1.2. Thực tiễn áp dụng về quyền của người bào chữa được gặp người bị bắt,
1.2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc, hạn chế
Thứ nhất, mặc dù Bộ luật TTHS năm 2015 có quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 về quyền của NBC là “Gặp, hỏi người bị buộc tội” và tại Điều 80 Bộ luật TTHS năm 2015 có quy định về thủ tục để NBC được gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Tuy nhiên, đây chỉ là các quy định rất chung chung, chưa thể hiện cụ thể về trình tự gặp như thế nào, cách thức ghi nhận nội dung cuộc gặp và các vấn đề khác như thời điểm gặp, số lần gặp, thời gian gặp,
trường hợp chủ động gặp riêng thì có sự giám sát hay không, có được tự do trao đổi thông tin, tài liệu, thư từ, cơ chế bảo đảm bí mật thông tin trao đổi giữa NBC và người bị buộc tội. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 80 Bộ luật TTHS năm 2015 thì Cơ quan quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam phải phổ biến nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ và yêu cầu NBC chấp hành nghiêm chỉnh. Trường hợp phát hiện NBC vi phạm quy định về việc gặp thì phải dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là vi phạm các quy định về việc gặp, các vi phạm này bao gồm những gì, vi phạm ở mức độ nào thì bị dừng ngay cuộc gặp và ai là người có thẩm quyền đánh giá mức độ vi phạm của NBC và quyết định dừng ngay việc gặp. Chính những thiếu sót này đã tạo cơ hội cho người có thẩm quyền THTT gây khó cho việc gặp giữa NBC đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.
Ở một số nước phát triển, pháp luật tố tụng hình sự của họ đều cho phép
NBC gặp riêng thân chủ của mình. Chẳng hạn như, Điều 148 Bộ luật TTHS Đức quy định về thông tin giữa luật sư với thân chủ có một trong những quy định quan trọng đảm bảo hoạt động bào chữa cho NBC. Theo đó, giữa NBC và người bị buộc tội được giao tiếp mà không bị kiểm soát. Người bị buộc tội có quyền giao tiếp bằng lời nói hoặc văn bản viết với luật sư bào chữa cho dù người bị buộc tội có đang bị tạm giam, tạm giữ hay không (khoản 1 Điều 148), trừ một số trường hợp đặc biệt (khoản 2 Điều 148). Sự trao đổi thư từ hay tư vấn bằng lời nói giữa người bị buộc tội và luật sư không phải chịu sự kiểm duyệt của Tòa án hay sự giám sát của bảo vệ. Khi người bị buộc tội nhận được thư từ luật sư, họ được quyền giữ chúng mà không có sự can thiệp của cảnh sát bởi quy định về “thư của luật sư bào chữa”
(verteidigerpost-defense attorney mail), quy định tại khoản 1 Điều 97 Bộ luật TTHS Đức. Quy định này đảm bảo rằng, bất kỳ ghi chép nào có chứa thông tin bí mật mà luật sư bào chữa có được sẽ không bị tịch thu21. Ngoài ra, một số nước như Liên bang Nga, Trung Quốc cũng mở rộng quyền gặp riêng tư và thông tin liên lạc giữa NBC với bị can. Chẳng hạn như Điều 46 Bộ luật TTHS Liên bang Nga quy định, kể từ khi NBC có quyền tham gia tố tụng, bị can có thể được sự giúp đỡ pháp lý của NBC, có quyền gặp riêng NBC trước khi bị can bị thẩm vấn lần đầu tiên và nội
21 Nguyễn Quyết Thắng, Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức, nguồn: http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/208298/Quyen-bao-chua-trong-to-tung-hinh-su-Cong-hoa-Lien-bang- duc.html, truy cập ngày 31/3/2021.
