2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hỏi của người bào chữa trong
2.3.4. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật đến vớ
người dân về quyền yêu cầu người bào chữa
Trong quá trình hành nghề, bản thân tác giả và đồng nghiệp bị khách hàng từ chối làm NBC, đặc biệt phổ biến ở giai đoạn điều tra VAHS. Vấn đề này đã được tác giả phân tích ở Chương 2- phần hạn chế, vướng mắc và có nêu kết quả khảo sát thực tiễn để dẫn chứng. Bởi có một thực tế đau lòng, rằng người thân của bị can hoặc bản thân bị can bị tác động từ phía CQĐT cho rằng ở giai đoạn “nhạy cảm” này không nên nhờ luật sư sẽ gặp rắc rối thêm về trách nhiệm hình sự hoặc sẽ bị khởi tố tội nặng hơn và hãy để CQĐT giúp đỡ họ. Điều này cho thấy người dân chưa thật sự tin tưởng vào vai trò của NBC, họ nghĩ rằng vị thế của NBC không thể sánh bằng cơ quan THTT và người có thẩm quyền THTT là CQĐT và ĐTV hoặc Viện kiểm sát và Kiểm sát viên. NBC không thể bảo vệ được tốt nhất quyền lợi của người bị buộc tội. Do đó, tác giả kiến nghị Sở Tư pháp, Đài phát thanh truyền hình các tỉnh nên làm cầu nối tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền bào chữa, về luật sư đến người dân, giúp người dân hiểu rõ hơn về vị thế của NBC nói chung và luật sư nói riêng là đại diện cho bên gỡ tội trong quá trình giải quyết VAHS. NBC được pháp luật trang bị đầy đủ các quyền để bảo vệ tốt nhất cho người bị buộc tội, hoàn toàn bình đẳng với bên buộc tội là cơ quan công tố Viện kiểm sát. Có như vậy thì người dân mới tin tưởng và sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Mặc dù Bộ luật TTHS năm 2015 đã có những quy định tiến bộ về quyền hỏi của NBC đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Theo đó, ngoài việc cho phép NBC được chủ động lấy lời khai, hỏi cung người mà mình bào chữa, NBC còn được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can khi dự cung cùng ĐTV. Những quy định này đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò của NBC trong quá trình tham gia giải quyết VAHS, tạo điều kiện cho NBC thu thập chứng cứ, chủ động xây dựng phương án bào chữa ngay từ giai đoạn điều tra, bảo đảm việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế làm ảnh hưởng đến việc thực thi quyền hỏi củaNBC, đặc biệt là ở giai đoạn điều tra VAHS. Bởi lẽ, Bộ luật TTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay chưa ban hành quy định cụ thể để NBC thực hiện quyền hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam theo một trình tự, thủ tục thống nhất. Đồng thời, pháp luật hiện hành cũng chưa có cơ chế để bảo đảm cho NBC thực hiện tốt các quyền của mình, trong đó có quyền hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Do đó, ở Chương này tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề còn hạn chế và mạnh dạn đưa ra những kiến nghị cần thiết nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 và các giải pháp khác nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT về việc bảo đảm cho NBC thực hiện quyền hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam ở giai đoạn điều tra VAHS. Ngoài ra, tác giả cũng kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện trình độ chuyên môn, nâng cao đạo đức nghề nghiệp luật sư và công tác tuyên truyền pháp luật về quyền bào chữa nhằm nâng cao địa vị pháp lý và vai trò của NBC trong hoạt động tố tụng hình sự.
KẾT LUẬN
Quyền của NBC về gặp, hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam là một trong những quyền quan trọng của NBC, đặc biệt là ở giai đoạn điều tra VAHS. Bởi đây là tiền đề giúp cho NBC được tiếp cận với người mà mình nhận bào chữa, tạo điều kiện cho NBC chủ động trong việc thu thập chứng cứ cũng như định hướng các phương án bào chữa một cách hiệu quả nhất trong các giai đoạn tố tụng tiếp theo là truy tố và xét xử. Với những quy định mới về mở rộng quyền của NBC của Bộ luật TTHS năm 2015, trong đó có quyền gặp, hỏi của NBC đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam ở giai đoạn điều tra VAHS đã chứng minh sự tiến bộ vượt bậc trong hoạt động cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định người bị buộc tội có quyền nhờ NBC thì họ phải được gặp NBC cũng như NBC được quyền gặp mặt để hỏi và trao đổi với người mà mình nhận bào chữa một cách rõ ràng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 về quyền được bào chữa và các quy định pháp luật quốc tế và một số nước như Đức, Trung Quốc, Nga về quyền được gặp mặt, trao đổi riêng tư của người bị bắt, bị giam giữ với NBC.
