

15. Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 19/12/1966.

16. Công ước Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 15/11/2000.

17. Công ước Chống tham nhũng năm 2003 do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 31/10/2003.

18. Bộ luật Tố tụng hình sựCHLB Đức năm 1987 (Code of Criminal Procedure 1987) sửa đổi, bổ sung lần cuối năm 2021.

19. Luật Hòa hợp bảo vệngười làm chứng năm 2001 (Act to Harmonise Witness Protection 2001), sửa đổi, bổ sung lần cuối 2019.

20. Luật Tổ chức Tòa án năm 1975 (Courts Constitution Act 1975), sửa đổi, bổ sung lần cuối năm 2021.

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

Tài liu tham kho tiếng Vit

21. BộTư pháp Viện Khoa học pháp lý (2006), Từđiển Luật học, Nxb. Tư pháp. 22. Bùi Giai Ôn (2018), “Hoàn thiện chếđịnh người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự2015”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 24.

23. Dương Thanh Sơn (2007), “Cần cụ thể hóa nội dung bảo vệngười làm chứng trong vụ án hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 29.

24. Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Võ Thị Kim Oanh, Nxb. Hồng Đức.

25. Hoàng Đình Dũng, Nguyễn Văn Linh (2021), “Hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệngười làm chứng”, Tạp chí Tòa án nhân dân.

26. Nguyễn Cao Cường (2018), “Bất cập trong quy định về bảo vệngười tố giác, người làm chứng, bị hại”,Tạp chí Kiểm sát.

27. Nguyễn Hải Ninh (2011), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo vệngười làm chứng khi tham gia tố tụng”, Tạp chí Luật học, Số 12.

28. Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Ngọc Minh (2015), “Hoàn thiện các quy định về bảo vệ người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên trong pháp luật tố

tụng hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 17.

29. Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Tố

tụng hình sựnăm 2015, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật.

30. Nguyễn Thái Phúc (2008), “Bảo vệngười làm chứng và quyền miễn trừ làm chứng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, Số 18&20.

31. Nguyễn ThịThường (2009), “Bảo vệngười tham gia tố tụng trong hoạt động xét xử án hình sự”, Luận văn cửnhân, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

32. Nguyễn Văn Hùng (2016), “Một số vấn đề về người làm chứng và bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, Số 06.

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo vệ người làm chứng nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)