dung cuộc gặp được giữ kín. Điều 37 Bộ luật TTHS Trung Quốc quy định: “Luật sư bào chữa có thể gặp mặt, thông tin với nghi phạm, bị cáo đang bị giam giữ; Trại tạm giam phải sắp xếp ngay lập tức cuộc gặp giữa Luật sư bào chữa và nghi phạm, bị cáo không được muộn quá 48 tiếng. Luật sư bào chữa có thể gặp nghi phạm, bị cáo đang bị giam giữ, có thể tìm hiểu tình hình liên quan đến vụ án, cung cấp các tư vấn liên quan đến pháp luật; kể từ ngày vụ án được chuyển đến điều tra, khởi tố có thể xác minh các chứng cứ có liên quan với nghi phạm, bị cáo. Luật sư bào chữa khi gặp nghi phạm, bị cáo sẽ không bị giám sát nghe trộm cuộc đối thoại”22.
Như vậy, có thể thấy Bộ luật TTHS các nước Đức, Nga, Trung Quốc quy định cụ thể quyền gặp gỡ, trao đổi thông tin, tài liệu của NBC đối với người bị buộc tội, đảm bảo địa vị pháp lý độc lập cho NBC khi tham gia vào hoạt động TTHS và cùng với người bị buộc tội thực hiện chức năng gỡ tội. Do đó, khi so sánh với quyền của NBC trong TTHS nước ta thì quyền gặp của NBC đối với người bị bắt, bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam còn nhiều hạn chế. Thiết nghĩ, khi sửa đổi Bộ luật TTHS năm 2015, cần nghiên cứu bổ sung các quy định này để hoàn thiện hơn nữa pháp luật về quyền của NBC được gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.
Thứ hai, Bộ luật TTHS năm 2015 chưa có cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của NBC. Bởi hiện nay Bộ luật TTHS chỉ quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, theo đó người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; cơ quan, người có thẩm quyền THTT có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện đầy đủ quyền bào chữa theo quy định của Bộ luật này (Điều 16). Mặt khác, Bộ luật cũng chưa quy định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền THTT đối với NBC. Do đó, khi xảy ra việc NBC bị xâm phạm quyền trong quá trình tham gia hoạt động tố tụng thì không có chế tài để xử lý những hành vi vi phạm của người có thẩm quyền THTT. Vì vậy, theo tác giả khi sửa đổi Bộ luật TTHS năm 2015 cần phải bổ sung quy định về những vấn đề còn thiếu sót này.
Thứ ba, mặc dù Bộ Công an đã ban hành Thông tư 27/2017/TT-BCA ngày
22/8/2017, có hiệu lực ngày 06/10/2017 quy định về Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Quy tắc ứng xử Công an nhân dân). Tuy nhiên, Quy tắc ứng xử Công an nhân dân không ban hành quy định ứng xử với NBC, cũng không quy định Quy tắc ứng xử này là cơ sở để đánh giá về đạo đức, ứng xử của ĐTV khi bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm vào ngạch ĐTV khác hoặc làm căn cứ để xem xét việc
khen thưởng, kỷ luật đối với ĐTV. Do đó, theo quan điểm của tác giả đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng NBC vẫn còn bị ĐTV gây khó khăn, phiền hà trong việc thực hiện các quyền, trong đó có quyền gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.
Thứ tư,do nhận thức không đúng, không đầy đủ của một bộ phận ĐTV, Cán bộ điều tra và người có thẩm quyền THTT khác về quyền gặp, làm việc của NBC với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra tại cơ sở giam giữ; với tâm lý e ngại NBC sẽ hướng dẫn người bị buộc tội chối tội, khai báo quanh co, ảnh hưởng đến hoạt động điều tra. Do vậy, Luật cần quy định rõ CQĐT phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc đã phổ biến quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, trong đó cho phép họ có quyền không trả lời CQĐT khi chưa có mặt NBC hoặc chưa có yêu cầu NBC.
1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền của người bào chữa được gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bịcan đang bị tạm giam