Vớinhững quy định tiến bộ về việc mở rộng quyền cho NBC đã góp phần tạo nên sự thay đổi về nhận thức của các cơ quan THTT và những người THTT trong quá trình NBC tham gia tố tụng hình sự nói chung và luật sư nói riêng. Từ đó đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận, NBC đã được tạo điều kiện thuận lợi khi đăng ký bào chữa và được CQĐT thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật TTHS; đã có những luật sư, trợ giúp viên pháp lý được chủ động gặp riêng người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam mà không cần xin ý kiến của CQĐT, không bị người có thẩm quyền giám sát và không bị giới hạn thời gian trong một lần gặp. Bên cạnh đó, NBC đã được CQĐT tạo điều kiện tham gia hoạt động hỏi cung như: được thông báo về thời gian, địa điểm hỏi cung đúng quy định, khi tham gia hỏi cung đều được đặt câu hỏi với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can và được ĐTV ghi đầy đủ nội dung hỏi của NBC vào biên bản; một số luật sư, trợ giúp viên pháp lý được tham gia hỏi cung ngay sau khi khởi tố bị can, được ĐTV thông báo trước sơ bộ về nội dung vụ án. Ngoài ra, đội ngũ luật sư trên toàn quốc không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, đã từng bước khẳng định rõ vai trò của mình trong xã hội, vị thế của luật sư ngày càng được nâng cao; hoạt động bào chữa của các trợ giúp viên pháp lý ngày càng tăng lên về
số lượng và đảm bảo về chất lượng và hiệu quả, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tiếp cận công lý, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn áp dụng về quyền của NBC đối với người bị bắt, bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam trong giai đoạn điều tra VAHS cũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Trong quá trình thực hiện luận văn, bên cạnh những vướng mắc từ thực tiễn hành nghề của bản thân tác giả kết hợp với những khảo sát từ đồng nghiệp và các tài liệu tham khảo khác, tác giả đã tập trung phân tích từng vấn đề còn mâu thuẫn, hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về quyền gặp, hỏi của NBC đối với người bị bắt, bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam trong giai đoạn điều tra VAHS. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các đề xuất, kiến nghị liên quan đến việc nâng cao địa vị pháp lý của NBC, chất lượng và đạo đức của luật sư nhằm xây dựng mối quan hệ phối hợp tốt đẹp giữa NBC với các cơ quan THTT và những người có thẩm quyền THTT, củng cố vị thế và phát huy hơn nữa vai trò, chức năng của NBC trong quá trình tham gia giải quyết VAHS. Đặc biệt, tạo cơ chế bảo đảm quyền của NBC trong giai đoạn điều tra VAHS được áp dụng và thực thi có hiệu quả trong thực tiễn, đảm bảo NBC được thực hiện các quyền của mình một cách công bằng, phù hợp với chức năng của bên “gỡ tội”. Từ đó, góp phần thay đổi nhận thức của người dân và xã hội về đúng với bản chất và sứ mệnh của NBC nói chung và luật sư nói riêng rằng việc tham gia tố tụng của NBC ở giai đoạn điều tra
không những đảm bảo quyền lợi cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can mà còn giúp các cơ quan THTT phát hiện, sữa chữa thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và hạn chế oan sai, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 1946;
2. Hiến pháp năm 1980;
3. Hiến pháp năm 2013;
4. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
5. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Luật số
12/2017/QH14) ngày 20/6/2017;
6. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (Luật số 7/LCT/HĐNN8) ngày
28/6/1988;
7. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Luật số 19/2003/QH11) ngày 26/11/2003;
8. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Luật số 101/2015/QH13) ngày 27/11/2015;
9. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 (Luật số 94/2015/QH13) ngày 25/11/2015;
10. Luật luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012 (Luật số
20/2012/QH13) ngày 20/11/2012;
11. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (Luật số 11/2017/QH14) ngày 20/6/2017;
12. Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 (số 2A-LCT/HĐNN8) ngày 18/12/1987;
13. Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-
BQP ngày 01/02/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
14. Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-
VKSNDTC ngày 23/01/2018 quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
15. Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 của Bộ Công an về quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện các quy
định của Bộ luật tố tụng hình sựnăm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tốgiác, người bị kiến nghị khởi tố;
16. Sắc lệnh 46/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa;
17. Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020;
18. Quyết định số 2174/QĐ-UBND ngày 23/11/2010 của UBND tỉnh An Giang về phê duyệt đề án “Phát triển tổ chức hành nghề luật sư từ năm 2010 đến
năm 2020” trên địa bàn tỉnh An Giang.
B. Tài liệu tham khảo
19. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp (2014), Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ngày 12/3/2014;
20. Phạm Thanh Bình, Nguyễn Mai Bộ, Lê Văn Thư, Nguyễn Ngọc Hà, Trần Văn Luyện, Phạm Thị Thu, Đỗ Thị Phượng, Nguyễn Cao Hùng (2018), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Nhà xuất bản Công an nhân dân;
21. Cao Thị Ngọc Hà, Hoàn thiện pháp luật về chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, Số 02/2019;
22. Phan Trung Hoài (2016), Những điểm mới về chếđịnh bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sựnăm 2015, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia;
23. Hồ sơ vụ án “Mua bán trái phép chất ma túy”, bị can Nguyễn Hữu Duyên;
24. Hồsơ đăng ký bào chữa cho bịcan Lê Lâm Trường trong vụán “Giết
người, Cướp tài sản” xảy ra tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang;
25. Nguyễn Thành Lợi (2019), Hỏi cung bị can theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đại học Luật TPHCM;
26. Nguyễn Thanh Mai, Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự, Tạp chí Nghề
luật, Số 03/2019;
27. Phạm Thị Ngọc Thu (2018), Chức năng bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự,Đại học Luật TPHCM;
28. Nguyễn Văn Út (2019), Quyền gặp, hỏi người bị buộc tội của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Đại học Luật TPHCM;
29. Nguyễn Tất Viễn (2019), Các nguyên tắc hiến định trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp;
Tài liệu từ Internet
30. Bích Lan-Bùi Hùng, Thứtrưởng Bộ Công an báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, nguồn: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin- hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=48273,truy cập ngày 04/10/2021;
31. Hội nghị tổng kết tổ chức hoạt động năm 2020 và phương hướng hoạt
động năm 2021, nguồn:
https://www.liendoanluatsu.org.vn/post/h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B- t%E1%BB%95ng-k%E1%BA%BFt-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-
ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-n%C4%83m-2020-v%C3%A0- ph%C6%B0%C6%A1ng-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-ho%E1%BA%A1t- %C4%91%E1%BB%99ng-n%C4%83m-2021, truy cập ngày 27/9/2021;
32. Thanh Hà, Trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự và vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng hình sự, nguồn: https://tgpl.moj.gov.vn/Pages/hoi-nhap- phat-trien.aspx?ItemID=80&l=NghiencuuveTGPL, truy cập ngày 06/10/2021;
33. Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỳ 2016-2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các Tòa án, nguồn: https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-dieu-
hanh?dDocName=TAND155594, truy cập ngày 04/10/2021;
34. Di Lâm, Luật quy định rõ nhưng vẫn bị làm khó, nguồn: https://nld.com.vn/phap-luat/luat-quy-dinh-ro-nhung-van-bi-lam-kho-
2018103121262041.htm, truy cập ngày 01/10/2021;
35. Mai Chi, Luật sư còn gặp khó khăn khi làm việc với bị can, bị cáo đang bị tạm giam, nguồn: https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/chi-tiet-tim-kiem/- /asset_publisher/kyB8zPQFRdzV/content/luat-su-con-gap-kho-khan-khi-lam-viec- voi-bi-can-bi-cao-ang-bi-tam-giam, truy cập ngày 01/10/2021;
36. Phan Trung Hoài, Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, nguồn: https://coquandieutravkstc.gov.vn/quyen- gap-lam-viec-cua-luat-su-voi-nguoi-bi-tam-giu-tam-giam-trong-giai-doan-dieu- tra/, truy cập ngày 02/4/2021;
37. Nguyễn Quyết Thắng, Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, nguồn: http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/208298/Quyen-bao-chua- trong-to-tung-hinh-su-Cong-hoa-Lien-bang-duc.html, truy cập ngày 31/3/2021;
38. Phan Trung Hoài, Một số cảm nhận khi tham gia tố tụng vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AGV, nguồn https://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/202001/mot-so- cam-nhan-khi-tham-gia-to-tung-vu-an-mobifone-mua-95-co-phan-avg-307503/,